Dữ liệu ISM là gì và cách chúng ta có thể sử dụng chúng trong các giao dịch thực tế

Dữ liệu ISM là gì và cách chúng ta có thể sử dụng chúng trong các giao dịch thực tế

Dữ liệu ISM là gì và cách chúng ta có thể sử dụng chúng trong các giao dịch thực tế

namthang

Editor
Trial mod
3,038
16,167
Chỉ số sản xuất ISM đóng vai trò rất quan trọng trong giao dịch ngoại hối, khi dữ liệu ISM ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ trên toàn cầu. Do đó, các chỉ số sản xuất, xây dựng và dịch vụ của ISM có thể cung cấp cơ hội giao dịch cho các nhà giao dịch ngoại hối , trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về dữ liệu này và cách chuẩn bị cho việc giao dịch với nó. Dưới đây là nội dung chính của bài viết:
  • ISM là gì?
  • Cách ISM tác động đến tiền tệ
  • Cách các nhà giao dịch ngoại hối sử dụng dữ liệu ISM

ISM LÀ GÌ?


Chỉ số của Viện Quản lý Cung ứng (ISM) là một chỉ số đo lường hoạt động kinh tế từ cả phía sản xuất lẫn dịch vụ. Các bản phát hành dữ liệu ISM hàng tháng cung cấp cho chúng ta những thông tin chính liên quan đến những sự thay đổi trong mức sản xuất.

ISM được thành lập năm 1915 và là viện quản lý cung ứng đầu tiên trên thế giới với số lượng thành viên có mặt tại 300 quốc gia. Các dữ liệu được thu thập từ các thành viên là các nhà quản lý thu mua trong lĩnh vực sản xuất đồng nghĩa với việc ISM là một hướng dẫn đáng tin cậy thể hiện hoạt động kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của một quốc gia thường được quyết định bởi chuỗi cung ứng của nó, do đó, các bản tin kinh tế về PMI sản xuất và phi sản xuất hàng tháng của ISM được các nhà giao dịch ngoại hối trên khắp thế giới dõi theo một cách cẩn thận.


KHẢO SÁT ISM


Hàng tháng, ISM gửi qua bưu điện bảng câu hỏi khảo sát đến khoảng 400 công ty với các nhà quản lý thu mua trong các lĩnh vực phi sản xuất từ 60 ngành nghề, bao gồm: nông nghiệp, khai khoáng, xây dựng, vận tải, viễn thông, thương mại bán sỉ và bán lẻ,...

Những người quản lý thu mua của các công ty được hỏi để xác định xem liệu các hoạt động sản xuất đang như thế nào (tăng, giảm, hoặc không thay đổi):
  1. Đơn hàng mới: Các đơn hàng mới mua bởi các đại lý.
  2. Sản lượng: Số lượng hàng hóa được sản xuất.
  3. Việc làm: tình trạng thuê nhân công trong công ty.
  4. Nguồn cung: Tốc độ cung cấp hàng của nhà cung cấp.
  5. Dự trữ: Tỉ lệ thanh toán hàng dự trữ của nhà sản xuất.
  6. Dự trữ của khách hàng: Các đại lý phỏng đoán mức độ dự trữ của khách hàng của họ.
  7. Giá hàng hóa: Giá nhà sản xuẩt trả cho nhà cung cấp.
  8. Đơn hàng tồn đọng: Các đơn hàng chưa được thực hiện.
  9. Đơn hàng xuất khẩu mới: Tỷ lệ đơn hàng mới từ các quốc gia khác.
  10. Nhập khẩu: Các nguyên liệu mà các đại lý mua từ các quốc gia khác.
Bản thân chỉ số ISM được sưu tập dựa trên các câu trả lời cho 5 câu hỏi đầu tiên trong bảng câu hỏi. Chúng lần lượt chiếm tỉ trọng như sau: đơn hàng (30%), sản lượng sản xuất (25%), việc làm (20%), nguồn cung (15%), và dự trữ (10%). Năm câu hỏi cuối thì cung cấp thêm các tin tức cho thấy các hoạt động sản xuất đang được tiến hành như thế nào.

ISM TÁC ĐỘNG TIỀN TỆ NHƯ THẾ NÀO?


PMI sản xuất và phi sản xuất là động lực lớn của thị trường. Khi các báo cáo này được phát hành vào lúc 10:30 sáng ET (Khoảng 21:00 giờ Việt Nam), tiền tệ có thể trở nên rất biến động. Vì các bản phát hành kinh tế này dựa trên dữ liệu lịch sử của tháng trước được thu thập trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành, các nhà giao dịch Forex có thể xác định liệu nền kinh tế Mỹ đang mở rộng hay co hẹp – giống như dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp (NFP).

Tiền tệ phản ứng với thông tin này vì nó đại diện cho thước đo sức khỏe kinh tế Hoa Kỳ. Các chỉ số ISM có mức trung bình là 50. Nếu ISM > 50 thì nó là dấu hiệu tốt, cho thấy ngành sản xuất vẫn đang mở rộng. ISM < 50 thì nền kinh tế không tốt, nó thể hiện sự co hẹp của ngành sản xuất.

Tiền tệ phản ứng với thông tin này vì nó đại diện cho thước đo sức khỏe kinh tế Hoa Kỳ (xem hình ảnh bên dưới).

1.png

CÁC NHÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI SỬ DỤNG DỮ LIỆU ISM NHƯ THẾ NÀO ?


Các nhà giao dịch ngoại hối sẽ so sánh con số dữ liệu ISM của tháng trước với con số dự báo mà các nhà kinh tế đã công bố. Nếu số PMI được phát hành tốt hơn số trước đó và cao hơn số dự báo, đồng đô la Mỹ có xu hướng tăng. Đây là lúc mà phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật có thể kết hợp với nhau để tạo ra một thiết lập giao dịch.

2.png

EUR/USD giảm do kết quả của dữ liệu tốt hơn dự kiến

Trong ví dụ trên, hãy chú ý khi tin tức về PMI được công bố (tăng cao hơn so với tháng trước ở mức 54,9). PMI tốt hơn mong đợi đã kích hoạt một sự gia tăng của đồng đô la Mỹ so với đồng Euro. Khi một bản tin kinh tế được công bố và đánh bại kỳ vọng, những bước giá mạnh mẽ có thể xảy ra. Trong trường hợp này, EUR/USD đã giảm 150 pip trong vài giờ.

Eurozone vốn là một thị trường có tính thanh khoản lớn có thể hấp thụ những làn sóng vốn khổng lồ tìm nơi ẩn náu từ Mỹ. Chỉ số ISM phi sản xuất yếu của Mỹ thường dẫn đến việc bán tháo đồng đô la và mua vào cho đồng Euro (Để đầu tư vào thị trường châu Âu). Một kịch bản khác là khi con số được phát hành phù hợp với dự báo hoặc không có gì thay đổi so với tháng trước, thì đồng đô la Mỹ có thể sẽ không có bất kỳ phản ứng gì.

Nói tóm lại, dữ liệu PMI ISM > 50 cho thấy nền kinh tế đang mở rộng và khỏe mạnh. Ngược lại, một con số <50 cho thấy nền kinh tế yếu và có thể đang co hẹp. Con số này quan trọng đến mức nếu PMI < 50 trong hai tháng liên tiếp, nền kinh tế sẽ được xem là chuẩn bị rơi vào giai đoạn suy thoái.

Các dữ liệu PMI cũng được cung cấp cho các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Euro được thu thập bởi Tập đoàn Markit trong khi PMI khu vực và quốc gia của Hoa Kỳ được ISM thu thập. Như bạn có thể thấy, các nhà giao dịch có lý do chính đáng để đặc biệt chú ý đến các bản phát hành quan trọng từ chỉ số sản xuất ISM.

Nguồn: DailyFX
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 808 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,095 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 284 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,909 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,455 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên