Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand - phần 1
ok bác/ đang nghiên cứu cái này mà mấy cái căn bản cung cầu nhức não quá / mọi hồi cứ buy/ sell theo tín hiệu/ thấy cái này hay và đang vận dụng xem hiệu quả sao đây/ mình có group chuyên thảo luận đánh về cái này thì hay mấy bác ah

thì loanh quanh cũng có mấy vùng đâu bạn : vùng cung cầu, vùng hỗ trợ - kháng cự, vùng giá trị, chỉ đơn giản là vùng giá phù hợp với phân tích và hệ thống giao dịch thôi,
 
:3, cố lên bro, còn dài và còn nhức não lắm, :D
mình chỉ thêm ý này thôi,
lệnh order và stop là cung LIQUIDITY của market
lệnh limit là cầu LIQUIDITY của trader
khái niệm niệm trên đi suốt chuỗi bài này :D
bạn ơi có thể nói rõ nghĩa cho mình đoạn này k/ bạn cho cái hình minh họa càng tốt luôn
 
bạn ơi có thể nói rõ nghĩa cho mình đoạn này k/ bạn cho cái hình minh họa càng tốt luôn
vấn đề này, đại khái là những lệnh thị trường và lệnh chốt lời, cắt lỗ, sẽ tác động vào giá , làm giá dịch chuyển, cung cấp thanh khoản .
còn những lệnh limit cho thấy nhu cầu cần thanh khoản tại 1 mức giá nào đó thôi bạn.
vấn đề này ko những chỉ ở FX, mà rất dễ thấy ở thực tế, với mọi quy mô và khối lượng :)
 
vấn đề này, đại khái là những lệnh thị trường và lệnh chốt lời, cắt lỗ, sẽ tác động vào giá , làm giá dịch chuyển, cung cấp thanh khoản .
còn những lệnh limit cho thấy nhu cầu cần thanh khoản tại 1 mức giá nào đó thôi bạn.
vấn đề này ko những chỉ ở FX, mà rất dễ thấy ở thực tế, với mọi quy mô và khối lượng :)
Hay thật, mày mò 3 tháng, qua bao nhiu trang web, vài quyển sách, cuối cùng giờ mới hiểu bản chất thanh khoản của thị trường. Thiết nghĩ nên cho cái này lên ngay đoạn vỡ lòng newbie, làm cái tên to tướng "bản chất của thị trường". Ai đọc thấy hiểu thì tìm hiểu tiếp đến hệ thống hệ thiết gì đấy. Còn khó hiểu quá như tư tưởng, các mác thì bỏ thôi.
 
Vùng supply demand là gì?

Giao dịch với vùng supply demand là phương pháp trading dựa trên ý tưởng đi tìm điểm mà tại đó thị trường sẽ giảm giá hay tăng giá cực mạnh, và các vùng này sẽ được đánh dấu là vùng supply demand. Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.

Trong khoảng nhiều năm gần đây, phương pháp giao dịch với vùng supply demand đã trở nên phổ biến với các trader. Ý tưởng đằng sau khái niệm giao dịch với vùng supply demand được nhiều trader biết đến là khi các thể chế tài chính lớn như bank, hedge fund không thể thanh khoản lệnh giao dịch của họ, vì thế họ đặt các lệnh pending order (lệnh chờ) ở các vùng giá mà họ mong muốn để đợi thị trường quay lại vùng supply demand. Hoặc có trader hiểu đơn giản hơn là khi các big boy vào lệnh khối lượng cực lớn khiến cho giá chạy... Vấn đề của cả 2 cách nghĩ nói trên không những không đúng mà còn gây ra nhiều suy nghĩ sai lầm như chỉ cần có nhiều tiền để đổ vào thị trường là chắc thắng... hay các lệnh chờ có thể khiến thị trường di chuyển.

Sự thật là thị trường di chuyển khi nó thiếu thanh khoản và các lệnh chờ (cụ thể là buy limit và sell limit) không khiến cho thị trường di chuyển, chỉ có market order (buy order và sell order) mới làm được điều đó.

Để có thể hiểu lý do vì sao chúng ta sẽ đi tới khái niệm về thanh khoản trên thị trường.

Thanh khoản thị trường là gì?

Thanh khoản thị trường là khả năng mua hay bán một sản phẩm nào đó mà không gây ra sự thay đổi lớn về giá. Bất kể khi nào bạn thấy thị trường di chuyển mạnh đó là vì thiếu thanh khoản trên thị trường, không chỉ bởi vì có nhiều người mua tham gia thị trường hơn so với người bán (hoặc ngược lại nhiều người bán hơn so với người mua).

Khi có ai đó đặt lệnh market order nó sẽ xóa một phần thanh khoản khỏi thị trường bởi vì người đặt lệnh market order muốn lệnh giao dịch của anh ta phải đặt tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường, lệnh market order của anh ta do đó sẽ khớp với một người khác đang tiến hành bán cùng lúc với cùng khối lượng trên thị trường.

Nếu market order có kích cỡ lớn hơn so với pending order, việc này sẽ khiến market order chỉ được thanh khoản một phần (ví dụ thị trường đang có sell pending order là 0.5 lot và bạn muốn vào lệnh buy ngay lập tức thì bạn chỉ có thể buy tối đa 0.5 lot, không thể cao hơn). Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng cao hơn để đi tìm các lệnh chờ sell.

Điều này có nghĩa là các pending order (cụ thể là limit order) giúp tiếp thêm thanh khoản cho thị trường, ngược lại market order rút thanh khoản khỏi thị trường và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.

Chúng ta là các retail trader, khối lượng giao dịch chúng ta chẳng có ý nghĩa gì khi tác động đến thị trường. Việc đặt lệnh và thoát lệnh đối với chúng ta không phải là vấn đề gì quá lớn. Nhưng đối với các big boy, hedger, instituional trader... việc vào và ra lệnh đối với họ là cả một vấn đề.

Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, big boy phải đi tìm vùng mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất). Họ muốn các retail trader là chúng ta cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss.

Và đây cũng là lý do vì sao khái niệm quét stop loss (stop hunt, săn stop loss...) trong thị trường forex xuất hiện rất phổ biến. Big boy muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của đám đông retail trader cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít tốn công sức hơn.

Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để bạn bắt đầu trade với tư duy của một big boy. Bạn có thể sử dụng orderbook của OANDA để từng bước đi tìm các vùng đám đông đặt stoploss để trade chúng.

Nhưng, trader cũng không nhất thiết phải cần có công cụ như OANDA orderbook mới có thể chiếm ưu thế khi giao dịch trên thị trường. Trader nên học cách xác định vùng supply demand và theo dõi hành vi của thị trường để hiểu tâm lý đám đông người tham gia giao dịch.

Hẹn anh em kỳ sau mình sẽ giải thích tại sao các big boy đợi thị trường quay lại thanh khoản lệnh giao dịch của họ trong thời gian ngắn và cách để so sánh sức mạnh của từng vùng supply demand.

Happy learning!

Tham khảo forexmentoronline
Vùng supply demand là gì?

Giao dịch với vùng supply demand là phương pháp trading dựa trên ý tưởng đi tìm điểm mà tại đó thị trường sẽ giảm giá hay tăng giá cực mạnh, và các vùng này sẽ được đánh dấu là vùng supply demand. Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.

Trong khoảng nhiều năm gần đây, phương pháp giao dịch với vùng supply demand đã trở nên phổ biến với các trader. Ý tưởng đằng sau khái niệm giao dịch với vùng supply demand được nhiều trader biết đến là khi các thể chế tài chính lớn như bank, hedge fund không thể thanh khoản lệnh giao dịch của họ, vì thế họ đặt các lệnh pending order (lệnh chờ) ở các vùng giá mà họ mong muốn để đợi thị trường quay lại vùng supply demand. Hoặc có trader hiểu đơn giản hơn là khi các big boy vào lệnh khối lượng cực lớn khiến cho giá chạy... Vấn đề của cả 2 cách nghĩ nói trên không những không đúng mà còn gây ra nhiều suy nghĩ sai lầm như chỉ cần có nhiều tiền để đổ vào thị trường là chắc thắng... hay các lệnh chờ có thể khiến thị trường di chuyển.

Sự thật là thị trường di chuyển khi nó thiếu thanh khoản và các lệnh chờ (cụ thể là buy limit và sell limit) không khiến cho thị trường di chuyển, chỉ có market order (buy order và sell order) mới làm được điều đó.

Để có thể hiểu lý do vì sao chúng ta sẽ đi tới khái niệm về thanh khoản trên thị trường.

Thanh khoản thị trường là gì?

Thanh khoản thị trường là khả năng mua hay bán một sản phẩm nào đó mà không gây ra sự thay đổi lớn về giá. Bất kể khi nào bạn thấy thị trường di chuyển mạnh đó là vì thiếu thanh khoản trên thị trường, không chỉ bởi vì có nhiều người mua tham gia thị trường hơn so với người bán (hoặc ngược lại nhiều người bán hơn so với người mua).

Khi có ai đó đặt lệnh market order nó sẽ xóa một phần thanh khoản khỏi thị trường bởi vì người đặt lệnh market order muốn lệnh giao dịch của anh ta phải đặt tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường, lệnh market order của anh ta do đó sẽ khớp với một người khác đang tiến hành bán cùng lúc với cùng khối lượng trên thị trường.

Nếu market order có kích cỡ lớn hơn so với pending order, việc này sẽ khiến market order chỉ được thanh khoản một phần (ví dụ thị trường đang có sell pending order là 0.5 lot và bạn muốn vào lệnh buy ngay lập tức thì bạn chỉ có thể buy tối đa 0.5 lot, không thể cao hơn). Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng cao hơn để đi tìm các lệnh chờ sell.

Điều này có nghĩa là các pending order (cụ thể là limit order) giúp tiếp thêm thanh khoản cho thị trường, ngược lại market order rút thanh khoản khỏi thị trường và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.

Chúng ta là các retail trader, khối lượng giao dịch chúng ta chẳng có ý nghĩa gì khi tác động đến thị trường. Việc đặt lệnh và thoát lệnh đối với chúng ta không phải là vấn đề gì quá lớn. Nhưng đối với các big boy, hedger, instituional trader... việc vào và ra lệnh đối với họ là cả một vấn đề.

Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, big boy phải đi tìm vùng mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất). Họ muốn các retail trader là chúng ta cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss.

Và đây cũng là lý do vì sao khái niệm quét stop loss (stop hunt, săn stop loss...) trong thị trường forex xuất hiện rất phổ biến. Big boy muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của đám đông retail trader cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít tốn công sức hơn.

Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để bạn bắt đầu trade với tư duy của một big boy. Bạn có thể sử dụng orderbook của OANDA để từng bước đi tìm các vùng đám đông đặt stoploss để trade chúng.

Nhưng, trader cũng không nhất thiết phải cần có công cụ như OANDA orderbook mới có thể chiếm ưu thế khi giao dịch trên thị trường. Trader nên học cách xác định vùng supply demand và theo dõi hành vi của thị trường để hiểu tâm lý đám đông người tham gia giao dịch.

Hẹn anh em kỳ sau mình sẽ giải thích tại sao các big boy đợi thị trường quay lại thanh khoản lệnh giao dịch của họ trong thời gian ngắn và cách để so sánh sức mạnh của từng vùng supply demand.

Happy learning!

Tham khảo forexmentoronline
Bài viết rất hay :))). Thanks
 
Anh #khánh trình giải thích giúp em đoạn này với ạ:" Họ muốn các retail trader là chúng ta cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss." Em đọc đi đọc lại mà vẫn không hiểu được. Thank anh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 342 Xem / 16 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 740 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 179 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,242 Xem / 32 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên