Hậu quả của việc vỡ nợ chính phủ

Hậu quả của việc vỡ nợ chính phủ

Hậu quả của việc vỡ nợ chính phủ

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,251
Vỡ nợ có chủ quyền có thể phức tạp hơn bởi vì tài sản trong nước không thể bị tịch thu để trả lại tiền. Thay vào đó, các điều khoản nợ sẽ được thương lượng lại, thương lượng lại sẽ tiếp tục đưa người vay vào tình huống không thuận lợi hơn nữa. Không chỉ đơn giản quốc gia đó vỡ nợ là xong, mà nó còn tạo ra các ảnh hưởng lên thị trường quốc tế nữa. Một chính phủ vỡ nợ có thể dễ dàng trở thành một chính phủ hỗn loạn chính trị và có thể là thảm họa ở mức châu lục.

hau-qua-cua-viec-vo-no-chinh-phu-traderviet-2.jpg

Nguyên nhân của vỡ nợ


Về cơ bản, vỡ nợ sẽ xảy ra khi nợ của một quốc gia vượt quá khả năng thanh toán. Có một số trường hợp khiến điều này có thể xảy ra:

- Trong một cuộc khủng hoảng tiền tệ

Đồng nội tệ mất khả năng chuyển đổi do những thay đổi nhanh chóng trong tỷ giá hối đoái.

- Tình trạng nền kinh tế thay đổi

Nếu đất nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là hàng hóa, thì nếu nhu cầu nước ngoài giảm đáng kể có thể làm giảm GDP và thời gian trả nợ sẽ lâu hơn. Nếu một quốc gia phát hành nợ ngắn hạn có chủ quyền, thì sẽ càng dễ bị lâm vào tình trạng vỡ nợ.

- Chính trị

Rủi ro vỡ nợ thường liên quan đến cấu trúc tổ chức của chính phủ không ổn định. Ví dụ một đảng mới lên nắm quyền lực hoặc lật đổ chính quyền, chính phủ mới từ chối trả nợ của chính phủ cũ.

Ví dụ về nợ vỡ nợ


Không phải chỉ là lý thuyết, đã có một số trường hợp vỡ nợ quốc gia xảy ra trên toàn thế giới.

Bắc Triều Tiên (1987)

Sau chiến tranh, Triều Tiên thực sự cần một khoản đầu tư lớn để phát triển kinh tế. Tới năm 1980, Triều Tiên đã vỡ nợ trên hầu hết các khoản nợ nước ngoài mới được tái cơ cấu gần 3 tỷ đô la vào năm 1987. Việc quản lý kém trong mảng công nghiệp và chi tiêu quân sự là lý do chính dẫn đến sự suy giảm GNP và khả năng thanh toán các khoản nợ chưa trả.

Nga (1998)

Một phần lớn xuất khẩu của Nga đến từ việc bán hàng hóa, mà hàng hóa thì dễ biến động giá. Việc Nag vỡ nợ là một cú sốc trên thị trường quốc tể bởi vì một quốc gia mạnh như vậy cũng có thể vỡ nợ được. Làm tất cả các nhà đầu tư phải cân nhắc lại các khoản đầu tư khác.

Argentina (2002)

Nền kinh tế Argentina đã trải qua lạm phát cao khi bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1980, nhưng Arrgentina đã xoay xở để giữ cho mọi thứ không sụp đồ bằng cách neo tỷ giá nội tệ vào đồng đô la Mỹ. Thế rồi một cuộc suy thoái vào cuối những năm 1990 đã đẩy chính phủ đến bờ vực vỡ nợ vào năm 2002, ngay lập tức các nhà đầu tư ngừng rót tiền vào Argentina và ngay cả sau này các nhà đầu tư vẫn dè dặt với Argentina.

Đầu tư vào Nợ

Thị trường vốn toàn cầu ngày càng trở nên tích hợp trong những thập kỷ gần đây, cho phép các nền kinh tế mới nổi tiếp cận với một nhóm đa dạng hơn các nhà đầu tư để việc vay nợ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên rủi ro vỡ nợ cũng cao hơn nhiều.

Các nhà đầu tư cho vay nợ chủ quyền cũng đều là “cá mập”. Ngoài mặt họ cho chính phủ vay tiền, mặt khác họ lại đầu tư để đẩy nền kinh tế con nợ của họ theo hướng họ muốn. Hoàn toàn có thể. Hoặc dùng khoản nợ đó, khiến đất nước vỡ nợ sau đó thao túng, hoàn toàn có thể.

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Giải pháp các quốc gia giải quyết nợ chính phủ

>> Suy thoái kinh tế phân tích từ góc nhìn nhà đầu tư?


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Cám ơn bác, bác phân tích 1 tí về venezuela . Đây là quốc gia đang khủng hoảng và có phát hành tiền ảo
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên