Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn - P3 Cách xác định chính xác S/R

Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn - P3 Cách xác định chính xác S/R

Hiểu về kháng cự-hỗ trợ để xác định chúng chính xác hơn - P3 Cách xác định chính xác S/R

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,126
29,787
Sau hai phần đầu, anh em đã hình dung được một đường kháng cự- hỗ trợ(S/R) hoạt động hiệu quả và không hiệu quả là như thế nào. Ở bài này chúng ta đi vào phần quan trọng nhất, cách xác định kháng cự- hỗ trợ một cách chính xác, các bước bao gồm:
  • B1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ CHÍNH gần mức giá hiện tại;
  • B2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này;
  • B3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng;
  • B4: Lặp lại quá trình để tìm ra những mức kháng cự-hỗ trợ rộng hơn;
  • B5: Nếu các mức kháng cự-hỗ trợ quá khó xác định, hãy chuyển chế độ hiển thị giá.
Bây giờ hãy cùng đi vào chi tiết từng bước.

B1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ chính gần mức giá hiện tại


Bạn không cần phải vẽ hàng loạt các đường quanh khu vực giá hiện tại vì việc này giống như cố gắng tích hợp thật nhiều indicator vào chart vậy, nó sẽ làm giảm hiệu suất trading của bạn.

Thay vào đó, chỉ cần xác định một mức kháng cựhỗ trợ gần với vùng giá hiện tại, đừng lo lắng về tính chính xác của những đường này, chúng ta sẽ tối ưu nó sau. Việc đầu tiên là xác định MỘT cặp S/R mà bạn cảm thấy hợp lý nhất.

hieu-ve-khang-cu-ho-tro-de-xac-dinh-chung-chinh-xac-hon-p3-cach-xac-dinh-chinh-xac-s-r1.png

[Xác định kháng cự hỗ trợ quanh mức giá hiện tại]
Nhớ rằng bạn đang xác định mức kháng cự hỗ trợ chính nên chưa cần quan tâm đến các tiểu tiết.

B2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này


Sau khi đã có một cặp đường kháng cự- hỗ trợ, bước tiếp theo là xem những đường này đã ở vị trí mà nó nên ở hay chưa.

Cách dễ nhất để làm điều này chính là nhìn xem mức kháng cự- hỗ trợ này bị giá test bao nhiêu lần. Bạn có thể cũng phải thường xuyên điều chỉnh lại mức kháng cự- hỗ trợ lại cho phù hợp.

Trong ví dụ trên, đó là một cặp kháng cự- hỗ trợ đáng chú ý bởi vì giá đã test hai đầu khá nhiều lần.

Một lưu ý nhỏ, giá có thể phá đường line mà bạn đã vẽ làm cho bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng đôi khi những đợt “phá ngưỡng” này cũng không đáng lo, giá cần “phá ngưỡng” để quét hết những lệnh còn đang mở.

Trader cũng cần phải chú ý đến những đỉnh/đáy (tác giả gọi chúng là “elbow”) hình thành bên trong đoạn kháng cự- hỗ trợ đã xác định, vì trên lý thuyết những vùng giá này cũng đóng vai trò như một kháng cự- hỗ trợ.

hieu-ve-khang-cu-ho-tro-de-xac-dinh-chung-chinh-xac-hon-p3-cach-xac-dinh-chinh-xac-s-r2.png

[Cần chú ý đến những đỉnh đáy trong vùng S/R đã xác định]
Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự- hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng.

hieu-ve-khang-cu-ho-tro-de-xac-dinh-chung-chinh-xac-hon-p3-cach-xac-dinh-chinh-xac-s-r3.png

[Elbow trùng với S/R là một dấu hiệu tốt]
Và việc cuối cùng của bước này chính là để ý đến thân nến và bóng nến, bạn nên coi trọng thân nến hơn là bóng nến. Nhìn ví dụ trên, mức S/R có thể bị nhiều bóng nến đâm thủng nhưng bị thân nến đâm thủng thì rất ít.

B3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng


Ở bước số 3 này chúng ta sẽ xem những hành động giá với dữ liệu cũ hơn, để xem liệu đường S/R này có giá trị trong vùng giá cũ hơn đó hay không.

Trader có thể lùi về một đoạn nến tương đối, hoặc cũng có thể di chuyển lên khung thời gian cao hơn để có nhận định về điều này.

Ở ví dụ trên, mức kháng cự- hỗ trợ này khá tốt vì trong quá khứ nó cũng hoạt động. Khi bạn thấy được điều này thì đó là một dấu hiệu tốt để bạn tăng thêm phần tự tin cho quyết định vào lệnh.

Cũng cần lưu ý rằng mức “đắt-rẻ” của một cặp tiền tệ/hàng hóa luôn thay đổi, thế nên các mức giá trong quá khứ không nhất thiết phải phản ứng chính xác với những gì bạn vừa vẽ ra, với thời gian luyện tập lâu dài, Trader sẽ nhận ra những mức S/R nào là quan trọng và mức nào thì không.

Mình dừng bài viết ở đây, còn một phần nữa sẽ hoàn tất seires này và mình sẽ có một file tổng hợp các phần gửi anh em. Nhớ đón theo dõi nhé!

Safe trading!
Nguồn Tradingheroes

>> Nhìn lại cú sập giá lịch sử của thị trường – Khi Ngân hàng Trung ương nuốt lời
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Sau hai phần đầu, anh em đã hình dung được một đường kháng cự-hỗ trợ(S/R) hoạt động hiệu quả và không hiệu quả là như thế nào. Ở bài này chúng ta đi vào phần quan trọng nhất, cách xác định kháng cự-hỗ trợ một cách chính xác, các bước bao gồm:
  • B1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ CHÍNH gần mức giá hiện tại;
  • B2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này;
  • B3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng;
  • B4: Lặp lại quá trình để tìm ra những mức kháng cự-hỗ trợ rộng hơn;
  • B5: Nếu các mức kháng cự-hỗ trợ quá khó xác định, hãy chuyển chế độ hiển thị giá.
Bây giờ hãy cùng đi vào chi tiết từng bước.

B1: Tìm kiếm những mức giá kháng cự-hỗ trợ chính gần mức giá hiện tại


Bạn không cần phải vẽ hàng loạt các đường quanh khu vực giá hiện tại vì việc này giống như cố gắng tích hợp thật nhiều indicator vào chart vậy, nó sẽ làm giảm hiệu suất trading của bạn.

Thay vào đó, chỉ cần xác định một mức kháng cự và hỗ trợ gần với vùng giá hiện tại, đừng lo lắng về tính chính xác của những đường này, chúng ta sẽ tối ưu nó sau. Việc đầu tiên là xác định MỘT cặp S/R mà bạn cảm thấy hợp lý nhất.

View attachment 25359
[Xác định kháng cự hỗ trợ quanh mức giá hiện tại]
Nhớ rằng bạn đang xác định mức kháng cự hỗ trợ chính nên chưa cần quan tâm đến các tiểu tiết.

B2: Quan sát các điểm xoay của giá xung quanh những mức này


Sau khi đã có một cặp đường kháng cự-hỗ trợ, bước tiếp theo là xem những đường này đã ở vị trí mà nó nên ở hay chưa.

Cách dễ nhất để làm điều này chính là nhìn xem mức kháng cự-hỗ trợ này bị giá test bao nhiêu lần. Bạn có thể cũng phải thường xuyên điều chỉnh lại mức kháng cự-hỗ trợ lại cho phù hợp.

Trong ví dụ trên, đó là một cặp kháng cự-hỗ trợ đáng chú ý bởi vì giá đã test hai đầu khá nhiều lần.

Một lưu ý nhỏ, giá có thể phá đường line mà bạn đã vẽ làm cho bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng đôi khi những đợt “phá ngưỡng” này cũng không đáng lo, giá cần “phá ngưỡng” để quét hết những lệnh còn đang mở.

Trader cũng cần phải chú ý đến những đỉnh/đáy (tác giả gọi chúng là “elbow”) hình thành bên trong đoạn kháng cự-hỗ trợ đã xác định, vì trên lý thuyết những vùng giá này cũng đóng vai trò như một kháng cự-hỗ trợ.

View attachment 25360
[Cần chú ý đến những đỉnh đáy trong vùng S/R đã xác định]
Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự-hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng.

View attachment 25361
[Elbow trùng với S/R là một dấu hiệu tốt]
Và việc cuối cùng của bước này chính là để ý đến thân nến và bóng nến, bạn nên coi trọng thân nến hơn là bóng nến. Nhìn ví dụ trên, mức S/R có thể bị nhiều bóng nến đâm thủng nhưng bị thân nến đâm thủng thì rất ít.

B3: Chú ý đến những hành động giá quan trọng trong vùng


Ở bước số 3 này chúng ta sẽ xem những hành động giá với dữ liệu cũ hơn, để xem liệu đường S/R này có giá trị trong vùng giá cũ hơn đó hay không.

Trader có thể lùi về một đoạn nến tương đối, hoặc cũng có thể di chuyển lên khung thời gian cao hơn để có nhận định về điều này.

Ở ví dụ trên, mức kháng cự-hỗ trợ này khá tốt vì trong quá khứ nó cũng hoạt động. Khi bạn thấy được điều này thì đó là một dấu hiệu tốt để bạn tăng thêm phần tự tin cho quyết định vào lệnh.

Cũng cần lưu ý rằng mức “đắt-rẻ” của một cặp tiền tệ/hàng hóa luôn thay đổi, thế nên các mức giá trong quá khứ không nhất thiết phải phản ứng chính xác với những gì bạn vừa vẽ ra, với thời gian luyện tập lâu dài, Trader sẽ nhận ra những mức S/R nào là quan trọng và mức nào thì không.

Mình dừng bài viết ở đây, còn một phần nữa sẽ hoàn tất seires này và mình sẽ có một file tổng hợp các phần gửi anh em. Nhớ đón theo dõi nhé!

Safe trading!
Nguồn Tradingheroes

>> Nhìn lại cú sập giá lịch sử của thị trường – Khi Ngân hàng Trung ương nuốt lời
Cám ơn tác giả
 
Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự-hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng>>> Em thấy những đỉnh đáy này có trùng với Đường HT, KC đâu nhỉ, anh có thể giải thích hộ e ah
 
Những đỉnh/đáy này không phải dùng để giao dịch nhưng nếu chúng trùng với đường kháng cự-hỗ trợ mà bạn đã xác định thì đó là dấu hiệu cho thấy nó khả dụng>>> Em thấy những đỉnh đáy này có trùng với Đường HT, KC đâu nhỉ, anh có thể giải thích hộ e ah
Tức là có nhiều đỉnh đáy trong biên độ kháng cự-hỗ trợ mà bác đã xác định, nhưng cái nào trùng với kháng cự hoặc hỗ trợ mới ngon, còn lại thì nên bỏ qua
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 908 Xem / 45 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,906 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên