Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 1

Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 1

Hướng dẫn đầy đủ phương pháp giao dịch với mô hình tam giác giảm - Phần 1

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,846
84,327
Xin chào toàn thể anh em,

Chúng ta lại gặp nhau ở phần tiếp theo trong hành trình tìm hiểu các mô hình giá. Lần này sẽ là một mô hình giá đảo nghịch của mô hình giá mà mình có giới thiệu đến anh em cách đây vài hôm (Tất nhiên là anh em không còn lạ lẫm gì với các mô hình giá này). Tuy nhiên, mình chỉ muốn chia sẻ lại với những anh em mới cũng như làm rõ hơn các khía cạnh mà thôi.

Đầu tiên, mô hình giá là cách thức giao dịch cổ điển. Nó dựa vào tâm lý thị trường thể hiện trên các mô hình giá thay vì toán học và các phương thức tính toán động lượng. Tất nhiên, vì đây là tâm lý nên nó sẽ mang những màu sắc của cá nhân người phân tích dễ dẫn đến tính chủ quan. Nhưng nếu sử dụng đúng logic của nó và đúng cách thức, các mô hình giá vẫn là nhân tố mang lại lợi nhuận tốt cho anh em!

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cùng điểm qua các nội dung chính sẽ có trong 2 phần của bài viết này:
  • Tam giác giảm dần là gì và nó hoạt động như thế nào?
  • Những cách thức để giao dịch với mô hình tam giác giảm.
  • Phương pháp thoái lệnh để có được lợi nhuận tối đa?
  • Sử dụng khối lượng (Volume) để xác nhận mô hình!

1. Tam giác giảm dần là gì và nó hoạt động như thế nào?


Tam giác giảm dần là một mô hình giá cổ điển với hàng loạt các đỉnh thấp hơn di chuyển vào một vùng hỗ trợ (Area of Support)

1.-Descending-Triangle-1024x481.png


Đây là mô hình biểu đồ giảm giá cho thấy những người bán đang kiểm soát thị trường!

Sau đây là lý do:
  • Áp lực bán mạnh và thiếu lực mua:
Thông thường, khi giá giảm thấp hơn, sẽ có những lực mua tham gia vào thị trường đẩy giá lên cao hơn.

Nhưng đó không phải là trường hợp của Tam giác giảm dần.

Bởi vì khi giá giảm xuống, ở đó vẫn còn thiếu áp lực mua. Thay vào đó, người bán sẵn sàng bán với giá thậm chí với giá thấp hơn (đó là lý do tại sao chúng ta thấy được các mức đỉnh thấp hơn).
  • Một loạt các lệnh chờ bán khống đặt phía dưới mức hỗ trợ:
Khi giá có thiên hướng tạo một mức Hỗ trợ và dường như khó có thể phá được mức hỗ trợ đấy ngay. Thì sẽ có rất nhiều lệnh mua được thực hiện ngay tại vùng Hỗ trợ đó với điểm dừng lỗ nằm ngay bên dưới (Đây là những gì mà hầu hết các sách giáo khoa dạy).

Khi càng nhiều lệnh mua được thực hiện xung quanh vùng đó, các lệnh dừng lỗ xung quanh vùng đó cũng sẽ nhiều lên!

Và khi thị trường vẫn nằm dưới áp lực bán, các lệnh dừng lỗ sẽ tạo thanh khoản cho các lệnh chờ bán khống phía dưới đồng thời gia tăng áp lực bán khiến giá giảm nhanh và mạnh sau khi breakout.

Diễn giải:
Ý của tác giả ở đây mô hình tam giác giảm là một mô hình thể hiện sự cân bằng giữa Cung/Cầu mang tính ‘’nhất thời’’ bằng các lệnh mua tại vùng hỗ trợ và các lệnh chờ bán phía dưới vùng hỗ trợ. Tuy nhiên, với các đỉnh thấp dần thể hiện áp lực bán xuống sẽ cao hơn và khi giá phá khỏi được vùng hỗ trợ đó, các lệnh dừng lỗ của lệnh mua sẽ tạo thanh khoản cho các lệnh chờ bán khống và tạo nên một áp lực giảm giá mạnh > Đây chính là cách mà mô hình Tam giác giảm được hình thành.
Trên đây là những lý thuyết cấu thành mô hình, bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiều những cách thức giao dịch với mô hình giá này.

2. Những cách thức để giao dịch với mô hình tam giác giảm:


Cách thứ nhất và cũng là phổ biến nhất để giao dịch với Tam giác giảm bán khống khi giá phá vỡ xuống dưới vùng hỗ trợ. Về điều này thì chắc anh em ai cũng đã nằm lòng.

Tuy nhiên, anh em cũng có thể xem xét cách thức giao dịch thứ hai đó là bán khống khi giá test lại đỉnh của tam giác giảm này (Với biên độ hẹp), chúng ta cùng quan sát ví dụ sau:

2.-Breakout-near-Apex-1024x451.png


Điểm dừng lỗ của lệnh này chúng ta sẽ đặt phía trên Swing high (Vùng đỉnh gần nhất) – Hoặc anh em có thể mở chỉ báo ATR ra và cộng thêm 1 ATR vào trên Swing high này!

3.-Descending-triangle-stop-loss-1024x480.png


Vậy nếu chúng ta bỏ lỡ cú breakout khỏi Tam giác giảm thì sao?

Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ kiên nhẫn đợi một cú Re-test thay vì cố đuổi theo thị trường. Khi đó, chúng ta sẽ có được một cú giao dịch tốt với điểm dừng lỗ khá ngắn.

Tuy nhiên, anh em cũng lưu ý khi giao dịch với cú re-test này, thay vì đặt một lệnh sell limit tại vùng phá vỡ trước đó (Vì giá có thể tăng cao hơn). Hãy chờ đợi giá để xác nhận trước khi short sell.

4.-Retest-of-descending-triangle-1024x479.png


Điều này có thể xuất hiện dưới dạng các mẫu đảo ngược như Shooting Star, Bearish Engulfing, v.v.

Vậy, nếu sau khi giá breakout mà không quay test lại vùng phá vỡ trước đó?

Chúng ta sẽ sử dụng một chiến lược có tên “The first Pullback’’

Đợi cho một pullback đầu tiên sau cú break down:

Cú pullback phải xảy ra với những cây nến nhỏ - và nó không được vượt qua Trung bình (MA) 20 kỳ.

5.-First-pullback-after-descending-triangle-breakdown-1024x480.png


Với một pullback nông, nó cho anh em biết những người bán đang kiểm soát mạnh mẽ cú giảm tiếp theo sẽ rất “nhanh và mạnh mẽ’’

Chúng ta sẽ đặt lệnh chờ bán khi giá phá khỏi cạnh dưới của “The first Pull-back’’

Và điểm dừng lỗ của chúng ta có thể là 1 ATR trên đỉnh của cú Pullback này (hoặc đặt phía trên đường 20MA).

Diễn giải:
Trên đây là những cách giao dịch với mô hình tam giác giảm. Với cách thức giao dịch breakout hoặc đợi cú re-test lên cạnh trên của tam giác sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên với chiến lược breakout và retest, chúng ta sẽ có thể gặp phải những vấn đề rằng: Nếu giá breakout và không retest hoặc không có dạng “First Pullback’’ thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào? Câu trả lời là kiên nhẫn, không nên giao dịch đuổi theo thị trường và chỉ giao dịch với 2 cách Pullback mà tác giả nêu trên. Với mỗi mô hình chúng ta đều cần phải có 1 sự nhất quán ở các mức vào lệnh cũng như vùng stoploss rõ ràng!

Trên đây là phần 1 của bài viết này. Mình lược dịch lại từ blog của Rayner Teo và thêm thắt vào những phần diễn giải của bản thân.

Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thoái lệnh cũng như dùng khối lượng để xác nhận mô hình. Mời anh em tiếp tục đón xem!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,821 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 799 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,671 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 325 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 149 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,484 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên