Fed là gì? Vì sao Fed quyền lực?

Fed là gì? Vì sao Fed quyền lực?

Fed là gì? Vì sao Fed quyền lực?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,419
Xin chào cả nhà!

Hệ thống Dự trữ Liên bang được xem là ngân hàng trung ương của Mỹ. Đó là lý do khiến Fed trở thành người quyền lực nhất trong nền kinh tế Hoa Kỳ, cũng như trên thế giới. Fed phức tạp đến mức một số người coi đó là một "xã hội bí mật" kiểm soát tiền của thế giới. Họ đúng một phần, đúng ở chỗ các ngân hàng trung ương sẽ quản lý việc cung ứng tiền trên toàn cầu, nhưng thật sự chẳng có bí mật gì về họ cả.

Cấu trúc hệ thống Dự trữ Liên bang


Fed-la-gi-Vi-sao-Fed-quyen-luc-TraderViet1.jpeg

Để hiểu cách thức hoạt động của Fed, chúng ta phải biết về cấu trúc của nó. Hệ thống Dự trữ Liên bang có 3 thành phần:
  • Hội đồng thống đốc: Là bộ phận chỉ đạo chính sách tiền tệ, gồm 7 thành viên chịu trách nhiệm thiết lập lãi suất chiết khấu và yêu cầu dự trữ cho các ngân hàng thành viên. Các nhà kinh tế sẽ cung cấp tất cả các phân tích, bao gồm Beigh Book (bản báo cáo của Fed) hàng tháng và Báo cáo tiền tệ nửa năm đến Quốc hội.
  • Các ngân hàng Dự trữ Liên bang: Là bộ phận làm việc với hội đồng quản trị để giám sát các ngân hàng thương mại và để thực hiện chính sách.
  • Ủy ban Thị trường mở Liên bang: FOMC giám sát các hoạt động thị trường mở, bao gồm việc đặt mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang (fed funds rate). Bảy thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và bốn trong số 11 ngân hàng còn lại là thành viên của FOMC. FOMC sẽ họp 8 lần một năm.

Chức năng của Cục Dự trữ Liên bang là gì?


Cục Dự trữ Liên bang đảm nhiệm 4 chức năng. Chức năng quan trọng và hữu hình nhất là quản lý lạm phát và duy trì giá cả ổn định. Họ đạt mục tiêu lạm phát 2% là tỷ lệ lạm phát cốt lõi.

Thứ hai, Fed giám sát và điều tiết nhiều ngân hàng quốc gia để bảo vệ người tiêu dùng. Thứ ba, Fed duy trì sự ổn định của thị trường tài chính và hạn chế các cuộc khủng hoảng tiềm năng. Thứ tư, Fed cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng khác, cho chính phủ Hoa Kỳ và các ngân hàng nước ngoài.

Fed thực hiện các chức năng của mình bằng cách triển khai các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là tăng trưởng kinh tế lành mạnh, tức là theo đuổi tốc độ tăng trưởng GDP 2-3% và tối đa hoá việc làm với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên từ 4,7% đến 5,8%.

1. Quản lý lạm phát


Fed-la-gi-Vi-sao-Fed-quyen-luc-TraderViet2.jpg


Fed kiểm soát lạm phát bằng cách quản lý tín dụng - thành phần lớn nhất của cung tiền. Đây là lý do tại sao mọi người lại nói Fed in tiền. Fed sẽ kiểm duyệt lãi suất dài hạn thông qua các hoạt động thị trường mở và lãi suất quỹ liên bang.

Khi không có rủi ro lạm phát, Fed sẽ khiến tín dụng trở nên rẻ bằng cách hạ lãi suất. Điều này làm tăng thanh khoản và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, cuối cùng sẽ giảm tỷ lệ thất nghiệp. Fed giám sát lạm phát thông qua tỷ lệ lạm phát cốt lõi, được đo lường bằng Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (CPI).

Chính sách mở rộng sẽ làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn và tạo ra việc la,f. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhiều, nó sẽ kích hoạt lạm phát. Khi đó, Fed sẽ tăng lãi suất cho vay như là một phần của chính sách tiền tệ co thắt. Lãi suất cao khiến việc đi vay trở nên đắt đỏ hơn, các doanh nghiệp cũng ít có xu hướng tăng giá hơn.

Fed có nhiều công cụ quyền lực theo ý của mình. Fed đặt ra yêu cầu dự trữ cho các ngân hàng của quốc gia, cho biết bao nhiêu phần trăm tiền gửi mà họ phải thực sự có trong tay mỗi đêm. Phần còn lại có thể được cho vay.

Nếu một ngân hàng không có đủ tiền mặt vào cuối ngày, họ sẽ đi vay khoản tiền thiếu hụt từ các ngân hàng khác. Các khoản tiền họ vay còn được biết đến là "fed funds". Các ngân hàng sẽ dùng "fed funds rate" (lãi suất quỹ liên bang) để tính cho các khoản nợ này.

FOMC đặt mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang tại các cuộc họp hàng tháng của mình. Để giữ cho lãi suất gần mức mục tiêu, Fed sẽ sử dụng các hoạt động thị trường mở để mua hoặc bán trái phiếu từ các ngân hàng thành viên của mình. Điều này sẽ tạo ra tín dụng ngoài luồng và có tác dụng tương tự như in tiền. Nó sẽ giúp thêm vào dự trữ mà các ngân hàng có thể cho vay và dẫn đến việc hạ lãi suất cho vay. Kiến thức về lãi suất quỹ liên bang hiện hành là rất quan trọng vì lãi suất này là một mức chuẩn benchmark trong thị trường tài chính.

2. Giám sát hệ thống ngân hàng


Fed-la-gi-Vi-sao-Fed-quyen-luc-TraderViet3.png


Fed giám sát khoảng 5.000 công ty nắm giữ, 850 thành viên ngân hàng nhà nước của Hệ thống Ngân hàng Dự trữ Liên bang và bất kỳ ngân hàng nước ngoài nào hoạt động tại Hệ thông Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại Hoa Kỳ - một mạng lưới gồm 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang vừa giám sát và phục vụ như ngân hàng cho tất cả các ngân hàng thương mại trong khu vực.

12 ngân hàng được đặt tại Boston, New York, Philadelphia, Cleveland, Richmond, Atlanta, Chicago, St. Louis, Minneapolis, Kansas City, Dallas và San Francisco. Ngân hàng Dự trữ phục vụ như một Kho bạc của Hoa Kỳ bằng cách xử lý các khoản thanh toán, bán trái phiếu của chính phủ và hỗ trợ các hoạt động đầu tư, quản lý tiền mặt. Các ngân hàng dự trữ cũng tiến hành những nghiên cứu có giá trị về các vấn đề kinh tế.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Đạo luật Cải cách Phố Wall của Dodd-Frank đã củng cố quyền lực của Fed đối với các ngân hàng. Dodd-Frank cho biết nếu bất kỳ ngân hàng nào rơi vào tình trạng "too big to fail" (quá lớn để sụp đổ), thì nó có thể được chuyển sang giám sát của Cục Dự trữ Liên bang và yêu cầu phải có một khoản dự trữ lớn hơn để bảo vệ trước thua lỗ.

Trên thực tế, Fed đã được giao nhiệm vụ giám sát "các tổ chức quan trọng một cách có hệ thống" và năm 2015, họ đã tạo ra Ủy ban Điều phối Giám sát Tổ chức lớn. Ủy ban này quản lý 16 ngân hàng lớn nhất và quan trọng nhất là chịu trách nhiệm về việc kiểm tra stress của 31 ngân hàng. Các bài test này xác định xem liệu các ngân hàng có đủ vốn để tiếp tục cho vay ngay cả khi hệ thống sụp đổ.

Luật Tăng trưởng Kinh tế, Cứu trợ theo quy định, và Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng đã khôi phục một số quy tắc cho các ngân hàng nhỏ. Fed không thể chỉ định các ngân hàng này là thuộc loại "too big to fail" và do đó, họ không cần phải giữ nhiều tài sản để dự phòng trước khủng hoảng tiền mặt.

3. Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính


Cục Dự trữ Liên bang đã hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính để ngăn chặn sự sụp đổ tài chính toàn cầu trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Họ đã tạo ra nhiều công cụ mới, bao gồm Term Auction Facility (chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn), Money Market Investor Funding Facility (chương trình tài trợ cho nhà đầu tư thị trường tiền tệ) và Quantiative Easing (chương trình nới lỏng định lượng).

4. Cung cấp dịch vụ ngân hàng


Khi Fed mua Trái phiếu Kho bạc từ chính phủ liên bang thì tức là họ đang phát hành tiền từ các khoản vay. Fed tạo ra tiền bằng số tiền mà họ sử dụng để mua Trái phiếu Kho bạc, giúp nguồn cung tiền gia tăng. Trong 10 năm qua, Fed đã mua được 4 nghìn tỷ đô la Trái phiếu Kho bạc.

Fed-la-gi-Vi-sao-Fed-quyen-luc-TraderViet4.jpg

Fed được gọi là "ngân hàng của các ngân hàng". Bởi lẽ, mỗi ngân hàng dự trữ đều phải lưu trữ tiền, thực hiện các khoản vay cho các thành viên của mình để đáp ứng các yêu cầu dự trữ của họ khi cần thiết. Các khoản vay này được thực hiện thông qua "discount window" và được tính theo mức lãi suất chiết khấu, một mục tiêu trong cuộc họp của FOMC. Lãi suất này thấp hơn lãi suất quỹ liên bang và Libor (lãi suất thả nổi). Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng thường tránh sử dụng "discount window" vì họ không thể vay vốn từ các ngân hàng khác. Đó là lý do tại sao Fed được gọi là người cho vay cuối cùng.

Vậy Fed ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?


Cục Dự trữ Liên bang là nơi để chúng ta tìm ra manh mối về cách thức nền kinh tế hoạt động, cũng như những gì FOMC và Hội đồng Thống đốc dự định thực hiện. Fed ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, trái phiếu và lãi suất cho vay trên thị trường. Bằng cách ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách trực tiếp, Fed cũng gián tiếp ảnh hưởng đến giá trị ngôi nhà và thậm chí là cơ hội bị sa thải hay về hưu của bạn luôn đấy!

Bạn đã thấy Fed đủ quyền lực chưa nào?

Nguồn: thebalance
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

:):) Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,871 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 867 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,680 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 339 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 170 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 241 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,501 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên