Hướng dẫn đầy đủ cách để trader xác định một setup giao dịch có xác suất thắng cao (Phần quan trọng)

Hướng dẫn đầy đủ cách để trader xác định một setup giao dịch có xác suất thắng cao (Phần quan trọng)

Hướng dẫn đầy đủ cách để trader xác định một setup giao dịch có xác suất thắng cao (Phần quan trọng)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,375
29,015
Chào cả nhà. Chúng ta tiếp tục hành trình đi tìm một setup chất lượng cao nhé. ANh em nào chưa đọc nội dung bài trước thì xem lại bài viết tại link này nhé. Bây giờ chúng ta tiếp tục.

Ở bài viết trước mình đã nói về việc giao dịch theo xu hướng và cách xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Bây giờ chúng ta đi tiếp các phẩn tiếp thao đó là, tìm điểm vào lệnh, thoát lệnh nhé.

Mình xin phép được tag: @Dangladen @Ngô vĩ khang @hunt money @BeBeTran @Namnew @MinhSa @An Thành @Mr.Kharo @Đinh xuân Ái @danghiep66 @TienUSD @Lê Vang @Huan2051

Điểm vào lệnh


Có 3 cách để bạn tham gia giao dịch:
  • Pullback
  • Breakout
  • Failure Test

Pullback


Pullback là sóng di chuyển ngược với xu hướng hiện tại. Ví dụ xu hướng tăng, thì pullback ở đây sẽ là sóng giảm tạm thời. Như ví dụ dưới đây:

12.-Pullback-in-uptrend-1024x452.png


Pullback trong xu hướng giảm sẽ là sóng tăng tạm thời. Như ví dụ:

13.-Pullback-in-downtrend-1024x452.png


Ưu điểm của giao dịch pullback:

Bạn sẽ vào lệnh ở vị thế tốt với tỷ lệ Risk Reward tốt.

Nhược điểm của giao dịch pullback:

Bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội khi thị trường không đi vào vùng giá của bạn

Breakout


Breakout là động thái giá di chuyển ra phía ngoài phạm vi của một vùng giá. Có thể dùng kháng cựhỗ trợ để tìm phạm vi của vùng giá này.

Breakout theo hướng tăng:

14.-Upside-breakout-1024x451.png


Breakout theo hướng giảm:

15.-Downside-breakout-1024x453.png


Failure Test (Kiểm tra thất bại)


Chúng ta sẽ vào lệnh khi giá phá vỡ thất bại một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ. Chúng ta lợi dụng trader bị mắc kẹt khi trade breakout. Có thể áp dụng với thị trường có xu hướng hoặc đi ngang. Dưới đây là một vài ví dụ.

Failure Test (BCO/USD):

16.-Failure-test-1024x450.png


Failure Test (USD/SGD):

17.-failure-test-2-1024x450.png


Failure Test (EUR/USD):

18.-failure-test-3-1024x450.png


Đặt dừng lỗ


Có 2 cách:
  1. Volatility Stop (Điểm dừng dựa trên sự biến động)
  2. Structure Stop (Điểm dừng dựa trên cấu trúc)

Volatility Stop


Volatility Stop là cách đặt dừng lỗ có tính đến sự biến động của thị trường. Công cụ ATR sec hữu ích trong phần này.

Cách làm là bạn cần xác định giá trị ATR và lựa chọn bội số ATR phù hợp như 2ATR, 3ATR, 4ATR,…
Như ví dụ dưới, giá trị ATR là 71 pip. Nếu bạn chọn bọi số là ở mức 2ATR, tức là 142 pip, vì vậy, điểm dừng lỗ của bạn là 142 pips từ điểm vào lệnh.

19.-ATR-1024x451.png


Ưu điểm:

Điểm dừng lỗ của bạn dựa trên sự biến động của thị trường

Nhược điểm:

ATR là một chí báo trễ vì nó được tổng hợp dựa vào giá quá khứ.

Structure Stop (Điểm dừng dựa trên cấu trúc)


Structure Stop có tính đến cấu trúc của thị trường và đặt mức dừng lỗ của bạn tương ứng. Ví dụ, ngưỡng hỗ trợ sẽ là vùng giá ngăn cản cho để giá xuống sâu hơn. Vì vậy sẽ hợp lý hơn khi bạn đặt stoploss bên dưới ngưỡng hỗ trợ và ngược lại với ngưỡng kháng cự. Như ví dụ dưới:

21.-sl-below-support-1024x450.png


22.-sl-above-resistance-1024x451.png


Ưu điểm:
  • Bạn nắm được khi nào thì bạn sai vì cấu trúc thị trường đã bị phá vỡ
  • Bạn có thể sử dụng các vùng cản của thị trường để làm rào cản cho việc đặt stoploss của mình
Nhược điểm:
  • Bạn cần đặt mức dừng lỗ rộng hơn nếu cấu trúc thị trường lớn, như vậy sẽ khiến cho lệnh giao dịch của bạn rủi ro hơn.

Vùng hợp lưu là gì và nó ảnh hưởng đến giao dịch của bạn như thế nào?


Vùng hợp lưu là vùng có hai hoặc nhiều yếu tố cho cùng đưa ra tín hiệu giao dịch. Ví dụ. Thị trường đang trong một xu hướng tăng, và giá hồi về ngưỡng hỗ trợ hợp lưu với trendline tăng chẳng hạn.

Ó 2 điều bạn cần lưu ý:

1. Không quá 4 yếu tố hợp lưu

Càng có nhiều yếu tố hợp lưu, xác suất giao dịch của bạn càng cao. Nhưng thực tế thì tín hiệu giao dịch của bạn nên xuất hiện ở vùng giá có ít nhất 2-4 yếu tố hợp lưu.

Tuy nhiên bạn có thể giao dịch với những setup không ở trong vùng giá hợp lưu, nhưng xác suất giao dịch sẽ bị giảm xuống.

2. Không dùng nhiều hơn một yếu tố hợp hợp lưu trong cùng một loại chỉ báo

Ví dụ nếu bạn sử dụng các chỉ báo dao động để xác định các khu vực quá mua/quá bán, thì bạn chỉ nên sử dụng chỉ báo đó thôi. Đừng thêm các chỉ báo như Stochatic, RSI, CCI,…. Nó sẽ khiến bạn bị rối.

Chiến lược giao dịch có xác suất thắng cao cho phép bạn kiếm lợi nhuận trên thị trường tăng và giảm



Tổng hợp lại, một setup chất lượng cao cần có:
  1. Giao dịch theo xu hướng
  2. Giao dịch tại các khu vực có giá trị
  3. Tìm điểm vào lệnh
  4. Tìm điểm dừng lỗ
  5. Lên kế hoạch thoát lệnh
Nếu một giao dịch đáp ứng 5 tiêu chí này, thì đó là một giao dịch chất lượng. Dưới đây là một chiến lược giao dịch với đầy đủ 5 tiêu chí trên đem đến cho bạn một setup với xác suất thắng cao, cụ thể như sau:
  1. Nếu MA200 đang hướng lên và giá hoạt động phía trên nó, thì đó là xu hướng tăng (Giao dịch theo xu hướng)
  2. Trong xu hướng tăng, thì hãy đợi giá quay trở lại ngưỡng hỗ trợ (Giao dịch tại một khu vực có giá trị).
  3. Nếu giá quay trở lại ngưỡng hỗ trợ, thì đợi tín hiệu Failure Test xuất hiện (Điểm vào lệnh).
  4. Tín hiệu Failure Test xuất hiện, và nến tiếp theo là nến lên (kích hoạt điểm vào lệnh).
  5. Nếu một giao dịch được thực hiện, chúng ta đặt mức dừng lỗ dưới mức thấp của nến và chốt lãi ở đỉnh cao gần nhất (Điểm thoát lệnh).
Ngược lại cho xu hướng giảm. Hãy xem một vài ví dụ:

Set up chất lượng cao của cặp (USD/SGD):

USDSGD-High-Probability.png


Set up chất lượng cao của cặp (GBP/AUD):


GBPAUD-High-Probability.png


Cách phát triển chiến lược giao dịch có xác suất cao


Để tìm được một chiến lược giao dịch chất lượng bạn cần trả lời được 7 câu hỏi sau:
  1. Cách bạn xác định xu hướng? (MA, trendline, cấu trúc thị trường,..)
  2. Cách bạn xác định ngưỡng cản quan trọng? (hỗ trợ/kháng cự, các chỉ báo,…)
  3. Bạn sẽ tham gia giao dịch như thế nào? (pullback, breakout, failure test,…)
  4. Bạn sẽ thoát lệnh như thế nào?
  5. Bạn sẽ chấp nhận rủi ro bao nhiêu cho mỗi giao dịch? (1%, 2%,.... tài khoản của bạn)
  6. Bạn quản lý giao dịch của mình như thế nào?
  7. Những cặp tiền tệ nào bạn sẽ tham gia giao dịch?
Bài viết khá dài, anh em chịu khó đọc nhé. Hi vọng cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người. Thả tim bài viết cho Thúy nếu thấy hay nhé <3<3<3

Trích nguồn: Tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 264 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,009 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,778 Xem / 78 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,639 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 208 Xem / 2 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên