Giải thích Lý thuyết tiền tệ hiện đại qua một câu chuyện (MMT - Modern monetary theory)

Giải thích Lý thuyết tiền tệ hiện đại qua một câu chuyện (MMT - Modern monetary theory)

Giải thích Lý thuyết tiền tệ hiện đại qua một câu chuyện (MMT - Modern monetary theory)

Nick Halden

Active Member
923
1,483
Corona virus dường như bóc trần một sự thật hiển nhiên ẩn dưới cái nhìn thiếu sót của công chúng về hệ thống tiền tệ hiện đại. Các ngân hàng tw, các chính phủ đã thực hiện những chính sách "chưa từng có tiền lệ", nhưng theo các MMTers, việc này không có gì mới lạ.

Câu chuyện:

Một buổi tối, bố mẹ những đứa trẻ gọi chúng lại và bảo:
- Mấy đứa nghe đây, từ nay các con làm mỗi việc nhà, sẽ được thưởng 1 phiếu bé ngoan.

Mấy đứa trẻ rất háo hức. Nhưng sau chỉ vài ngày, chúng nhận ra mấy cái phiếu bé ngoan, ngoài những hình ảnh ngộ nghĩnh ra thì chẳng có tác dụng gì với chúng. Mấy tờ giấy vô dụng đó chẳng đáng để chúng phải mất công dọn dẹp, cho mèo ăn hay rửa bát chén.

Sau khi bàn bạc với nhau, bố mẹ đều nhất trí rằng: "Nếu cuối tháng, mỗi người các con không nộp đủ 100 phiếu bé ngoan, thì sẽ gặp rắc rối lớn đấy!".

Tất nhiên không đứa trẻ nào muốn gặp rắc rối cả. Chúng không muốn bị cấm ra khỏi nhà chơi trong những ngày nghỉ, chúng muốn xem chương trình tivi yêu thích và ăn bánh kem mỗi sáng. Ngay lập tức, chúng bắt tay vào việc và đúng như kế hoạch, sau tuần đầu tiên chúng kiếm được hơn 3 chục tấm phiếu từ bố mẹ mình.

Lại nói về phiếu bé ngoan, đó là những mẩu giấy nhỏ có in hình động vật ngộ nghĩnh với màu sắc bắt mắt. Về sau, mẹ chúng cảm thấy phiền phức khi phải tốn quá nhiều giấy và mực in, nên họ chỉ ghi vào một cuốn sổ. Lũ trẻ tất nhiên đồng ý khi nghe mẹ giải thích, vì hộp đựng của chúng đã đầy ắp phiếu mà không còn chỗ cho những đồng xu bạc nữa. Cuối ngày, những đứa trẻ thông báo lại hôm nay làm bao nhiêu việc, họ ghi vào cuốn sổ đó tổng số phiếu mà mỗi đứa đang giữ:
- Tom: 50 phiếu bé ngoan
- Tony: 47 phiếu
- Emily: 53 phiếu.
Emily đang có 40 lá phiếu trong hộp bút của em, cộng thêm 53 phiếu trong sổ của cha mẹ là 93 phiếu.
Và họ trừ đi 100 phiếu vào mỗi cuối tháng. Emily có thể nộp lại một số tấm phiếu giấy hoặc bảo mẹ cô trừ đi phần còn lại trong sổ. Tất nhiên nếu cô bé Emily hứng lên và muốn được cầm trên tay 10 tấm phiếu thật, họ sẽ in ra 10 phiếu và đưa cho cô bé.

Một ngày nọ, trong lúc xem tivi, bố Bob tình cờ nghe được Tom và Tony thỏa thuận với nhau. "Em còn thiếu 5 phiếu mà ngày mai là hết tháng, con bé Emily thì luôn chăm chỉ quá mức. Anh hãy để em làm thay anh ngày mai, em sẽ trả anh 1 tấm".

Một ngày khác, Bob lại nghe được câu chuyện đó, nhưng thay vì làm hộ, Tony đồng ý trả Tom 2 xu bạc cho một tấm phiếu. Cậu bé rất lười làm việc nhà, nhưng bù lại rất thích tiết kiệm những đồng xu thay vì ăn kem sau giờ học. Đến tuần sau, Tom đòi 2 xu cho một phiếu, Tony ngán ngẩm nhưng đến tối, cậu bé nhanh chóng có được thỏa thuận tốt hơn với cô em Emily chăm chỉ, người đồng ý đổi 3 xu cho 2 phiếu.

Emily nhờ anh Tony giải bài tập toán hộ và trả cho anh 2 phiếu một tuần.

Buổi chiều Chủ Nhật, mẹ Anna về nhà và thấy nó thật bừa bộn. Dọn dẹp lẽ ra là phần việc mà Tom thường làm, nhưng gần đây cậu bé mới tham gia clb bóng đá ở trường, nên thời gian dọn nhà rất ít. Mặc dù vậy, Tom vẫn nộp đủ 100 phiếu mỗi tháng nên cậu bé không thể bị phạt. Mẹ Anna yêu cầu Tom phải nhanh chóng hoàn thành công việc dọn dẹp, nhưng Tom nói: "Con đã có đủ phiếu. Con rất bận và nếu mẹ muốn con dọn nhà hãy trả con 2 phiếu thay vì 1". Mẹ đồng ý và việc nhà hoàn thành, nhưng dường như Tom đã bị quá tải trong khoảng thời gian đó.

Một thời gian sau, Tom liên tục đổi cho Tony 1 xu 1 phiếu, bởi vì mẹ trả cậu những 2 phiếu/1 việc vả lại cậu đang muốn tích xu để mua món quà cho cô bạn dễ thương ngồi bàn trên. Sau đó 3 tháng, đến lượt Tony có đủ phiếu để nộp và bỏ quên việc cắt cỏ & cho mèo và vẹt ăn. Mẹ Anna lại thấy phiền, cậu nhóc đòi 2 phiếu cho 1 việc. Tony có thừa phiếu và không cầm mua phiếu từ Emily nữa. Đến lượt Emily cảm thấy phiền vì cô bé không thể đổi những đồng xu để ăn kem sau giờ học. Cô đồng ý đổi 2 phiếu cho một đồng xu từ Tony và yêu cầu mẹ cô trả cao hơn. Mẹ Anna đương nhiên muốn việc nhà được hoàn thành và lại đồng ý trả cho Emily 2 phiếu 1 việc.

Buổi tối, Anna nói chuyện với Bob về những đứa con. Bob đề xuất tăng lên 150 phiếu bé ngoan phải nộp hàng tháng. Lũ trẻ liền phản ứng nhưng vô hiệu, "tại vì bố bảo thế!".

Sau 1 năm, Anna nhận thấy mình phải trả 5 phiếu cho mỗi công việc của lũ trẻ và cuối tháng thu của mỗi đứa 300 phiếu. Chẳng có vấn đề gì cả, tất cả những gì cô phải làm là viết thêm một số 0 vào cuốn sổ của mình. Nhưng cô thật không muốn chúng cứ đòi hỏi thêm mãi và cứ nhờ vả anh chị em mình hết lần này đến lần khác, nhất là Tony. Cô bèn nghĩ ra một cách. Cô nói với Emily, người đang có hơn 1000 phiếu bé ngoan:
- Emily, con cho mẹ mượn 500 phiếu bé ngoan nhé, mỗi tháng mẹ sẽ trả con 5 phiếu. Nhưng sau một năm con mới được lấy lại toàn bộ.
Emily đồng ý. Đến tối, cô bé kể với anh cả Tom.

Tom hiện tại có đủ số phiếu để nộp cho 2 tháng, và 500 phiếu còn dư. Tom gặp mẹ và đề nghị cho mẹ mượn 200 phiếu và "mẹ hãy trả con 2 phiếu mỗi tháng nhé". Mẹ Anna đáp: "con cho mẹ mượn 500 phiếu và mẹ trả con 7 phiếu mỗi tháng, nhưng con chỉ được lấy lại toàn bộ vào năm sau".

Tony cảm thấy khó khăn trong khoảng thời gian sau đó. Cậu không thể đổi cho anh Tom hay em gái vì nếu họ cứ đổi hết phiếu bé ngoan cho Tony, đến lượt họ cũng sẽ thiếu số lượng phiếu bắt buộc nộp cuối tháng.

- Anh lười lắm Tony, anh toàn dụ em làm thay anh. Em cho mẹ mượn rồi và không đòi lại ngay được. Bây giờ anh trả em 3 xu một phiếu hoặc là không gì cả. Emily tuyên bố dõng dạc.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Nhà cửa gọn gàng bát đũa sạch sẽ khu vườn xanh mát, có lợi cho tất cả mọi người. Cả bố mẹ cả 3 đứa trẻ.

2. Bố Bob thu về 100 phiếu mỗi tháng SAU KHI mẹ Anna trả cho lũ trẻ một số phiếu mỗi ngày. Nếu Anna không trả cho chúng trước, chúng không thể có phiếu mà nộp cho bố.

3. Anna có khả năng chi trả bất kể số lượng phiếu bé ngoan mà lũ trẻ đòi hỏi. Tất cả những gì cô làm chỉ là ghi thêm vài con số vào cuốn sổ. Nếu chúng muốn những tấm phiếu thật để cầm trên tay, để trang trí, cô có thể in ra cho chúng (mặc dù cô thấy hơi phiền một chút).
Nếu Emily có thời gian rỗi và muốn làm thêm việc để kiếm phiếu, Anna sẵn sàng trả thêm cho cô bé mà không cầm phải lo lắng về mức chi trả vượt quá nhiều số phiếu Bob thu về.

4. Anna mượn phiếu của Emily và Tom, với mục đích là hạn chế số lượng trong tay chúng, để chúng quay trở lại làm việc. Mẹ Anna đề nghị trả Tom 7 phiếu/tháng cho 500 phiếu, thay vì 2 phiếu/tháng cho 200 phiếu để hạn chế số lượng phiếu tổng của cả 3 đứa trẻ.

5. Một lần nữa, Anna có thể trả bao nhiêu phiếu tùy thích. Điều đó KHÔNG phụ thuộc vào số phiếu mà Bob thu về hàng tháng, hay số phiếu cô có thể mượn từ Emily hay Tom. Nếu cô mượn Tony 10 đồng xu bạc, cô không thể chi tiêu hơn 10 đồng đó, nhưng đối với phiếu bé ngoan, cô có thể chi trả bao nhiêu tùy thích. Điều đó không phải vấn đề.

6. 3 đứa trẻ luôn có dư một số lượng phiếu nhiều hơn số phiếu mà Bob thu về mỗi tháng; điều đó nghĩa là Anna chi trả nhiều hơn số lượng Bob thu về, và điều đó chẳng có vấn đề gì cả. Hơn nữa, vì Anna mượn phiếu từ Emily và Tom, tức là cô "nợ" 2 đứa con của mình. Mẹ Anna có thể trả lại bất cứ lúc nào, và việc đó cũng chẳng phụ thuộc vào số lượng phiếu bố Bob thu về.

7. Lý do Tom yêu cầu tăng số phiếu cho mỗi việc nhà là vì cậu nhóc quá bận rộn cho công việc ở trường và Clb. Nếu khối lượng công việc ở trường và ở nhà vượt quá khả năng của cậu, cậu sẽ phải hy sinh một trong hai. Nếu Anna nâng số phiếu trả cho Tom và Tom đồng ý, cậu sẽ hy sinh công việc ở Clb hoặc việc học ở trường.
Bên cạnh đó, làm việc nhà không phải công việc duy nhất lũ trẻ có thể kiếm phiếu. Tony đổi cho Tom & Emily bằng xu bạc, Tom làm bài tập hộ em gái.

8. Tony luôn phải thay đổi số xu trả cho mỗi tấm phiếu bé ngoan. Khi cậu quá lười và liên tục đổi phiếu cho Tom, Tom yêu cầu 1xu/phiếu, và 2xu/phiếu sau 1 tuần.
Sau khi Anna trả Tom 2 phiếu, sau một thời gian đến lượt Tony & Emily đòi 2 phiếu/việc. Trước đó, Tom đòi Tony 2 xu/phiếu nhưng sau khi mẹ tăng lên số phiếu trả cho mỗi việc, Tom chỉ yêu cầu Tony 1 xu đổi 1 phiếu. Sau khi bố Bob tăng số lượng phải nộp mỗi tháng, Tony phải tăng số xu để trả cho Tom. Sau khi mẹ Anna mượn hết phiếu của Tom và Emily, Emily đòi Tony những 3xu/1 phiếu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Hệ thống pháp luật, giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường, vv... là trách nhiệm của chính phủ phục vụ nền kinh tế thông qua các hoạt động chi tiêu công.

2. Chính phủ cần phải chi tiêu trước khi thu thuế. Trong hệ thống tiền pháp định, tiền tệ chỉ có thể từ ngân hàng tw, khu vực tư nhân không thể đóng thuế bằng tiền tệ của chính phủ trước chi tiêu công diễn ra.

3. Chính phủ có khả năng chi trả bất kỳ số lượng tiền lớn đến mức nào, miễn là tiền của họ. Thuế nhằm mục đích tạo ra nhu cầu cho đồng tiền pháp định, giúp chính phủ có khả năng kiểm soát nền kinh tế thông qua tiền tệ của mình.

4. Chính phủ vay mượn tiền của chính mình không phải để tài trợ cho chi phí chi tiêu công, mà để điều tiết lượng tiền và lãi suất trong nền kinh tế.

5. Một lần nữa, chi tiêu chính phủ không và không nên phụ thuộc vào khả năng thu thuế hay vay mượn từ khu vực tư nhân. Họ không cần tiền từ thuế hay vay mượn để chi tiêu. Nợ chính phủ trên ngoại tệ thì là vấn đề, nhưng sẽ không bao giờ có rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu chính phủ trên tiền tệ của chính phủ đó.

6. Thâm hụt ngân sách của chính phủ tức là thặng dư của khu vực tư nhân. Khi số thuế < chi tiêu công, khu vực tư nhân sẽ giữ lại phần chênh lệch. Trái phiếu chính phủ không nên hiểu là chính phủ phải đi vay khu vực tư nhân, mà là việc chính phủ cung cấp một công cụ đầu tư cho khu vực tư nhân. Vì vậy, nợ công không phải là vấn đề về tài chính (ngoại trừ các khoản nợ nước ngoài).

7. Điều đó không có nghĩa là thâm hụt ngân sách & nợ chính phủ không phải là vấn đề, hoặc là họ có thể chi tiêu bao nhiêu cũng được. Trở ngại chính là lạm phát và các chi phí bị đánh đổi nếu họ chi tiêu quá nhiều khi nguồn lực của nền kinh tế trở nên cạn kiệt. Khi đó, chi tiêu chính phủ sẽ cạnh tranh với khu vực tư nhân khi lực lượng lao động nhàn rỗi ít đi, khả năng sản xuất không thể mở rộng và chi phí hàng hóa tăng cao.
Như vậy, vấn đề về nguồn tài chính không và không nên là cản trở đối với việc chi tiêu của chính phủ. Thay vào đó, họ nên xem xét đến những vấn đề "thực" như lạm phát, các nguồn lực nhàn rỗi (người lao động, trang thiết bị máy móc, vật liệu sản xuất, vv...) để thực hiện kế hoạch chi tiêu công hợp lý của mình.

Lo lắng về cân bằng ngân sách và nợ công (nợ chủ quyền, không tính nợ nước ngoài) là vô lý khi mà nguồn lực nhàn rỗi còn rất nhiều và khu vực tư nhân chưa đủ khả năng tận dụng hết.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 22 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,065 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 268 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 115 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên