Giao dịch với Price Action - Space và Traffic, chìa khóa để có những trade cực mạnh

Giao dịch với Price Action - Space và Traffic, chìa khóa để có những trade cực mạnh

Giao dịch với Price Action - Space và Traffic, chìa khóa để có những trade cực mạnh

Khánh Trình

Active Member
1,350
8,618

Giao dịch với Price Action - Hiểu về Space và Traffic


Space (khoảng không dành cho giá) và Traffic (vùng giá bị tắc nghẽn) là 2 khái niệm quan trọng giúp bạn tìm được những cú trade mạnh, chỉ cần vào lệnh giá sẽ đâm thẳng tới điểm chốt lời gần nhất. Trader bên Tây gọi những cú trade này là big trade, hay "home run" (trade ăn điểm lớn).

Trader nào cũng sẽ thích thú cảm giác ngay khi vừa đặt lệnh, trade của bạn đã đâm thẳng vào điểm chốt lời mà bạn muốn. Ngược lại, cảm giác ngóng chờ lệnh giao dịch đến điểm chốt lời (nhiều khi còn đảo chiều khi chưa kịp đến TP) là lý do khiến Trader khi nào cũng hồi hộp, lo lắng.

Điểm vào lệnh không phải là tất cả


Mọi hoạt động của phân tích kỹ thuật đều là để xác định điểm đảo chiều thị trường, nên cũng rất dễ hiểu khi các Trader tập trung nghiên cứu điểm vào lệnh. Mặc dù vậy điểm vào lệnh không quyết định được lệnh giao dịch có đến điểm chốt lời hay không (xem thêm: hiệu ứng marshmallow)

Nếu bạn đã giao dịch một thời gian, một trong những thứ khó chịu nhất khi trade là khi bạn nghĩ bạn đã đặt một lệnh giao dịch tốt (đúng theo các quy luật trong hệ thống giao dịch) nhưng trade vẫn thường xuyên gặp khó khăn, giá không đi theo hướng mà bạn muốn.

giao-dich-voi-price-action-space-va-traffic-chia-khoa-de-co-nhung-trade-cuc-manh-traderviet-1.jpg
Khi Trader rơi vào trường hợp này, họ thường nghĩ đến việc thử và thêm một công cụ mới vào bộ công cụ giao dịch hiện tại của mình. Hoặc, họ sẽ đi tìm một quy tắc giao dịch mới được các Trader khác giới thiệu – việc này có lẽ sẽ khiến cho bạn yên tâm tăng tỉ lệ thắng lệnh nhưng sự thật là nó vẫn không giải quyết được vấn đề về cách quản lý lệnh. Giá vẫn thường xuyên đảo chiều và không đi đến đích mà bạn muốn.

Cách giải quyết nằm ở việc bạn tiếp cận Trading, sử dụng 2 khái niệm Space và Traffic sẽ giúp bạn dự đoán được trade của mình có nhanh chóng đến điểm chốt lời hay không.

Space - khoảng không cho giá là gì?


Khoảng không dành cho giá là một khu vực trên biểu đồ có rất ít các mức kháng cự hỗ trợ xuất hiện.

Khoảng không cho giá đơn giản là một vùng mà giá có thể tự do di chuyển bên trong mà không có áp lực nào từ phía đối diện. Hãy tưởng tượng bạn đang vào lệnh mua, nhưng lại thấy xuất hiện đường kháng cự bên trong vùng đó, lệnh giao dịch của bạn sẽ khó có thể đi xa.

Traffice - vùng tắc nghẽn là gì?


Vùng tắc nghẽn, ngược lại là những vùng có nhiều khu vực giá sideway trên chart đóng vai trò như các đường kháng cự, hỗ trợ nhỏ. Chúng là nguyên nhân chính tạo ra áp lực đối ứng với lệnh giao dịch của bạn, và là nguyên nhân khiến lệnh giao dịch của bạn di chuyển một cách khó khăn.

Tới đây, bạn chắc đã hiểu cách sử dụng 2 khái niệm này khi giao dịch? Bạn hãy tìm những khu vực có sự xuất hiện “khoảng không cho giá”, hạn chế giao dịch ở những vùng giá tắc nghẽn, lệnh giao dịch của bạn sẽ di chuyển có hiệu quả hơn.

Chúng ta hãy xem biểu đồ bên dưới, minh họa cho 2 khái niệm này:

giao-dich-voi-price-action-space-va-traffic-chia-khoa-de-co-nhung-trade-cuc-manh-traderviet.png

Các vùng đánh dấu màu vàng trên chart là những khu vực sideway nhỏ

Như bạn thấy, 2 ô vuông màu xanh đánh dấu vùng có sự xuất hiện số lượng lớn các khu vực giá sideway (Traffic). 2 ô vuông màu tím xuất hiện các “khoảng không cho giá”.

Bạn cũng cần quan sát thêm hành vi giá giữa 2 loại vùng này. Trong ô vuông Space, giá di chuyển tốt hơn, nhanh và mạnh hơn. Ngược lại, vùng giá di chuyển trong vùng Traffic gặp nhiều khó khăn vì chạm trán rất nhiều khu vực sideway trên chart.

Đây là một chứng cứ quan trọng, giúp bạn hiểu lý do vì sao lệnh giao dịch của bạn lúc thì gặp khó khăn khi di chuyển, nhưng đôi lúc lại đi rất nhanh so với thường lệ.

Trong phần sau, mình sẽ giới thiệu về các quy tắc vàng khi ứng dụng 2 loại vùng Space và Traffice trong quản lý lệnh. Hôm nay, tạm dừng đến đây để anh em nghiên cứu đã nhé.

Xem thêm:

>> Giao dịch với Price Action - 10 quy tắc sống còn cho PA Trader

>> Giao dịch với Price Action - Xác định vùng Supply Demand bằng PA


Nguồn Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Bác theo phương pháp PA phải k ạ? Phải follow bác mới được :p
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 13 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên