[Góc nhìn] FOMC vừa qua không có gì đặc biệt hay Fed đang “làm ngơ” với cuộc khủng hoảng đang tới?

[Góc nhìn] FOMC vừa qua không có gì đặc biệt hay Fed đang “làm ngơ” với cuộc khủng hoảng đang tới?

[Góc nhìn] FOMC vừa qua không có gì đặc biệt hay Fed đang “làm ngơ” với cuộc khủng hoảng đang tới?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,124
29,785
Cục Dự trữ Liên bang gần đây gợi ý rằng họ đã hoàn thành việc tăng lãi suất và thậm chí có thể ngừng thu hẹp bảng cân đối sau khủng hoảng sớm hơn dự kiến. Mặc dù đưa ra nhiều đánh giá lạc quan về nền kinh tế Hoa Kỳ, Chủ tịch Fed - Jerome Powell dường như vẫn đang đi theo truyền thống đáng tiếc được đặt ra bởi những người tiền nhiệm như Alan Greenspan và Ben Bernanke: đó là sự tách rời trắng trợn khỏi nền kinh tế thực tại. Fed đã bỏ qua các tín hiệu ngày càng rõ ràng dẫn đến suy thoái kinh tế, bao gồm: suy giảm nghiêm trọng về nhà ở, doanh số xe hơi giảm, doanh số bán lẻ giảm, và sự yếu kém kinh tế của Trung Quốc và châu Âu, kèm theo đó là cả việc sa thải những người cảnh báo về một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Khi chúng tôi xem lại biên bản các cuộc thảo luận của Fed trước thời điểm biến động lớn như thời Greenspan năm 2000 hoặc Bernanke 2008, và theo dõi các tuyên bố của Powell trong năm qua, thật khó tin rằng Fed không thể đọc được tình trạng của nền kinh tế hoặc hiểu về quá trình ra quyết định của họ. Trong quá khứ, chỉ khi “con tàu” đâm vào tảng băng trôi, Fed mới sẵn sàng thừa nhận sai sót phân tích, nhận ra lỗi phán đoán và đưa ra những điều chỉnh chính sách.

Vào tháng 12 năm 2000, trong một cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang, Greenspan đã chế giễu ngành công nghệ, nhận xét rằng cảnh báo của các giám đốc điều hành về việc giảm đơn hàng và nhu cầu sản xuất thực ra chỉ là mối lo ngại về giá trị cổ phiếu của công ty và tài sản cá nhân của họ . Khán giả của ông đã bật cười.

Hai tuần sau, trong một cuộc gọi hội nghị, FOMC đã ban hành lệnh cắt giảm lãi suất quỹ liên bang khẩn cấp lên đến 50 điểm cơ bản (tức 0.5%).

1.png

Các cựu chủ tịch Fed: Ông Greenspan (trái), Ông Ben Bernanke (phải)​

Fed của ông Greenspan bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2004, và người kế nhiệm tiếp theo năm 2006 – ông Bernanke đã tiếp tục con đường này, tăng lãi suất thêm ba lần nữa cho đến khi rõ ràng vào giữa năm 2007, một điều gì đó khủng khiếp đang diễn ra trong thị trường nợ dưới chuẩn. Bernanke sau đó dự đoán rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ được ngăn chặn. Sau khi ông từ chối hạ lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 8 năm 2007, ông được cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Robert Rubin, lúc đó là chủ tịch của Citigroup khen ngợi vì đã làm điều đúng đắn. Cuối cùng cuộc khủng hoảng năm 2008 đã đi vào lịch sử.

Quay lại hiện tại, ông Powell tuyên bố chỉ vài tháng trước rằng chu kỳ kinh tế hiện tại của Hoa Kỳ có thể diễn ra vô thời hạn (Lời người dịch: Ý nói kinh tế tăng bền vững). Ông gọi triển vọng kinh tế là sáng sủa, và nói rằng tăng lãi suất còn “một chặng đường dài” mới tiếp cận mức trung lập - mức mà nền kinh tế ở trạng thái cân bằng. Vào thời điểm đó, các ngân hàng đầu tư lớn và một số nhà quản lý quỹ đầu cơ lớn đã dự đoán lãi suất liên bang có thể tăng lên đến 3,5% và lãi suất trái phiếu dài hạn có thể lên 5%.

Tuy nhiên, trong khi Fed và những người khác tuyên bố nền kinh tế “khỏe mạnh”, thì lại xuất hiện nhiều dấu hiệu đáng lo ngại. Chỉ số Thượng Hải Composite của Trung Quốc đã trở lại mức năm 2006. Quỹ đầu tư hưu trí của chính phủ Nhật Bản - quỹ hưu trí công cộng lớn nhất thế giới đã báo cáo khoản lỗ 135 tỷ Usd trong quý của tháng 12. Nền kinh tế Châu Âu cũng là một màu xám.
Ở Hoa Kỳ, tăng trưởng lợi nhuận của các công ty đang giảm tốc. Việc mua lại (buyback) cổ phiếu – một nguồn lực hỗ trợ chính của thị trường chứng khoán, dường như đang giảm dần và tệ hơn là biến mất. Dòng tiền mặt đổ vào Mỹ từ các công ty của nước này do thay đổi trong luật thuế đã hỗ trợ buyback rất nhiều trong năm 2018, nhưng trong năm nay thì không còn được như thế.
Buybacks cũng đã được tài trợ bởi nợ chi phí thấp (low-cost debt), khoảng 3 nghìn tỷ đô la được phát hành trong 5 năm qua, và hiện đã nằm trên bảng cân đối kế toán của các công ty. Một cuộc suy thoái có thể làm giảm đáng kể sự sẵng sàng của các công ty cho các chương trình buybacks bổ sung. Đồng thời, Fed đã thu hẹp bảng cân đối kế toán 50 tỷ đô la mỗi tháng, điều này đang rút cạn thanh khoản khỏi hệ thống tài chính.

Giờ hãy để ý đến cổ phiếu ngân hàng, chúng đồng loạt giảm. Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đang gửi những tín hiệu rõ ràng về sự cố, và ngành ngân hàng của Hoa Kỳ không thể đứng ngoài cuộc. Một cú đánh vào thị trường bất động sản toàn cầu, kết hợp với suy thoái kinh tế có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống tài chính.

Các Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) đã phản ứng với cuộc khủng hoảng gần nhất bằng cách cắt giảm lãi suất xuống mức 0 hoặc thấp hơn, điều này đã thúc đẩy giá tài sản, thúc đẩy tích lũy nợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ lãi suất cực thấp cũng gây tổn hại cho các công ty bảo hiểm và quỹ hưu trí không thể kiếm được đủ tiền lãi đầu tư. Mặc dù lãi suất đã tăng những năm gần đây, các NHTƯ vẫn còn quá ít công cụ để đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác. Cuối cùng họ sẽ phải đảo ngược quá trình và tiếp tục nới lỏng định lượng.

Bất ổn xã hội toàn cầu đang lan tràn. Biện pháp hiệu quả duy nhất để ngăn chặn khủng hoảng là mở rộng ngân sách và tài khóa trên quy mô lớn. Điều này sẽ đạt được khi các NHTƯ tài trợ cho việc kiếm tiền từ các khoản nợ của chính phủ. Nhưng việc làm cho chính phủ trở thành giải pháp cho tất cả các cuộc khủng hoảng kinh tế là một bước đi nguy hiểm không chỉ đe dọa giá tài sản mà còn đẩy nhanh chủ nghĩa tư bản.

Theo Avi Tiomkin – MarketWatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Ko phải chúng đang làm ngơ mà là chúng đang cố gắng hoàn thành cuộc khủng hoảng đó. Bởi chính chúng tạo ra nó.
 
công cụ lãi suất khg thể kiểm soát được nền kinh tế. Chỉ đổ lỗi cho họ là khg đúng. Điều bỉ ổi nằm ở "sòng bạc" tài chính. Họ sáng tạo ra các công cụ tài chính mà khg hề hiểu rõ cách thức nó hoạt động hay cố tình lủng đoạn nó. Đây là mấu chốt, tức là trách nhiệm của nhà nước phải có công cụ tương ứng để giám sát, kiểm tra các công cụ tài chính (cụ thể luôn là món phái sinh). Nhưng ở Mỹ tài chính đủ sức bịt mõm chính trị. Ví dụ châu Âu đã áp dụng giới hạn đòn bẩy cho ngành tài chính, Mỹ vẫn ngó lơ.
 
công cụ lãi suất khg thể kiểm soát được nền kinh tế. Chỉ đổ lỗi cho họ là khg đúng. Điều bỉ ổi nằm ở "sòng bạc" tài chính. Họ sáng tạo ra các công cụ tài chính mà khg hề hiểu rõ cách thức nó hoạt động hay cố tình lủng đoạn nó. Đây là mấu chốt, tức là trách nhiệm của nhà nước phải có công cụ tương ứng để giám sát, kiểm tra các công cụ tài chính (cụ thể luôn là món phái sinh). Nhưng ở Mỹ tài chính đủ sức bịt mõm chính trị. Ví dụ châu Âu đã áp dụng giới hạn đòn bẩy cho ngành tài chính, Mỹ vẫn ngó lơ.


Vậy mà người Mỹ vẫn rất tự hào về vụ dùng công cụ lãi suất từ 1980 đó bác (trích cuốn Phân tích liên thị trường- bác giới thiệu)
 
Vậy mà người Mỹ vẫn rất tự hào về vụ dùng công cụ lãi suất từ 1980 đó bác (trích cuốn Phân tích liên thị trường- bác giới thiệu)
thì công cụ lãi suất hữu ích, đồng dollard có giá tri cong cu này càng phát huy tác dung. Y mình nói là Fed sử dụng công cụ lai suất có kém thì khg phải là nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng; mà Fed có sử dụng tốt công cụ lãi suất cũng khg chặn đuoc khủng hoảng xảy ra.
Thối nát nằm bên sáng tạo các món bài bạc cua sòng bài tài chính và chính phủ khg dùng pháp luat kiểm soát chặt nó.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 478 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 577 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,750 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 80 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên