Đồng tiền mạnh và đồng tiền yếu, cái nào có lợi nhiều hơn cho quốc gia?

Đồng tiền mạnh và đồng tiền yếu, cái nào có lợi nhiều hơn cho quốc gia?

Đồng tiền mạnh và đồng tiền yếu, cái nào có lợi nhiều hơn cho quốc gia?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Quốc gia nào có đồng tiền mạnh thì mặc nhiên là cường quốc và hưởng nhiều lợi thế về kinh tế, thương mại lẫn chính trị. Tuy nhiên, một đồng tiền mạnh - yếu đều có sự hay của riêng nó, nếu luôn tốt thì không có quốc gia nào đề ra chính sách phá giá tiền tệ rồi.

Đồng tiền mạnh thường là các đồng tiền như EUR, USD, GBP và chúng ta đều thấy Ngân hàng Trung ương vẫn phải điều tiết các chính sách tiền tệ liên tục để đảm bảo có lợi cho nền kinh tế.

Trong bài này mình sẽ đi qua các mặt lợi của đồng tiền mạnh và mặt hại của nó (nghĩa là mặt lợi khi có đồng tiền yếu) cũng như tác động của nó lên quốc gia chính chủ.

[B]Lợi ích khi giá trị đồng tiền cao:[/B]


  • Nhập khẩu rẻ hơn do 1 đồng nước mình đổi được nhiều đồng nước khác - và vì vậy, tạo ra thu nhập thực cao hơn
  • Dịch vụ cho vay nợ trên nguồn vốn ngắn hạn rẻ hơn
    • Các nước nhỏ/nghèo - hoặc các ngân hàng/tổ chức trong nước đó - thông thường phải đi vay tiền từ các nước khác để phát triển
  • Đầu vào công nghiệp rẻ hơn (nguyên vật liệu, linh kiện, nhân công lao động..)
    • Phần lớn các linh kiện, nguyên vật liệu của ngành công nghiệp sản xuất được mua hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu đồng tiền giá trị cao thì các một khoảng tiền chi ra sẽ mua được nhiều thứ hơn so với các nước có đồng tiền yếu.
  • Dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh thâm hụt ngân sách hiện hành - từ đó giúp cho tiêu dùng quốc nội (kể cả mảng tư nhân và nhà nước) tăng vượt so với tổng sản lượng (điều này tốt cho ngành công nghiệp trong nước)
Tuy nhiên, đồng tiền yếu cũng có những lợi ích của nó, và chúng ta hãy hiểu rằng lợi ích của hai đồng tiền này đối nghịch nhau. Nghĩa là nếu đồng tiền yếu có các lợi ích này thì đồng nghĩa đồng tiền mạnh sẽ mất đi các lợi ích đó, hoặc thậm chí chuyển sang mặt hại.

[B]Lợi ích khi có đồng tiền giá trị thấp:[/B]


  • Xuất khẩu rẻ hơn
    • Có thể (chứ không đảm bảo chắc chắn) thúc đẩy tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia
  • Giá trị nội tệ của đồng tiền đối với các tài sản có mệnh giá nước ngoài.
    • Ví dụ, đồng Peso của Mexico bị mất giá, và mình là một người Mexio đang giữ một tài sản nào đó được định giá bằng USD, thì tài sản đó bây giờ có giá trị Peso cao hơn.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho thặng dư tài khoản vãng lai
    • Cho phép tích lũy tài sản nước ngoài, và giúp bảo vệ đất nước khỏi khủng hoảng tiền tệ do sự tích lũy của dự trữ ngoại hối đó.
Vì vậy, đồng tiền mạnh hay yếu không phải là một cái gì đó xấu hay tốt. Cả hai đều có ưu và nhược điểm. Tùy thuộc vào đặc điểm và tình trạng nền kinh tế của một quốc gia mà các Ngân hàng Trung ương sẽ điều chỉnh sức mạnh của đồng tiền cho phù hợp. Vậy các quốc gia nào có xu hướng giữ đồng tiền yếu/mạnh?

[B]Các quốc gia thường có đồng tiền mạnh:[/B]


  • Lãnh đạo chính trị dễ thay đổi (nhiều biến động chính trị)
    • Bằng cách tăng tỉ giá đồng tiền và tăng thu nhập thực tế của các thành phần trong nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách mang lại lợi ích ngắn hạn cho cử tri - giúp họ giữ được quyền lực
  • Ngành sản xuất chú trọng vào nhập khẩu để tạo ra sản phẩm tiêu dùng nội địa
    • Đồng tiền tăng giá không ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng (vì thực chất nó không hẳn làm giảm xuất khẩu mà chỉ làm sản phẩm nhập khẩu rẻ hơn)
  • Ngành tài chính đang cho vay nhiều khoản nợ nước ngoài
    • Tận dụng lợi thế về tỷ giá tiền tệ để giảm nợ tiền tệ trong nước, củng cố bảng cân đối thu chi quốc gia và phát triển ngành tài chính - ngân hàng.
  • Các quốc gia không bị hạn chế vận động tài chính và lao động
    • Các quốc gia có nguồn lao động mạnh và khu vực tài chính thường đẩy mạnh tỷ giá hối đoái để tăng thu nhập thực và tăng cường cán cân thương mại.

[B]Các quốc gia thường có đồng tiền yếu[/B]


  • Các quốc gia hay lo lắng về khủng hoảng tiền tệ
    • Các đồng tiền yếu sẽ giảm rủi ro khủng hoảng tiền tệ
  • Ngành sản xuất mua các linh kiện vật liệu đầu vào trong nước, sau đó bán ra nước ngoài (như Việt Nam)
    • Việc mất giá tiền tệ giúp giá cả hàng hóa rẻ hơn đối với người nước ngoài và không phải tăng chi phí sản xuất.
  • Các nước kiểm soát áp lực tiêu dùng để tăng ngân sách và tăng thị phần vốn công
  • Các nước kiểm soát áp lực lao động và ngành tài chính
    • Lao động và ngành tài chính là các nhóm ngành thiên về tỷ giá cao (do những ngành này sẽ hưởng lợi khi tỷ giá đồng tiền cao) và nếu nhóm này bị kiềm chế, nhóm lợi ích của ngành sản xuất sẽ thắng thế và chúng ta thấy tỷ giá bị định giá thấp.
Nguồn: Quora
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Đọc bài này nhớ lại hồi xưa học môn Kinh Doanh Quốc Tế, có bà cô dạy rõ đẹp.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 111 Xem / 5 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,344 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 244 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,095 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,298 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 359 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên