Giao dịch theo xu hướng với mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Giao dịch theo xu hướng với mô hình tiếp diễn Yum-Yum

Giao dịch theo xu hướng với mô hình tiếp diễn Yum-Yum

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,937
Mô hình tiếp diễn Yum-Yum là một setup theo tác giả sáng tạo ra nó nhận xét là rất "thơm ngon", do đó mới có tên Yum-Yum, dịch ra tiếng Việt là Ngon-Ngon.

Mô hình Yum-Yum được 3 tác giả John R. Hill, George Pruitt, và Lundy Hill giới thiệu và hướng dẫn sử dụng trong quyển sách của họ "Ultimate Trading Guide".

giao-dich-theo-xu-huong-voi-mo-hinh-tiep-dien-yum-yum-2.png

Nếu tôi là một nhà phân tích sách, tôi sẽ khuyến nghị các bạn mua cuốn sách này, vì trong này toàn là các ý tưởng giao dịch dựa trên giá và logic của hành động giá.

Sách thì viết nhiều thứ lắm, nhưng tôi sẽ chỉ lấy một mô hình ra để chia sẻ cho các bạn thôi. Nếu ai có nhu cầu thì mua ủng hộ tác giả nhé.

Mô hình hôm nay chúng ta sẽ thảo luận có tên gọi là Yum-Yum. Đây là một mô hình tiếp diễn xu hướng. Mô hình này cũng đơn giản thôi, nhưng xác suất để nó thành công thì rất cao, bởi lẽ, khi chúng ta giao dịch theo xu hướng thì xác suất mà bạn nắm trong tay đã là 30% rồi.

MÔ HÌNH YUM-YUM ĐƯỢC GIAO DỊCH NHƯ THẾ NÀO?

Quy tắc vào lệnh Long

1. Xu hướng hiện tại là xu hướng tăng

2. Giá pullback về nhưng không quá mạnh.

3. Giá quay đầu tăng trở lại và breakout qua đỉnh cũ bằng 1 cây nến tăng dài, đồng thời biên độ (chỉ báo range) phải cao hơn trung bình 10 ngày (add đường MA 10 vào chỉ báo range) thể hiện người mua đủ quyết tâm để hấp thụ hết người bán ở đỉnh cũ.

4. Cây nến tăng dài phải đóng cửa gần đỉnh để thể hiện lực tăng, nếu xuất hiện đuôi dài phía trên thì phải xem xét lại, mô hình Yum-Yum có thể sẽ bị giảm xác suất thành công.

5. Mua khi cây nến tăng dài đóng cửa, nếu vào trễ, có thể vào cây nến tiếp theo, nhưng chỉ được vào lệnh trong vòng 3 cây nến tiếp theo.

Quy tắc vào lệnh Short

1. Xu hướng hiện tại là xu hướng giảm

2. Giá pullback về nhưng không quá mạnh.

3. Giá quay đầu giảm trở lại và breakout qua đáy cũ bằng 1 cây nến giảm dài, đồng thời biên độ cây nến (chỉ báo range) phải cao hơn trung bình 10 ngày (add đường MA 10 vào chỉ báo range) thể hiện người bán đủ quyết tâm để hấp thụ hết người mua ở đáy cũ.

4. Cây nến giảm dài phải đóng cửa gần đáy để thể hiện lực giảm, nếu xuất hiện đuôi dài phía dưới thì phải xem xét lại, mô hình Yum-Yum có thể sẽ bị giảm xác suất thành công.

5. Mua khi cây nến giảm dài đóng cửa, nếu vào trễ, có thể vào cây nến tiếp theo, nhưng chỉ được vào lệnh trong vòng 3 cây nến tiếp theo.

Sau đây là một số ví dụ minh họa cho mô hình Yum-Yum.

VÍ DỤ CHO CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG MÔ HÌNH YUM-YUM

giao-dich-theo-xu-huong-voi-mo-hinh-tiep-dien-yum-yum-3.png


Anh em có thể áp dụng mô hình này cho mọi khung thời gian, trong trường hợp này, tôi áp dụng cho khung M5.

1. Xu hướng hiện tại đang giảm, thì dừng lại bằng một pullback tam giác.

2. Giá breakout qua đáy cũ bằng 1 cây nến giảm dài. Đồng thời range tăng vọt, vượt qua trung bình 10 ngày cho thấy lực cung đã hấp thụ hết lực cầu.

3. Sell ngay khi cây nến giảm dài kết thúc.

VÍ DỤ VỀ TRƯỜNG HỢP MÔ HÌNH YUM YUM BỊ PHÁ

Tôi sẽ ví dụ trên khung D1. Không phải lúc nào Yum Yum cũng hoạt động suông sẻ, sẽ có lúc nó bị phá, điều quan trọng là chúng ta phải tuân thủ mọi điều kiện để tránh những mô hình fail như thế này.

giao-dich-theo-xu-huong-voi-mo-hinh-tiep-dien-yum-yum-4.png


1. Xu hướng tăng đang tiếp diễn. Giá hồi nhẹ về tạo 1 đỉnh cũ.

2. Giá tăng lên lại và breakout đỉnh cũ. Tuy nhiên, nếu trader nào tinh ý sẽ thấy, tuy range có cao hơn trung bình 10 ngày, nhưng so với mặt bằng chung, nó vẫn không cao lắm. Nhất là so với đỉnh cũ thì nó chỉ có tương đương nhưng vậy thì phe mua vẫn chưa đủ mạnh để đẩy giá lên.

3. 3 cây nến tiếp theo có dấu hiệu yếu đi thấy rõ. Có thể xem xét đặt stoploss hẹp lại để tránh bị rủi ro thua lỗ tại cây nến thứ 3.

Kết quả đã cho thấy, mô hình Yum Yum lần này đã bị fail. Dĩ nhiên, nó cũng không hoàn toàn ngon, điều quan trọng nhất của trader vẫn là sự kinh nghiệm, sự tập trung và kỹ năng quản lý vốn tốt.

Tôi vừa trình bày xong một mô hình tiếp diễn xu hướng. Mô hình này được các tác giả nghiên cứu hẳn hoi và được viết thành sách. Do đó, nó là thể hiện một phần trí tuệ của các trader. Chúng ta không nên nghĩ nó quá đơn giản mà xem nhẹ nó, có thể bên trong còn có 1 logic khác mà các bạn chưa nghiệm ra đấy. Từ từ nghiên cứu thêm nhé, cần thiết thi xem thêm sách của tác giả để hiểu thêm về mô hình này. Lucky Trading!

Theo TSR

Xem thêm:

>> Theo anh em, làm thế nào để vượt qua cảm giác chán nản khi giao dịch thua lỗ liên tục?
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Ttrade trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 1,014 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 817 Xem / 25 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 28 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 364 Xem / 11 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 376 Xem / 17 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,706 Xem / 76 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên