[Hướng dẫn] Xác định các điểm xoay của thị trường bằng các chỉ báo dao động - Phần II

[Hướng dẫn] Xác định các điểm xoay của thị trường bằng các chỉ báo dao động - Phần II

[Hướng dẫn] Xác định các điểm xoay của thị trường bằng các chỉ báo dao động - Phần II

Fliter

Editor
Trial mod
396
3,293
Phần I đã giới thiệu những chức năng cơ bản của oscillator, phần tiếp theo này sẽ hướng dẫn bạn cách kết hợp chúng lại với nhau để tóm được những tín hiệu tốt nhất, anh em cùng theo dõi nhé!

Kết hợp những Oscillator


Bất kể oscillator ưa thích của bạn là gì, các oscillator này cần phải được kết hợp với những chỉ báo hoặc công cụ phân tích kỹ thuật khác để tránh tối đa những tín hiệu nhiễu đồng thời làm tăng tính hiệu quả trong giao dịch. Các công cụ bạn có thể kết hợp có thể kể ra: kháng cự - hỗ trợ, các mô hình harmonic, phân tích sóng…

Một số trader lại sử dụng cách kết hợp hai oscillator khác nhau. Do chúng cùng là oscillator nên tín hiệu mà chúng cho ra sẽ có độ tương quan khá cao. Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp chúng một cách hợp lý, trader có thể tạo ra những “lớp lọc” nhằm xác nhận tín hiệu trên chỉ báo ưa thích của mình.

Trong ví dụ bên dưới, bạn sẽ được thấy cách kết hợp chỉ báo RSI với Stochastic. Những điểm vào được xác nhận khi và chỉ khi có sự đồng thuận giữa cả hai chỉ báo. Tín hiệu thoát lệnh sẽ được dựa trên chỉ báo RSI, khi mà chúng tiếp cận những vùng quá mua/ quá bán.

huong-dan-xac-dinh-cac-diem-xoay-cua-thi-truong-bang-cac-chi-bao-dao-dong-phan-ii-traderviet.png


Minh họa phía trên là khung H1 cặp EURUSD, chúng ta thấy được 4 điểm vào lệnh – nơi mà có sự xác nhận từ cả hai chỉ báo Stoch và RSI.

Tín hiệu thứ nhất, phân kỳ tăng xuất hiện ở cả hai chỉ báo nhưng hơi khó nhận biết ở RSI. Nếu đã vào lệnh mua, trader có thể giữ lệnh đến khi RSI tiếp cận vùng quá mua. Mức thâm nhập vào vùng quá mua của RSI khá nông cho nên không nên vào lệnh bán, thay vào đó bạn chỉ nên lấy đó làm căn cứ để thoát lệnh buy trước đó.

Tín hiệu thứ hai xuất hiện khi cả hai chỉ báo cùng đi vào vùng quá bán, nếu để ý kỹ hành động giá tại đây bạn có thể nhận thấy một bullish pin bar rất đẹp đã được hình thành. Lệnh buy này nên được đóng lại khi mà RSI tiến vào vùng quá mua. Cũng giống như trường hợp đầu tiên, bạn chỉ nên tận dụng tín hiệu này của RSI để thoát lệnh chứ không nên mở một lệnh sell mới.

Tín hiệu thứ ba xuất hiện khi cả hai chỉ báo đều tiến vào vùng quá mua, khác với những lần trước, lần này RSI có vẻ tiến khá sâu vào vùng quá mua. Lệnh sell này cũng được đóng khi mà RSI chạm ngưỡng quá bán. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự xuất hiện phân kỳ tăng trên stochastic, do đó ngoài việc thoát lệnh sell trước đó, trader có thể tận dụng cơ hội này cho một lênh buy mới.

Ở cặp tín hiệu cuối cùng, chúng ta đóng lệnh buy và có thể mở lệnh sell mới, tuy nhiên đây là một false signal, giá không giảm sau đó mà dao động đi ngang, với một mức dừng lỗ quá ngắn khả năng cao là lệnh sell đó sẽ bị stop-out.

Có ý kiến cho rằng việc kết hợp những công cụ cùng loại là không cần thiết, thậm chí làm rối quá trình phân tích của trader, tuy nhiên ví dụ trên đã cho thấy nếu có một cách tiếp cận hợp lý nó sẽ mang lại hiệu quả. Nói chung, nếu bạn biết cách kết hợp những công cụ sở trường của mình với những oscillator thì khả năng cao là bạn sẽ cải thiện rất tốt hiệu quả giao dịch của mình.

Nếu có thắc mắc gì về các oscillator, anh em hãy comment bên dưới nhé!
Happy and safe trading,
Theo FTG

>> [Hướng dẫn] Cách sử dụng Stochastic trong thị trường có xu hướng
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
bài viết của anh hay quá,
em muốn hỏi, nếu trong trường hợp rsi tạo đáy sao cao hơn đáy trước, nhưng stochastic lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước thì mình sẽ phân tích thành như nào hả anh? em cảm ơn ạ
 
bài viết của anh hay quá,
em muốn hỏi, nếu trong trường hợp rsi tạo đáy sao cao hơn đáy trước, nhưng stochastic lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước thì mình sẽ phân tích thành như nào hả anh? em cảm ơn ạ
Trường hợp này mình chưa gặp bao giờ, nếu có thì có thể là do chu kỳ ở hai chỉ báo quá khác biệt nhau. Bạn gặp trường hợp này rồi thì post thử lên cho mọi người cùng xem rồi mình sẽ bàn luận thêm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 382 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 291 Xem / 29 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 49 Xem / 1 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 133 Xem / 1 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 87 Xem / 2 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,379 Xem / 85 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên