Hệ thống Bretton Woods đã thay đổi thế giới như thế nào?

Hệ thống Bretton Woods đã thay đổi thế giới như thế nào?

Hệ thống Bretton Woods đã thay đổi thế giới như thế nào?

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,251
Khoảng bảy thập niên trước các thỏa thuận tiền tệ của hệ thống Bretton Woods được coi là việc làm nhằm duy trì sự ổn định, trật tự và kỷ luật tương đối. Mặc dù hiện nay hệ thống Bretton Woods đã không còn hoạt động nữa, nhưng những gì mà nó mở ra đã được coi là một thiết lập tiền tệ mới cho chúng ta ngày hôm nay.

Trở về những ngày thế giới sôi sục với hội nghị Bretton Woods


Vào tháng 7 năm 1944, các đại biểu từ 44 quốc gia Đồng Minh đã tập trung tại một khu nghỉ mát trên núi ở Bretton Woods, để thảo luận về một trật tự tiền tệ quốc tế mới. Mục tiêu hy vọng là tạo ra một hệ thống để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế trong khi vẫn bảo vệ các mục tiêu chính sách tự trị của các quốc gia riêng lẻ. Đó là điều cần thiết sau chiến tranh, ai cũng tổn thất cả cần phải bỏ qua những định kiến về nhau để thống nhất tới một sự xây dựng chung.

hoi-nghi-bretton-woods-traderviet-4.jpg

Bretton Woods là một địa điểm ở New Hamsphire, Mỹ, nơi diễn ra Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc vào năm 1944. Hội nghị này thảo luận các vấn đề về thanh toán quốc tế sau thế chiến 2. Sau khi xem xét các khuyến nghị khác nhau do chính phủ Canada, Mỹ và Anh đưa ra, Hội nghị đã nhất trí thành lập Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (gọi tắt là Ngân hàng thế giới - WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Khái niệm hệ thống Bretton Wood (Bretton Woods System) thường được dùng để ám chỉ hệ thống tiền tệ quốc tế và các định chế tài chính có liên quan do hội nghị này lập ra.

Anh – Mỹ: Tranh đấu tại Bretton Woods


Trong hội nghị Bretton Woods năm đó, các cuộc thảo luận phần lớn bị chi phối bởi lợi ích của hai cường quốc kinh tế vĩ đại của thời đó, Hoa Kỳ và Anh. Nhưng hai nước này lại có những mối bận tâm khác nhau, với nước Anh nổi lên từ cuộc chiến như một quốc gia mang nợ lớn và Mỹ giờ đây trở thành vai trò là chủ nợ lớn của thế giới.

Mỹ muốn mở cửa thị trường thế giới để xuất khẩu, Hoa Kỳ được đại diện bởi Harry Dexter White đàm phán trong Bretton Wood, ưu tiên việc tạo thuận lợi cho thương mại tự do thông qua sự ổn định của tỷ giá cố định.

Anh, đại diện bởi John Maynard Keynes và muốn tỷ giá hối đoái thả nổi tự do nhằm tách khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, để có sự linh hoạt hơn về tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thanh toán đang nghiêng hẳn sang một bên của Anh Quốc.

hoi-nghi-bretton-woods-traderviet-1.jpg

Quy tắc của hệ thống mới Bretten Woods


Vấn đề về “lãi suất cố định nhưng có thể điều chỉnh” cuối cùng đã được giải quyết. Các quốc gia thành viên sẽ cố định đồng tiền của mình với đồng đô la Mỹ và ở khía cạnh Mỹ, để đảm bảo phần với phần còn lại của thế giới rằng đồng tiền của họ đáng tin cậy, Mỹ sẽ neo đồng đô la với vàng, với mức giá 35 đô la một ounce.

Như vậy các nước sẽ công nhận đôla Mỹ (USD) là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế và có thể đổi ra vàng không hạn chế với tỷ giá 35 đôla một ounce (31,010gram). Tỷ giá giữa đồng tiền các nước thành viên được hình thành trên cơ sở so sánh đồng giá vàng giữa tiền các nước và chỉ được phép dao động trong biên độ 1% như đã được cam kết với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu vượt quá biên độ này thì ngân hàng trung ương các nước phải can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách mua vào hoặc bán ra một lượng USD nhất định để ổn định lại tỷ giá.

Để đảm bảo tuân thủ các quy định mới, hai tổ chức quốc tế đã được thành lập: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD; sau này được gọi là Ngân hàng Thế giới). Các quy định mới đã được chính thức vạch ra trong các Điều khoản của Hiệp định IMF. Các quy định khác của các Điều khoản quy định rằng các hạn chế tài khoản hiện tại sẽ được dỡ bỏ trong khi các điều khiển vốn được cho phép, để tránh làm mất ổn định dòng vốn.

hoi-nghi-bretton-woods-traderviet-2.jpg

Những năm đầu của hệ thống Bretton Woods


Trong khi Mỹ thúc đẩy việc thực hiện ngay các điều khoản các bên đã đồng ý trong hội nghị, thì ở phần còn lại của thế giới, các nước khác đang trong tình trạng túng thiếu, thanh khoản không có, cơ sở hạ tầng chưa vững, không thể phát triển kinh tế hay giao thương trong nước lẫn nước ngoài, như vậy không có thanh khoản.

Trước tình hình như vậy, Mỹ buộc phải đứng đằng sau IMF và IBRD, để hỗ trợ cho vay đối với các nước có nhu cầu, có lẽ cách để giàu hơn là giúp mọi người xung quanh làm giàu.
Từ năm 1945 đến năm 1950, Hoa Kỳ đã có thặng dư thương mại trung bình hàng năm là 3,5 tỷ đô la. Ở một diễn biến khác, vào năm 1947 các quốc gia châu Âu bị thâm hụt cán cân thanh toán, dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của đồng đô la và dự trữ vàng của họ.
Thay vì xem xét tình huống này một cách thuận lợi, chính phủ Hoa Kỳ nhận ra rằng nó là mối đe dọa nghiêm trọng khả năng thương mại của Châu Âu là một thị trường quan trọng đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.

Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ đã tài trợ 13 tỷ USD cho châu Âu thông qua Kế hoạch Marshall năm 1948 và khoảng hai chục quốc gia khác nữa, theo sau sự dẫn dắt của Anh, được phép giảm giá tiền tệ so với đồng đô la vào năm 1949. Những động thái này đã giúp giảm bớt tình trạng thiếu đô la và cân bằng cạnh tranh được khôi phục bằng cách giảm thặng dư thương mại của Mỹ.

hoi-nghi-bretton-woods-traderviet-3.jpg

Kế hoạch Marshall và tỷ giá hối đoái cạnh tranh hơn đã giảm bớt áp lực lên các quốc gia châu Âu đang cố gắng khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, cho phép họ tăng trưởng nhanh và phục hồi khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian này chính sách tiền tệ mở rộng của Hoa Kỳ làm tăng nguồn cung đô la, cùng với khả năng cạnh tranh gia tăng từ các quốc gia thành viên khác, sẽ sớm làm cán cân thanh toán đảo ngược.

Tính bất ổn của Bretton Woods


Sự suy giảm dự trữ vàng của Mỹ đi kèm với những thâm hụt do muốn duy trì sự cân bằng cho toàn thế giới do tham vọng muốn cả thế giới dự trữ đô la Mỹ chứ không phải vàng, chính tham vọng này đã đe dọa sự ổn định của hệ thống Bretton Woods.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Mỹ đã âm vào năm 1959 và nợ nước ngoài theo ước tính của Cục Dự trữ Liên bang đã vượt quá dự trữ vàng vào năm 1960, điều này đã gây lo ngại về khả năng cung ứng vàng của quốc gia.

Trong suốt thập kỷ 60 và đầu thập kỷ 70, nền kinh tế các nước Tây Âu và Nhật Bản tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế Mỹ. Cán cân thanh toán Mỹ bội chi liên tục. Mỹ cũng phải chi tiêu nhiều cho các cuộc chiến tranh ở các nước. Hàng trăm tỷ đôla Mỹ lạm phát ra nước ngoài tràn ngập thị trường thế giới làm cho đôla Mỹ mất giá liên tục. Kho vàng dự trữ của Mỹ giảm đến mức thấp nhất. Mỹ phải đình chỉ đổi đôla lấy vàng cho Ngân hàng trung ương nước ngoài và đình chỉ việc ổn định giá vàng trên thế giới. Đôla Mỹ không còn liên hệ gì với vàng nữa...

Hệ thống Bretton Woods tan vỡ


Hệ thống Bretton Woods đã kéo dài cho tới năm 1971. Tại thời điểm đó, lạm phát và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ gia tăng đã làm suy giảm giá trị đồng đôla. Người Hoa Kỳ cố thuyết phục Đức và Nhật Bản, là hai nước đều có cán cân thanh toán thuận lợi, tăng giá trị các đồng tiền của họ. Nhưng các quốc gia này miễn cưỡng chấp nhận bước đi này, vì việc tăng giá trị đồng tiền của họ sẽ làm tăng giá hàng hóa của các nước đó và gây tổn hại đến xuất khẩu của họ.

Cuối cùng, Hoa Kỳ đã bỏ giá trị cố định của đồng đôla và cho phép nó được thả nổi - tức là cho dao động đối với các đồng tiền khác. Đồng đôla ngay lập tức hạ giá. Các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách khôi phục lại hệ thống Bretton Woods bằng một hiệp định có tên gọi Hiệp định Smithson năm 1971, nhưng cố gắng này đã thất bại. Năm 1973, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã chấp thuận cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.

Vào năm 1971, Hoa Kỳ rút khỏi Chế độ tiền tệ Bretton Woods. Lý do là hệ thống Bretton Woods đã giới hạn hoạt động chi tiêu của Hoa Kỳ và thế giới do lượng vàng sở hữu là có hạn trong khi nhu cầu sử dụng tiền lại lớn hơn rất nhiều. Việc Hoa Kỳ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho Chiến tranh Việt Nam hoặc viện trợ cho các nước khác đã khiến đôla mất giá và tăng lạm phát.

Để xóa bỏ sự bất hợp lý trên, vào tháng 8 năm 1971 Tổng thống Hoa Kỳ Nixon đã phải rút hẳn khỏi hệ thống Bretton Woods và tiến hành thả nổi đồng tiền.

Cả IMF và WB vẫn sống sót. Nhưng mỗi tổ chức đều nhận được những chỉ trích gay gắt, nhất là đối với sự áp đảo được nhận thấy của các nước giàu. IMF đã bị chỉ trích vì các điều kiện nó gắn với các khoản vay, được xem là quá tập trung vào chính sách thắt lưng buộc bụng và quyền lợi của chủ nợ, đồng thời quá ít quan tâm đến phúc lợi của người nghèo.

Trong khi đó WB, chủ yếu tập trung vào các khoản vay cho các nước đang phát triển, lại bị chỉ trích vì thiếu chú ý tới những hậu quả xã hội và môi trường của các dự án mà mình tài trợ. Thật khó để tin rằng cả hai tổ chức này sẽ vẫn tồn tại sau 70 năm nữa, trừ khi họ thay đổi để phản ánh quyền lực ngày càng tăng của các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc.

P/s: Cảm ơn anh em đã đọc hết, bài hơi dài. Hi vọng anh em đọc xong hiểu hơn về Bretton Woods :D

Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất bổ ích anh ạ. Em mới ra trường làm việc trong lĩnh vực tài chình và chỉ là 1 newtrader. Hy vọng anh up nhiều bài chuyên mục này hơn nữa
 
Rất bổ ích anh ạ. Em mới ra trường làm việc trong lĩnh vực tài chình và chỉ là 1 newtrader. Hy vọng anh up nhiều bài chuyên mục này hơn nữa
cảm ơn bạn, mong bạn lên TraderViet mỗi ngày, trong box Kinh tế - Tài chính mình có rất nhiều bài về lịch sử kinh tế :cool:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 324 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 729 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 174 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,235 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên