Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường

Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường

Ed Seykota: 18 bài học thấm thía từ một phù thuỷ thị trường

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,529
Ed Seykota là 1 trong những nhà giao dịch theo xu hướng giỏi nhất mọi thời đại.

Theo Michael Covel, trong cuốn sách “Đi Theo xu hướng”, Ed Seykota đã biến số vốn 5,000 đô thành 15 triệu đô chỉ trong 12 năm. Đạt tỷ suất sinh lợi 250,000%, đánh máy không sai đâu anh em.

Với kỷ lục bá đạo như vậy, chắc chắn Ed Seykota có những bài học để đời mà chúng ta có thể học theo. Hôm nay, trong bài viết này, mình sẽ đúc kết lại 18 bài học giá trị nhất của Ed Seykota bao gồm vài nhận định và đánh giá. Đây là phần đầu của bài viết với 6 bài học đầu tiên. Mình tin rằng những bài học này sẽ mang lại cho anh em nhiều điều bổ ích, mà phải tốn bao nhiêu xương máu mới học được.

ed-seykota-traderviet3.jpg

Ed Seykota: 3 thứ quan trọng nhất đối với tôi: 1) xu hướng dài hạn 2) mẫu hình giá hiện tại và 3) điểm vào tốt để buy hoặc sell


Chúng ta không bấm chuột vào Buy chỉ vì phát hiện 1 cây hammer hay vài chỉ báo nào đó đang bị quá bán. Những thứ đó không nói cho chúng ta biết thị trường đang thực sự làm gì.
Thay vào đó, hãy tự hỏi:
  1. Xu hướng dài hạn là gì
  2. Có mẫu hình giá nào đang hình thành không?
  3. Đâu là các vùng giá có thể vào lệnh?
  4. Phe nào đang thắng thế, Bò hay Gấu?
Đối với mình, mình thích giao dịch các mẫu hình tiếp diễn xu hướng, vì chúng cho thấy sức mạnh và khả năng chiến thắng cao hơn là các mẫu hình đảo chiều. Ví dụ #tam giác tăng trong xu hướng tăng:

ed-seykota-traderviet1.png

Hay cờ tăng trong xu hướng tăng:

ed-seykota-traderviet4.png

Ed Seykota: Tôi đặt lệnh dừng lỗ ngay khi vào lệnh. Tôi thường dịch các stop loss để khoá lợi nhuận khi xu hướng tiếp tục


Đây là 1 chiêu thức khá quen thuộc đối với nhiều Trader giao dịch theo xu hướng: trailing stop. Còn vụ đặt dừng lỗ vào tất cả các trade thì đương nhiên phải làm rồi không cần bàn cãi nữa.

Ed Seykota là 1 Trader theo xu hướng điển hình, nên ông luôn nhắm tới việc bắt được nguyên 1 con sóng dài thay vì ra vào thị trường liên tục, như vậy công cụ trailing stop sẽ được áp dụng rất nhiều.

ed-seykota-traderviet3.png

Ed Seykota: Thị trường sẽ giống như thời điểm cách đây 5 tới 10 năm trước bởi vì nó liên tục thay đổi, cũng như nó thay đổi tại thời điểm đó


Thị trường luôn thay đổi, từ biến động thấp đến biến động cao, từ khoảng tích luỹ đến xu hướng mạnh.

Điều này có nghĩa không có chiến lược nào hoạt động tốt mãi mãi. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ không quá phụ thuộc vào chiến lược hiện tại, và nên điều chỉnh khi nhận thấy nó không còn phù hợp với thị trường nữa.

Ed Seykota: Hãy để lệnh stop loss thực hiện nhiệm vụ của nó


Rất đơn giản, khi đã xác định một mức giá xác nhận rằng anh em đã sai, thì hãy vui vẻ nếu giá chạm vào mức đó. Hãy để stop loss thực hiện công việc của nó.

Và nhớ là đừng dời stop loss nữa nhé anh em.

Ed Seykota: Hãy đầu cơ với số vốn ít hơn 10% tổng tài sản của bạn. Và cược ít hơn hoặc bằng 1% số vốn đó trên mỗi lệnh. Việc này sẽ giữ biến động trong phần tài sản đầu cơ của bạn ít hơn


Anh em cảm thấy thế nào nếu đang giao dịch tài khoản 1 triệu đô?

Rất nhiều, phải không?

Nhưng nếu tài sản của anh em là 10 triệu đô, thì tài khoản đầu cơ 1 triệu đó có còn nhiều nữa không? Có lẽ là không.

ed-seykota-traderviet2.jpg

Và đây chính là điều mà Ed Seykota đang muốn nói. Hãy giao dịch với số tiền chiếm phần nhỏ tổng tài sản của bạn, và bạn sẽ cảm thấy không quá áp lực. Và áp lực không quá nhiều thì khả năng giao dịch cũng sẽ tốt hơn.

Ed Seykota: Lệ thuộc vào phân tích cơ bản cho thấy sự thiếu tự tin vào xu hướng


Nếu là 1 Trader giao dịch theo xu hướng, thứ duy nhất có giá trị chính là giá.

Tin đồn không có giá trị. Ý kiến không có ý nghĩa. Và phân tích cơ bản cũng không có ảnh hưởng. Vì sao?
  1. Các yếu tố cơ bản có thể đi ngược giá (cổ phiếu tăng khi có tin xấu)
  2. Khi tiếp cận được các yếu tố cơ bản, thường đã quá trễ để vào
  3. Rất khó để quản trị rủi ro dựa vào các yếu tố cơ bản (không xác định được mức giá cắt lỗ và khối lượng lệnh)
Anh em đón đọc các phần tiếp theo nhé!

Xem thêm:

>> Peter Brandt: Trader huyền thoại và một vài kinh nghiệm xương máu

>> Peter Brandt: Trader huyền thoại và một vài kinh nghiệm xương máu (phần 2)


Tham khảo tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
CẮT LỖ VÀ CẮT LỖ, HỌC MÃI VẪN CHƯA TỐT
 
Em kết nhất câu những thành phần của 1 lệnh giao dịch tốt là : (1) Cắt lỗ, ( 2) cắt lỗ và (3) cắt lỗ. Nếu làm được theo như quy tắc trên thì bạn sẽ có cơ hội.
 
1. TIME FEELING
Cảm nhận sai về thời gian.

2. CHART SCALE
Cảm nhận sai về biến động trên biểu đồ.

3. PRO TIMEFRAME
Khung thời gian thấp chỉ dành cho dân PRO.

4. QUY MÔ
Nghĩ rằng khoản tiền nhỏ bé của mình có thể cản được mũi tàu.

5. CƠ HỘI
Cơ hội nằm trong tương lai.
Ở trong quá khứ là sai lầm.
 
Ngoài cắt lỗ ra, còn phải gồng được lời nữa. Đối với mình trade tuyệt vời nhất khi gồng lời, mình nhận ra là nếu chốt lời quá sớm với risk: reward 1:1 hoặc nhỏ hơn thì không thể tồn tại lâu dài.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 10 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 317 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 266 Xem / 11 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,408 Xem / 53 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 431 Xem / 13 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên