(Hỏi) Rút tiền Bankwire hơn 100K USD mõi tháng có bị hỏi thăm?

(Hỏi) Rút tiền Bankwire hơn 100K USD mõi tháng có bị hỏi thăm?

(Hỏi) Rút tiền Bankwire hơn 100K USD mõi tháng có bị hỏi thăm?
đổi qua sàn em nè, vẫn rút tiền về ví nhưng phí 1% này sẽ k bị ví baokim hay ngân lượng thu vì sàn sẽ chịu. v là giải quyêt dc vấn đề của bác ngay
 
Silver với Gold member không tốn thì phải
Nếu rút tiền từ Broker về Net 100 USD thì về ví Net của mình có đủ 100 USD ko bác Huy . Hay nhận dc số tiền đã tính phí vậy bác .
đổi qua sàn em nè, vẫn rút tiền về ví nhưng phí 1% này sẽ k bị ví baokim hay ngân lượng thu vì sàn sẽ chịu. v là giải quyêt dc vấn đề của bác ngay
Sàn nào thế bác , inbox bác ơi !
 
Tôi chưa được rút bao giờ, toàn nạp...
Không hiểu được cảm giá đó ntn rồi. hix.
Mà tôi còn không biết cách rút nữa kia.
 
  • Like
Reactions: Kha
Chào các cụ , đầu tiên chúc các cụ 1 ngày mới tốt lành và giao dịch luôn thuận lợi .

Chuyện là e có làm quỹ . Nói chung là của bạn bè và người thân thuộc góp vốn vào quỹ . Mình đang trade trên sàn có hỗ trợ bảo kim , ngân lượng . Và trước giờ vì e ngại có thông tin rút quá nhiều tiền từ nước ngoài về thông qua Bank Wire có thể sẽ bị gọi lên hỏi thăm nên e rất quan ngại . Nên e thường chọn Bảo kim và ngân lượng để rút tiền :(.

Nhưng bây giờ thật sự là quan ngại hơn cả quan ngại là phí rút tiền qua 2 cổng thanh toán này lên đến 1% . Mõi tháng e rút hơn 100K USD tức là hơn 2 tỷ VN . Tính sơ sơ phí rút tiền 1% của 2 củ tỏi mõi tháng e phải mất đến hơn 20triệu :confused: Em đang rất là đau đầu .

Về Bank Wire thì sàn ko tính phí , chỉ về ngân hàng VN là bị ngân hàng tính phí nhưng ko đáng kể . Nhưng như đã nói ở trên là nhà nước đang thắc chặc ngoại tệ đi ra và vào VN nên e xin lên đây hỏi ý kiến các cụ thâm niên ở đây .Mõi tháng e rút 100K USD hoặc hơn có bị hỏi thăm gì ko . Nếu có thì trả lời thế nào , hoặc có cách nào khác rút tiền phí thấp hơn ko .

Chân thành cảm ơn các cụ :oops:

P/S : Có cụ nào ở đây rút số tiền lớn mõi tháng về Bankwire mà ko vấn đề gì xin lên tiến để e an tâm ạ :oops:
Có đồng chí trong bank tư vấn để ko bị dòm ngó bác đi du lịch nước ngoài mở tài khoản tgtt tại nước ngoài, sau đó rút từ tk forex về tk đó, xong rút $ mặt mang về VN bán cho điểm thu đổi ngoại tệ là xong.
Ko biết có ai đã dùng cách này chưa, xin chỉ giáo thêm? Mình nghĩ trường hợp rút nhiều như Bác rút cách này có vẻ an tâm :)
 
Có đồng chí trong bank tư vấn để ko bị dòm ngó bác đi du lịch nước ngoài mở tài khoản tgtt tại nước ngoài, sau đó rút từ tk forex về tk đó, xong rút $ mặt mang về VN bán cho điểm thu đổi ngoại tệ là xong.
Ko biết có ai đã dùng cách này chưa, xin chỉ giáo thêm? Mình nghĩ trường hợp rút nhiều như Bác rút cách này có vẻ an tâm :)
Nước ngoài cụ thể là nước nào bác , ví dụ 20tr phí rút qua ngân lượng mà bác mở tài khoản nước ngoài rồi bay qua nước ngoài phí cũng nhiêu đó , xem như dc du lịch mõi tháng từ tiền phí đó . Nhưng nước ngoài cũng có qui định nghiêm ngặc về ngoại tệ . Phải am hiểu lắm mới mở tài khoản dc bác ạ .
 
Có đồng chí trong bank tư vấn để ko bị dòm ngó bác đi du lịch nước ngoài mở tài khoản tgtt tại nước ngoài, sau đó rút từ tk forex về tk đó, xong rút $ mặt mang về VN bán cho điểm thu đổi ngoại tệ là xong.
Ko biết có ai đã dùng cách này chưa, xin chỉ giáo thêm? Mình nghĩ trường hợp rút nhiều như Bác rút cách này có vẻ an tâm :)

Bác phải cẩn thận, có quy định mang ngoại tệ nhập / xuất cảnh nha

“Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh

1.Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a)5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác”.

Như vậy, khi về Việt Nam bạn chỉ được phép mang số lượng tiền mặt (tiền VNĐ, tiền USD hoặc ngoại tệ khác) theo như quy định nêu trên. Nếu bạn mang tiền mặt trên mức quy định thì phải khai báo hải quan tại cửa khẩu và xuất trình các giấy tờ cần thiết (không áp dụng với những cá nhân mang theo các loại công cụ thanh toán và các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như: thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán).

Do đó khi bạn mang số tiền hơn 16 nghìn USD vào Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Việc khai báo tại Hải quan cửa khẩu thực hiện bằng lập Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Đây cơ sở để chứng minh nguồn gốc số tiền nếu sau đó mang trở ra nước ngoài hoặc gửi tiền vào ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

- Đối với câu hỏi thứ hai, khi khai báo bạn phải xuất trình những loại giấy tờ theo quy định tại điều 3, Thông tư 15/2011/TT/NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh đó là:

Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo

1.Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu:

a)Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc

b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

2. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép.

Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.

- Đối với câu hỏi thứ ba, thì bạn sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự như sau:

Điều 10 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định trong trường hợp không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.”

Tang vật vi phạm sẽ được trả lại cho nguời vi phạm khi quyết định xử phạt đã được thực hiện.

Tuy nhiên nếu số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên và là tội phạm, thì tuỳ vào tính chất của tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153, 154 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới) như sau:

“Điều 153. Tội buôn lậu
1.Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a)Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

đ) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

e) Thu lợi bất chính lớn;

g) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác;

h) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

i)Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

k) Phạm tội nhiều lần;

l) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

b) Hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn;

c) Thu lợi bất chính rất lớn;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

“Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới

1. Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Hàng cấm có số lượng rất lớn;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Phạm tội nhiều lần;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp hàng phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

https://luatminhgia.com.vn/hoi-dap-...-te-vao-viet-nam-co-phai-khai-bao-khong-.aspx
 
1% là ít. Mình làm freelance đây, tiền trên Paypal, rút tiền cho hiệu quả thì ai ở VN cần paypal thì ty giá (vcb + paypal)/2 là mình bán. Mình tham khảo tiendientu.exchange rồi, các skrill, neteller mình không rõ, chứ paypal thấy ti giá ho đưa còn thấp hơn của paypal.
Một doanh nghiệp IT nho nhỏ mình biết thì một tháng rút 20k-30k về hàng tháng nhiều năm rồi nhưng không bị dòm ngó. Họ rút dưới tên cá nhân, không liên quan gì cty và một lần nữa 1% là rẻ. Thường các cty IT, nhóm hay cá nhân trong linh vực này chiu % cao hơn nhiều đê $ thành vnđ trong tk ngân hàng của mình. Còn 100k hang tháng cá nhân mình nghĩ sẽ bị chú ý.
 
Hồi xưa mình làm bên thống kê ngân hàng thương mại những giao dịch chuyển khoản lớn như bạn đều được báo cáo lên ngân hàng nhà nước hàng tháng, báo cáo nhưng mà nó không chú ý mấy đâu thỉnh thoảng có nghi ngờ nó gọi điện hỏi thôi nhưng không nhiều chủ yếu là mấy giao dịch vài chục đến vài trăm tỷ
 
Skrill/Neteller rút về bank tỷ giá ~ 21700. Bên mình mua 22500 nên chắc chắn có lợi hơn rất nhiều. Còn Paypal nó có đặc điểm riêng nên tỷ giá rút thấp hơn tỷ giá Paypal đưa ra nhưng nhanh hơn nhiều ^^
 
Chuyển khoản kiểu gì mà tiền usd về tài khoản bác nhiều cũng dính hết. Vì PC50 sợ bác là khủng bố hoặc phản động gì đó được nước ngoài gửi tiền tài trợ. USD về bank trên 10k là vô sổ thì phải
em rút là về tiền việt Anh @DuongHuy ơi. lúc rút thì chọn USD xong trên trang web broker nó tự quy đổi ra tỷ giá VND, và khi nhận tiền thì thấy y như là chuyển khoản Internetbanking ấy.
 
Thay vì rút bank. Nếu như 100.000 USD thì cố gắng rút về Skrill rồi chia nhỏ ra bán xem, Skrill VIP ko bị tính phí send. Nên 100k USD đó khi send cho người khác lấy tiền việt thì quá ok. Nhưng tìm được nơi thu 100k đó ko phải là chuyện đơn giản.

Nhớ sàn Hotforex có IB Việt, có hỗ trợ đổi tiền cho khách, nhưng 100.000 USD thì không biết họ thanh khoản nổi không.
 
Skrill/Neteller rút về bank tỷ giá ~ 21700. Bên mình mua 22500 nên chắc chắn có lợi hơn rất nhiều. Còn Paypal nó có đặc điểm riêng nên tỷ giá rút thấp hơn tỷ giá Paypal đưa ra nhưng nhanh hơn nhiều ^^
Trang này hôm bữa tưởng scam, chuyển tiền mấy ngày gọi ko nghe máy, làm ăn mất uy tín quá. Gặp 1 lần là ko bao giờ giao dịch với trang nay. Đôi lời với những bạn chưa biết.
 
Thank bạn đã chia sẻ :), Mình cũng đã hỏi một số chuyên gia TTQT, Ngoại hối tại hội sở ngân hàng thì theo quy định quản lý ngoại hối có quy định “ Do đó khi bạn mang số tiền hơn 16 nghìn USD vào Việt Nam thì bắt buộc phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Việc khai báo tại Hải quan cửa khẩu thực hiện bằng lập Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Đây cơ sở để chứng minh nguồn gốc số tiền nếu sau đó mang trở ra nước ngoài hoặc gửi tiền vào ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.”

Trong đó có câu “ Đây cơ sở để chứng minh nguồn gốc số tiền nếu sau đó mang trở ra nước ngoài hoặc gửi tiền vào ngân hàng, tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.”
Do đó nếu bạn không có nhu cầu mang số tiền đó ra nước ngoài lại hoặc không nộp vào tiền gửi thanh toán ngoại tệ tại bank việt nam thì không cần khai báo, bởi nếu bạn nộp usd mặt vào tài khoản usd thì bank sẽ yêu cầu bạn cung cấp chứng minh nguồn tiền hợp pháp do đó mới cần khai báo, do đó usd không khai báo chỉ có thể bán cho bank hoặc điểm thu đổi ngoại tệ.

Case này do chủ thớt muốn tư vấn mỗi tháng rút 150,000 usd mà ko bị dòm ngó thì mình thấy cách này cũng là một cách, chứ rút Neteller, Skrill, Ngân lượng thì với số tiền rút như trên có chắc ko bị dòm ngó ko? Mình nghĩ ko phải là tốn phí nhiều hay ít, thà nhiều một chút mà ko bị chụp vẫn an tâm hơn :)
Mình cũng rất muốn bạn nào đã từng thực tế cách rút tiền này chia sẻ anh em thêm kinh nghiệm, tại mỗi ngân hàng nước ngoài theo quốc gia họ có luật riêng nên để mở tk tgtt cũng ko phải dễ dàng gì.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên