Flash Crash là gì và kẻ nào đứng sau những vụ Flash Crash chết người này?!

Flash Crash là gì và kẻ nào đứng sau những vụ Flash Crash chết người này?!

Flash Crash là gì và kẻ nào đứng sau những vụ Flash Crash chết người này?!

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,291
Nếu hỏi điều gì khiến trader sợ nhất khi giao dịch thì đó hẳn là “ Thiên nga đen” (hay Black swan) sức tàn phá của những sự kiện này trên thị trường tài chính thật sự kinh khủng, để hình dung nó như thế nào thì hãy nhìn lại sự kiện Thiên nga đen trên đồng CHF và năm 2015.

4.png

Những sự kiện như trên thường rất hiếm khi xảy ra, đôi khi sự nghiệp trading của một trader có thể hoàn toàn không gặp lần nào (vì cơ bản là trader bỏ nghề khá nhanh :D).

Tuy nhiên, xếp sau sự kiện thiên nga đen thì vẫn còn một sự kiện khác cũng ám ảnh các trader, đó chính là flash crash. Tương tự như “black swan”, flash crash là những đợt biến động giá mạnh cực mạnh trong một khoảng thời gian rất ngắn, thường nó chỉ kéo dài trong vài giây đến vài phút, mức độ thì nhẹ hơn black swan và tần suất xuất hiện cũng nhiều hơn, khoảng một vài lần trong năm.

Vậy nguyên nhân các đợt flash crash là gì?


Có nhiều nguyên nhân gây ra flash crash, và với việc tích hợp các hệ thống giao dịch điện tử ngày càng nhiều, flash crash càng dễ xảy ra khi xuất hiện trục trặc. Dưới đây là 3 nguyên nhân chính:

1/ “Fat finger” (hay ngón tay to) – Lỗi con người
Hẳn là bạn đã từng gõ nhầm phím rồi đúng không, và đó chính là lỗi màng tên “fat finger” xuất phát từ các nhà giao dịch (thường là thuộc các tổ chức lớn).

Ví dụ, một bank trader muốn thực hiện lệnh giao dịch bán 1,000 lot USDJPY nhưng lại gõ nhầm thêm một con số “0”, và khi này khối lượng bán lên đến “10,000” lot, một sự khác biệt đáng kể. Nhưng không dừng lại ở đó, với khối lượng bán lớn và đột ngột như vậy, giá sẽ có những chuyển động đáng kể, từ đó kích hoạt các lệnh bán/ đóng các vị thế của các tổ chức khác, giống như một sự cộng hưởng, giá sau đó bị giảm mạnh.

9.jpg

Khi giảm đến một mức nào đó, giá trở nên “quá rẻ” và sẽ kích hoạt hàng loạt các lệnh mua, gây ra sự phục hồi mạnh, hoàn tất flash crash.

2/ Giao dịch cao tần
Giao dịch cao tần ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường tài chính và các lỗi gây ra bởi loại hình này cũng càng trở nên phổ biến hơn.

Nếu có gì đó không ổn hoặc gặp lỗi thì các hệ thống này có thể bán tháo các vị thế trên thị trường một cách cực kỳ nhanh chóng khiến giá biến động mạnh.

3/ Hệ thống máy tính hoặc phần mềm gặp lỗi
Cũng giống như các hệ thống giao dịch cao tần, nếu xuất hiện lỗi trên hệ thống giao dịch/ phần mềm của các tổ chức lớn thì cũng có thể gây ra flash crash. Tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm khi xảy ra.

Các vụ Flash crash nghiêm trọng điển hình


Flash crash của Dow Jones năm 2010
Vào ngày 6/5/2010, chỉ số Dow Jones đã bị mất hơn 1,000 điểm trong vài phút, mặc dù phần lớn thiệt hại đã được khắc phục vào cuối ngày nhưng ban đầu, hơn một nghìn tỷ đô đã bị xóa khỏi thị trường.

2.png

Nguyên nhân của vụ flash crash này là do một nhà giao dịch tương lai tên Navinder Sarao đã cố gắng đánh lừa thị trường bằng cách thực hiện các vị thế mua/bán chóng vánh các hợp đồng tương lai thông qua CME - Chicago Mercantile Exchange.

Flash crash của SP500 năm 2015
Vào ngày 24/8/2015, SP500 mở cửa và mất đi 5% chỉ trong vòng 15 phút.

Cũng như nhiều cú flash crash khác, những khoản lỗ khổng lồ này đã được khôi phục gần hết trong phiên giao dịch, nhưng đáng ngạc nhiên là vào cuối phiên, giá bán lại giảm xuống một lần nữa để kết thúc với mức giảm 3.6%.

5.jpg

Nguyên nhân đợt flash crash này được cho là đến từ sự bán tháo tại các thị trường khác.

Vào đầu tuần (trước khi thị trường Mỹ mở cửa), Shanghai Composite của Trung Quốc đã trải qua một cú trượt 8.5%. Chính điều này đã thúc đẩy tâm lý bán tháo ở Mỹ, rất nhiều trader đã hủy lệnh mua và thay vào đó bằng các lệnh bán khiến giá giảm mạnh.

Flash crash của JPY năm 2019
Vào tháng 1/2019, USDJPY đã trải qua đợt flash crash với khoảng 4% giá trị bị mất chỉ trong tíc tắc.

3.png

AUD cũng đã mất hơn 3% giá trị so với Usd và giảm mạnh so với JPY. Khác với chứng khoán, mức biến động 3-4% trên đồng tiền thuộc nhóm G10 như AUD, JPY là cực kỳ nghiêm trọng.

Sau sự cố, giá đã điều chỉnh để lấy lại khoản lỗ và mở đầu một đợt tăng giá mới.

Nguyên nhân đợt Flash crash này được cho là do Apple. Cụ thể, họ đã giảm dự báo doanh thu khiến thị trường chứng khoán giảm, các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn nhưng lại đúng vào thời điểm Nhật đang nghỉ lễ nên thanh khoản cực kém và tạo nên cú flash crash.

Tham khảo: Forexschoolonline
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên