Giao dịch hiệu quả theo sóng Harmonic bằng công cụ huyền thoại RSI

Giao dịch hiệu quả theo sóng Harmonic bằng công cụ huyền thoại RSI

Giao dịch hiệu quả theo sóng Harmonic bằng công cụ huyền thoại RSI

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,920
Bài viết hôm nay tôi muốn dành cho các trader fan của sóng Harmonic cũng như các trader sử dụng Harmonic như một phần trong hệ thống giao dịch của mình.

Nhiều anh em thường than phiền với nhau rằng: Harmonic toàn sai, đo đúng tỷ lệ, hình chim cò, bướm dơi, cua cá đẹp như tranh vẽ thế mà vô lệnh vẫn tạch, nó không đi đúng kỳ vọng của chúng ta. Từ đó, mọi người khép Harmonic vào loại phương pháp chỉ xài cho vui, hoặc vẽ để màu mè,... Thực tế không phải vậy, Harmonic vẫn được các trader trên thế giới sử dụng rất chuẩn, thậm chí họ còn thành công với nó. Vậy tại sao họ làm được mà chúng ta thì không?

Vấn đề nằm ở chỗ xác định điểm D trong 4 điểm A-B-C-D của một mô hình Harmonic. Anh em có đồng ý với tôi điều này không? Harmonic rất dễ nhận dạng mô hình sóng, các điểm A,B,C đều có thể dễ dàng xác định được bởi các quy tắc mô hình và tỷ lệ Fibonacci. Mọi quy tắc đều có hết rồi, chúng ta cứ áp vào nếu đúng tỷ lệ thì mô hình được chấp nhận thôi.
Nhưng vấn đề làm sao để biết điểm D ở đâu, điểm D nào sẽ kích hoạt mô hình Harmonic, hay nói dễ hiểu hơn là điểm D nào sẽ là điểm đảo chiều cả xu hướng. Chúng ta cần tìm một điểm D như vậy để có thể sử dụng Harmonic hiệu quả.

Bài viết hôm qua, tôi đã chia sẻ với anh em về cách sử dụng false breakout để tìm điểm D đúng đắn. Ngày hôm nay, thể theo lời đề nghị của bác @nguyenphanduc, tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với anh em tìm điểm D bằng công cụ RSI kinh điển.

TẠI SAO LẠI LÀ RSI?

Đơn giản vì RSI có thể đoán được đỉnh đáy, qua đó đoán được điểm D - điểm cuối cùng trước khi kích hoạt mô hình Harmonic. Nói đoán được đỉnh đáy thì hơi khó với đa số anh em, nhưng chúng ta có thể tìm được nơi mà điểm D nhiều khả năng sẽ hình thành nhờ hai đặc tính hữu ích mà ai cũng biết:

+ Quá mua - quá bán

+ Phân kỳ

Nghe thì có vẻ bình thường vì ai cũng biết cả, nhưng khi áp dụng vào, anh em mới thấy được sự hiệu quả và cần thiết của RSI đối với Harmonic.

Xin nhắc lại, không phải chỉ RSI, mà tất cả những công cụ chỉ báo khác, anh em nên xem nó như là một phương tiện để giúp chúng ta nhìn nhận thị trường ở thời điểm hiện tại thay vì ép buộc nó phải dự đoán tương lai.

CHIẾN LƯỢC MÔ HÌNH HARMONIC KẾT HỢP RSI

Quay lại vấn đề chính, ý tưởng sử dụng RSI thì đã có rồi, làm sao để kết hợp nó thành 1 chiến lược đây?

Câu trả lời: hãy nhìn động thái của RSI khi điểm D trong con sóng Harmonic chuẩn bị hình thành.

Sóng Harmonic thì có nhiều loại: cua, dơi, bướm, cá, cypher, gartley, ABCD, Three-drive nhưng nguyên tắc chung để giao dịch tốt:

1. Nhận diện ra mô hình

2. Kiểm tra lại các tỷ lệ theo quy tắc để xác định 3 điểm A - B - C

3. Sử dụng RSI để xác định điểm D

Sau đó chỉ có vào lệnh mà thôi.

Khi các bạn đã xác định xong 3 điểm A-B-C thì bây giờ việc chúng ta cần làm là kỳ vọng cái đáy ở điểm D đúng theo tỷ lệ của Harmonic. Nếu đúng tỷ lệ, lúc đó chúng ta mới xem xét đến RSI.

Lưu ý: nếu D không đúng tỷ lệ thì bỏ qua, không tiếc nuối, không ép nó đúng.

Khi đỉnh / đáy D đã hình thành đúng tỷ lệ, mô hình đã đủ 4 điểm ABCD, chúng ta cần xác nhận bằng RSI trước khi vào lệnh:

+ RSI tại điểm D có rơi vào quá mua quá bán

+ RSI tại D có phân kỳ so với RSI tại X (điểm bắt đầu) hay không?

Dưới đây là một ví dụ:

giao-dich-hieu-qua-theo-song-harmonic-bang-cong-cu-huyen-thoai-rsi-2.jpg


Như ở ví dụ trên, mô hình Harmonic đã đúng tỷ lệ, điểm D là một cái đáy. Chúng ta nhìn xuống RSI thì thấy nó đã rơi vào vùng quá bán và quay đầu tăng qua mức 30. Đồng thời, RSI tại điểm D tạo phân kỳ với điểm X.

Như vậy, theo quy tắc, chúng ta sẽ BUY khi RSI tăng vượt 30.

Ví dụ thứ hai:

giao-dich-hieu-qua-theo-song-harmonic-bang-cong-cu-huyen-thoai-rsi-3.png


Ở ví dụ này, giá rất đi trong kênh một cách tuân thủ. Chúng ta có 3 lý do đặt 1 lệnh SELL:

+ Giá chạm biên trên của kênh ( kháng cự)

+ Giá tạo mô hình Harmonic

+ Điểm D của mô hình ở vùng quá mua

+ Điểm D và X tạo phân kỳ với giá.

Sell thôi, còn chần chờ gì nữa.

Trên đây là cách mà tôi kết hợp RSI để giao dịch hiệu quả theo phương pháp Harmonic. Hy vọng bài viết hữu ích với anh em. Anh em có đề nghị gì, thích phương pháp nào, trường phái gì, chỉ cần là Blade biết, Blade sẽ chia sẻ, đừng bắt viết định lượng hay dự đoán Nonfarm là được. Lucky Trading!

Xem thêm:

>> Sử dụng chiến lược Harmonic AB = CD kết hợp false breakout để giao dịch hiệu quả
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Harmonacci kết hợp Divergence ổn ko a ?
@The Blade viết hướng dẫn đánh false break. Trong phong cách false break đảo chiều, chuyện áp dụng phân kì là bình thường. Còn mô hình harmonic thì cứ xem như mô hình kinh điển: nêm, vai-đầu-vai, 2 đỉnh, ...
Chắc hẳn bạn từng dùng các mô hình đảo chiều kết hợp phân kì MACD, RSI để đánh false break rồi. Bài viết này cũng tương tự vậy thôi. Hiểu ý nghĩa từng món để tăng xác suất, khi nó đồng thuận thì cho một dấu hiêu rõ ràng đê vào lệnh.
 
+ RSI tại D có phân kỳ so với RSI tại X (điểm bắt đầu) hay không?
theo mình chỗ này nên sửa thành "RSI (trên khung thời gian cao hơn) tại điểm D có phân kỳ so với điểm X" thì chính xác hơn. Vì thường sẽ ko nhìn thấy mô hình harmony và phân kỳ rsi trong cùng 1 khung tg.
 
Bài tập cho anh em thực hành luôn:
View attachment 67817
CHFJPY chart daily vừa có 1 sóng giảm kinh hoàng với 1 loạt nến đỏ kéo dài, phá luôn swing low trước đó. Vì vậy, về mặt PTKT, nó nghiêng về giảm hơn. Đoạn bật lên hiện tại như một sóng điều chỉnh của đoạn giảm trước, vậy nên nghiêng về bán chắc thuận lợi hơn.

Nếu muốn mua chắc phải đợi nó xuống cái vùng bên dưới coi sao.
+ Điều kiện cần (AB=CD): tạo đỉnh ở vùng giá 114.20
+ Điều kiện đủ (phân kì): RSI (ở đỉnh vùng 114.20) < 70.

SELL ChfJpy false break khung H4.
 
theo mình chỗ này nên sửa thành "RSI (trên khung thời gian cao hơn) tại điểm D có phân kỳ so với điểm X" thì chính xác hơn. Vì thường sẽ ko nhìn thấy mô hình harmony và phân kỳ rsi trong cùng 1 khung tg.

Không phải không thấy mà X và D hơi xa nhau nên không chuyên Harmonic sẽ khó phát hiện (như ví dụ thứ nhất). Hai ví dụ mình đưa lên đều chỉ sử dụng 1 timeframe.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên