ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P3

ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P3

ICHIMOKU có phải là CHÉN THÁNH ? P3

Ichimoku_shin

Active Member
103
277
Phần trước mình đã giới thiệu cho các bạn biết ichimoku là một hệ thống có thể phân tích được cả trục X lẫn trục Y, Và trong phần tiếp theo này mình sẽ nói về hệ thống ichimoku trong phân tích trục Y trước.
Trước khi đi vào phần chính mình xin phép chia sẻ một số quan điểm sau:
Thứ nhất, hệ thống Ichimoku là một hệ thống có mang tính triết lý (phương Đông). Ichimoku xuất phát từ Nhật Bản nên trong hệ thống đã tồn tại các triết học của Thần đạo (tôn giáo chính của người Nhật) và Phật giáo (nếu các bạn nào biết tiếng nhật có thể tìm hiểu ở cuốn ichimoku của tác giả Sasaki có thể biết được). Trong bài viết về ichimoku của mình được viết hoàn toàn dựa trên triết lý gốc của hệ thống và mình không thêm bớt bất cứ thứ gì cao siêu vào đây. Theo mình được biết thì Ichimoku phần chỉ báo được phát triển dựa trên luật nhân quả chứ không có bất kì yếu tố ngũ hành bát quái gì cả. Luật nhân quả trên có thể áp dụng luôn vào thực hành với ichimoku phần này mà mình sẻ chia sẻ ở phần 3 này.
Thứ hai, Nếu các bạn tìm một hệ thống kiếm ra tiền thì xin đừng đọc những bài viết của mình. Mình mong các bạn hãy phân biệt rõ hai thuật ngữ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH và HỆ THỐNG GIAO DỊCH. Hệ thống phân tích là chỉ phân tích về đường giá để cho các bạn một cái nhìn rõ hơn trong tương lai, giá lên hay xuống, chứ chưa hẳn là có yếu tố đi tiền ở đây, và hệ thống giao dịch là một mức nâng cấp hơn của hệ thống phân tích bằng cách thêm các phương pháp quản lí vốn, kỷ luật,... để giảm thiểu rủi ro trong giao dịch. Chuỗi bài viết của mình là phân tích mổ sẻ về hệ thống phân tích bằng ichimoku mục đích để các bạn có thể hiểu toàn bộ hệ thống và tự mình đánh giá hệ thống này có thích hợp với bản thân hay không, và để các bạn tự nhận định hệ thống ichimoku có phải là chén thánh hay không!.
Thứ ba, những bài viết của mình có cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Vậy nên các bạn không cần phải lo mình chỉ viết những triết lý và lý thuyết đâu :))) Đơn giản mình không thể đáp ứng nhu cầu của từng người được, có những điều không hữu ích với bạn nhưng lại rất có ích với người khác và mình sẻ viết đầy đủ bạn nào không thích triết lý hay lý thuyết và cảm thấy không thực tiển đơn giản chỉ cần bỏ qua thôi :)))
Tiếp tục với Phần 3 nhé :v
Phần 3 này mình sẻ nói về phần chỉ báo của ichimoku. Trong phần này mình sẽ chia làm 2 mục chính là phân tích trục y với chỉ báo ichi và phân tích trục x với chỉ báo ichi.
PHẦN TRIẾT LÝ:
Như mình đã nói sơ qua ở trong phân chia sẻ quan điểm trên, hệ thống ichimoku nói chung và hệ thống chỉ báo của ichimoku nói riêng được hình thành từ hai nền tảng triết học của Thần Đạo và Phật giáo. Trong đó triết lý chính của hệ thống là Luật nhân quả.
Trong nhân quả, tôi có thể chia làm ba phần như sau: quá khứ, hiện tại, tương lai và nằm trên một trục thời gian. Hiện tại là một mốc thời gian biến động theo những sự vật sự việc hay bất cứ hiện tượng nào, quá khứ là thời gian được tính từ mốc thời gian hiện tại về -vô cực, tương lai được tính từ mốc thời gian hiện tại đến +vô cực. Trong luật nhân quả thì những sự vật, sự việc hay bất cứ hiện tượng gì diễn ra trong quá khứ đều là những nguyên nhân tạo nên kết quả trong tương lai, như vậy những kết quả trong tương lai phụ thuộc vào những “nhân” trong quá khứ và những “quả” trong tương lai bạn có thể đoán trước được nếu đủ trình độ để hiểu được bản chất của những “nhân” trong quá khứ. Điều khiến tương lai thay đổi đó chính là hành động hay sự vật, sự việc, hiện tượng trong hiện tại sẻ cộng với những “nhân” đã có trong quá khứ để tạo thành một bức tranh trong tương lai.
Đối với phân tích kỹ thuật nói chung và trong hệ thống phân tích ichimoku nói riêng đều luôn luôn tồn tại ba yếu tố này. Trong đường giá, thì có thể nói hiện tại là mốc thời gian được tính bằng những cây nến đang giao động, và quá khứ chính là những nến đã đóng, tương lai chính là những gì bạn dự đoán và vẻ ra dựa trên quá khứ như xu hướng, mẫu nến, SD,...
Trong ichimoku ba yếu tố này được cụ thể hóa hơn bằng các đường chỉ báo. Đại đa số đối với những phương pháp phân tích khác đều phải tự phân tích tương lai nhưng đối với ichimoku tác giả Hosoda đã một phần nào giúp người phân tích bám sát hơn với tương lai của đường giá. Trong hệ thống chỉ báo của ichimoku đại diện cho quá khứ là chikou-span, quá khứ ở ichi tồn tại đầy đủ 5 chỉ báo và 2 yếu tố chính là kumo và đường giá. Hiện tại trong ichimoku đại diện chính là Tenkan-sen, Kijun-sen ở hiện tại không có chỉ báo chikou-span còn lại đầy đủ. Tương lai trong ichimoku đại diện chính là Senkou span AB và tạo thành kumo.
PHÂN THỰC TIỄN:
Những lý thuyết hay công thức
I. Tenkan và kijun
Tenkan-sen và kijun-sen tương tự với MA
:
Tenkan-sen và kijun-sen về cấu tạo và hình thành tương tự các MA và cũng có vai trò tương đương các MA
1. Sự giao cắt của Tenkan-sen và Kijun-sen: Tenkan-sen được cấu tạo của trung bình 9 nến, Tương tự với MA 9, Kijun-sen được cấu tạo của trùng bình của 26 nến, tương tự với MA 26, vì vậy khi di chuyển tenkan-sen di chuyển bám sát đường giá hơn Kijun-sen, và khi giá đảo chiều mạnh làm tenkan-sen cắt qua kijun-sen đây chính là dấu hiệu đầu tiên.
H1: Tenkan cắt kijun đi lên
upload_2020-1-6_16-8-12.png

Tenkan-sen cắt Kijun-sen đi lên, tính hiệu đường giá đi lên.
H2: Tenkan-sen cắt Kijun-sen đi xuống.
upload_2020-1-6_16-8-25.png


2. Tenkan- kijun tạo kháng cự, hỗ trợ trong thị trường có xu hướng tương tự MA 9 và 26
3. xu hướng bền vững của tenkan- kijun:
Sự hình thành xu hướng của 9 và 26: xu hướng ở đây chính là xu hướng bền vững, vậy xu hướng bền vững là như nào, xu hướng bền vững tôi nhắc đến ở đây chính là xu hướng tăng hoặc giảm mà giá bám theo tenkan, kijun, hoặc MA, EMA, SMA ( 9,26 ) trong một xu hướng dài hạn trong một khung thời gian nhất định. Xu hướng bên vừng trong gann chính là góc 1x, trong lý thuyết trend chính là xu hướng tăng hoặc giảm theo 1 góc 45 độ, để nhìn nhận rõ hơn mời các bạn xem những vd sau đây:
VD ichimoku:
H1.1: XAU/USD M30 ( ichimoku)
upload_2020-1-6_16-8-37.png

Xét về khía cạnh ichimoku xu hướng bền vững chính là khi đường giá chạy bám theo Tenkan, Kijun. Ở kijun chúng ta thấy không thấy được trạng thái cân bằng dài của kijun, nó gần như có thể nói là không có bất kì những cảng mạnh nào mà giá có thể điều chỉnh về. vì vậy giá sẻ chạy tiếp tục xu hướng.
VD EMA:
H1.2: XAU/USD m30 ( EMA)
upload_2020-1-6_16-8-47.png

Xét về EMA thì xu hướng tăng(giảm) bền vững đường giá sẽ bám theo 2 đường EMA 9 và 26, trong đó EMA 26 thể hiện ngưỡng hỗ trợ điều chỉnh và EMA 9 thể hiện xu hướng bám sát.
VD gann: H1.3: XAU/USD M30 (Gann box)
upload_2020-1-6_16-9-2.png

H1.4 gann boxx kết hợp gann fan: Đối với gann xu hướng bên vững chính là xu hướng chạy 1 góc 45 độ chính là xu hướng 1/1 ( xu hướng trung bình của đường giá ).
upload_2020-1-6_16-9-13.png

Ví dụ bạn ném 1 viên đá muốn nó bay xa nhất thì phải ném theo góc 45độ tương tự với đường giá nếu đường giá muốn di chuyển xa nhất thì phải di chuyển một góc tầm 45 độ đó chính là góc 1/1 trong gann fan, hoặc bám theo xu hướng MA 9, 26.
Tenkan, kijun và sự khác nhau đối với MA.

Cấu tạo và sự khác biệt về cơ bản của Tenkan-kijun và MA chính là các tính bằng công thức khác nhau. tenkan kijun lấy điểm cao nhất, thấp nhất của 9 và 26 nến tạo thành tenkan và kijun.
1. Sự phản ứng của đường giá khi kijun-tenkan tạo phẳng:
Điểm khác biệt đầu tiên trong MA và tenkan kijun chắc ai cũng có thể nhận ra chính là sự tạo phẳng.
- Tenkan tạo phẳng tạo thành các mốc giá mà đường giá có xu hướng điều chỉnh các sóng nhỏ (trong một khung thời gian cố định) về các mức giá mà tenkan tạo phẳng, những mức giá có tenkan tạo phẳng thường tương đương với các mức fibonacci retracement 23.6% đến 50% tùy vào xu hướng mạnh yếu của đường giá.

- Kijun tạo tạo phẳng tạo thành các mốc giá mà đường giá có xu hướng điều chỉnh các sóng lớn (trong một khung thời gian cố định) về các mức giá mà kijun tạo phẳng, những mức giá có kijun tạo phẳng thường tương đương với các mức fibonacci retracement 50% đến 78.6% tùy vào xu hướng mạnh yếu của đường giá.
upload_2020-1-6_16-9-32.png

★ Đặt biệt chúng ta có thể dự đoán được lúc đường giá chuẩn bị điều chỉnh dựa trên tenkan và kijun khi hai đường này cũng tạo phẳng cùng một lần, điều này tôi gọi nó là sự cân bằng đường giá.
upload_2020-1-6_16-10-22.png

Những khoảng này chính là sự cân bằng hay sự tự cân bằng của đường giá.
2. Sự phản ứng của đường giá với sự giao cắt của tenkan, kijun.
Như ở phần phương tây đã nói sự giao cắt của MA hoặc sự giao cắt của Tenkan và kijun chính là dự báo sự đảo, nhưng sự khác nhau ở đây chính là sau khi giao cắt của tenkan và kijun thì đường kijun sau khi giao cắt sẽ hình thành phẳng ở một mức giá mà đường giá có xác suất cao sẽ pullback về mức này trước khi di chuyển tiếp xu hướng mới.
upload_2020-1-6_16-10-41.png

II. Chikou-span và đường giá:

1. Chikou-span và vùng kháng cự hỗ trợ:
Về cấu tạo chikou-span là đường line được tạo thành từ giá đóng cửa của đường giá lùi về 26 nến, chính vì điều này chikou giúp ta nhìn chuẩn hơn vùng kháng cự hỗ trợ để phân tích.
upload_2020-1-6_16-10-54.png

2. Sự giao cắt giữa chikou và đường giá:
Trong thị trường đỉnh đáy, khi chikou-span cắt qua đường giá là một sự khẳng định đảo chiều hoặc là sự điều chỉnh mạnh.
upload_2020-1-6_16-11-5.png

★ Mục 1 và 2 chính là 2 nhìn nhận cơ bản nhất về chikou nhưng 2 điều trên là hai điều cơ bản mà đa số nhiều người đã biết thông qua các sách ichi phương tây. Duy chỉ còn một điều cuối cùng mà không tài liệu nào nhắc đến chính là sự liên quan của Chikou-span và lý thuyết thời gian đây chính là điểm then chốt của Chikou-span hay còn chính là quá khứ của ichimoku. (tôi sẽ nói toàn bộ ở phần sau khi kết hợp thêm lý thuyết thời gian vào).
CHIKOU-SPAN ít quan trong nhưng lại không thể thiếu.
III. Senkou span AB và đường giá:
- Senkou span A được tính từ giá trung bình của tenkan và kijun rồi chia 2, dời đến 26 nến tạo thành.
- Senkou span B được tính từ giá trung bình của mức cao nhất của 52 nến từ nến hiện tại chia 2 và dời đến 26 nến hình thành.
- Phần ở giữa chính là kumo.

upload_2020-1-6_16-11-51.png

  1. Senkou-span AB:
Senkou span AB chính là những đường trung bình được di chuyển từ giá hiện tại đến 26 nến, và có các tác dụng tương tự các đường trung bình như sử dụng để nhận biết xu hướng tốt hơn, nhờ vào các đường Senkou span AB và màu sắc mây, sử dụng làm các mức kháng cự hỗ trợ tốt hơn,... Nhận định này tất nhiên là không sai nhưng không nêu rõ được tất cả các tác dụng cần thiết của phân tương lai trong ichimoku. Để hiểu hết tôi sẽ cố gắng viết thật đầy đủ.

2. Kumo: dịch ra tiếng việt có nghĩa là đám mây.
Đám mây trong ichimoku chính là tâm lý thị trường hoặc tâm lý đám đông. Các bạn có thể tưởng tượng những đám mây đen và những đám mây trắng trên trời những đám mây đen dày khiến cho ánh nắng khó xuyên qua được, những những đám mây trắng mỏng thì ánh nắng có thể dễ xuyên qua được hơn và mây trong ichimoku cũng tương tự như thế, những đám mây dày chứng tỏ rằng tâm lý thị trường cũng như tâm lý đám đông đang rất vững mạnh và ổn định, khó có gì có thể lay chuyển và phá vỡ được.
Ngược lại, 1 đám mây mỏng thì thể hiện tâm lý yếu cho nên rất
dễ thay đổi và bị phá vỡ.
upload_2020-1-6_16-16-31.png


3. Senkou-span B tạo phẳng:
- Senkou-span B được cấu tạo từ trung bình của điểm cao nhất, thấp nhất của đường giá về sau 52 nến vậy nên khi Senkou-span B tạo phẳng sẻ có tính chất tương tự với kijun nhưng mức kháng cựhỗ trợ cũng mạnh hơn và đây cũng chính là vùng là đường giá điều chỉnh mạnh về vùng này, vùng Senkou-span B phẳng thường được gọi là vùng mây phẳng hút giá.
VD1: cặp tiền tệ AUD/USD chart D1.
upload_2020-1-6_16-16-46.png

Khi giá ở điểm A thì Senkou-span B đã bắt đầu tạo phẳng, vùng Senkou-span B phẳng này chính là vùng mây phẳng hút giá các bạn có thể thấy từ điểm B đường giá bắt đầu di chuyển lên mạnh chạm đến vùng Senkou-span B phẳng và bắt đầu phản ứng.
- Những vùng mây phẳng trong quá khứ (nằm phía trước đường giá) mà khi giá ở hiện tại vẫn có thể phản ứng.
VD2: cặp tiền tệ AUD/USD D1
upload_2020-1-6_16-18-54.png

nhìn vào ví dụ trên bạn có thể thấy được sau khi giá điều chỉnh về phía mây phẳng (điểm 2) và phá qua vùng mây mỏng giá đã phản ứng với vùng mây phẳng trước đó ở điểm 1. Vì vậy những vùng Senkou-span B phẳng này giúp ta nhìn thấy được điểm kháng cựhỗ trợ rất tốt và quan trọng là giúp ta lọc ra những điểm kháng cự hỗ trợ mà đường giá dễ phản ứng hơn.

4.Sự giao cắt của Senkou-span AB và phản ứng với đường giá:
Tương tự với sự giao cắt của 2 đường tenkan và kijun nhưng khác nhau ở điểm là đường giá đảo chiều và di chuyển tiếp tục một vài nến và sau đó tenkan và kijun mới bắt đầu giao cắt (tương tự MA) còn sự giao cắt ở Senkou-span AB có thể giao cắt trước hoặc trong lúc đường giá đảo chiều nhanh hơn sự giao cắt của tenkan và kijun.
VD: cặp tiền tệ AUD/USD H4
upload_2020-1-6_16-17-59.png

Khi giá ở điểm A thì sự giao cắt của Senkou-span AB đang xảy ra điểm B, và trong 3 nến tiếp theo từ điểm A đường giá đã đảo chiều hướng lên.
LƯU Ý: không phải khi nào sự giao cắt của Senkou-span AB xảy ra cũng dẫn đến đường giá đảo chiều.
v Phần sau tôi sẻ nói thêm về sự kết hợp của các chỉ báo và lý thuyết thời gian và sẻ kết hợp 2 phần này tạo thành 1 phần hoàn chỉnh trong chỉ báo và sẽ có những chart phân tích thực tiển + ví dụ cụ thể sau...
v Về triết lý nhân quả thì phân sau cũng sẻ được nói rỏ hơn vì quá khứ hiện tại tương lai là một hệ trục song song hoặc trùng nhau với trục thời gian nên phân sau có thể các bạn sẻ hiểu và áp dụng dễ hơn.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
đọc hết mấy cái ichimoku nhưng vẫn ko thật sự hiểu nó hixx
b muốn tìm một hệ thống để sử dụng thì phải biết bản thân thiếu cái gì đâu tiền đã, hiểu dc bản thân thiếu gì rồi áp dụng hệ thống nào cũng sẽ tự nhiên hiệu quả thôi.
Đối với ichimoku b có phần nào chưa hiểu cứ vc cmt hỏi mình, nếu biết mình sẽ giải thích rõ.
 
b muốn tìm một hệ thống để sử dụng thì phải biết bản thân thiếu cái gì đâu tiền đã, hiểu dc bản thân thiếu gì rồi áp dụng hệ thống nào cũng sẽ tự nhiên hiệu quả thôi.
Đối với ichimoku b có phần nào chưa hiểu cứ vc cmt hỏi mình, nếu biết mình sẽ giải thích rõ.
Cám ơn bạn về các bài viết ichimoku đầy tâm huyết và công phu.
 
b muốn tìm một hệ thống để sử dụng thì phải biết bản thân thiếu cái gì đâu tiền đã, hiểu dc bản thân thiếu gì rồi áp dụng hệ thống nào cũng sẽ tự nhiên hiệu quả thôi.
Đối với ichimoku b có phần nào chưa hiểu cứ vc cmt hỏi mình, nếu biết mình sẽ giải thích rõ.
bác có post chart ở đâu không vậy? cho mình follow xem chart được k bác?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,019 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 328 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,347 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 109 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên