Ichimoku series - Ichimoku và ATR chu kỳ tuần hoàn của thị trường

Ichimoku series - Ichimoku và ATR chu kỳ tuần hoàn của thị trường

Ichimoku series -  Ichimoku và ATR chu kỳ tuần hoàn của thị trường

Nghiem Tran

Active Member
40
156
Chu kỳ thị trường là gì? theo Dow thị trường giống như những đợt thủy triều lên và xuống. Lúc thủy triều lên hay xuống đều có những con sóng đập vào bờ rồi lại lùi lại về biển. Mặt biển cũng luôn luôn biến động với những gợn sóng nhấp nhô chuyển động cùng chiều, ngược chiều hoặc chuyển động ngang so với hướng của những con sóng lớn - những gợn sóng này biểu hiện cho các xu thế nhỏ.

Là một trader nhỏ bé, chúng ta luôn muốn đi theo những con sóng lớn, đến khi con sóng tiến được vào bờ thì tốt nhất nên nhảy ra khỏi thị trường. Tham gia khi thị trường bắt đầu biến động và thoát ra khi thị trường hưng phấn tột độ. Vậy làm thế nào để nắm bắt những con sóng lớn như vậy? làm sao để xác định con sóng sắp tới là sóng lớn hay nhỏ?

Ichimoku sử dụng 9, 26, 52 làm chu kỳ thị trường, đây con số này cố định và cứng nhắc không thể nào phù hợp với sự biến động và thay đổi liên tục của thị trường.

Nhưng thị trường có quy luật, và trong những quy luật đó là "Thị trường có tính chu kỳ". Ở mỗi thị trường lại có những chu kỳ khác nhau, đồng GU, EU v.v... không thể có chung một chu kỳ giống nhau, nên không thể sử dụng hệ thống giao dịch này áp dụng cho thị trường kia.

Chỉ báo ATR thì nhiều a e biết rồi, nó dùng để đo độ biến động của thị trường. Dưới đây mình xin chia sẻ một chiến lược giao dịch với đồng GU khung thời gian M30 với chu kỳ 26. Ở những cặp tiền khác, và khung thời gian khác chúng ta có thể sẽ phải điều chỉnh lại các thông số này.

Hệ thống
  • Ichimoku: Sử dụng thông số mặc định 9, 26, 52
  • ATR:
    Thêm đường ATR chu kỳ 26
    Thêm Moving Average 1 có chu kỳ 26 (nét đứt) và Apply to chọn First Indicator's Data Thêm Moving Average 2 có chu kỳ 26 (nét liền) và Apply to chọn Previous Indicator's Data
upload_2019-7-2_11-50-22.png


Quy tắc

Chúng ta chia độ biến động thị trường làm 4 thời kỳ. Trader sẽ nhảy vào thời kỳ 1 hoặc 2 và thoát khỏi thị trường ở thời kỳ 3.

upload_2019-7-2_11-49-48.png

  • 1 - Biến động cực thấp: Là khi MA1 cắt xuống MA2, lúc này ATR xuống mức thấp nhất thị trường chuẩn bị kết thúc sideway
  • 2 - Bắt đầu biến động: Là khi ATR cắt lên MA1, lúc này biến động đã được xác nhận, xuất hiện trước đó một vài cây nến to
  • 3 - Biến động mạnh: Là khi ATR cắt lên MA2, lúc này thị trường biến động rất mạnh, đây là giai đoạn của những con sóng hồi, xuất hiện những cây nến đảo chiều rất lớn. Trader thoát khỏi thị trường ở thời điểm này trước khi bị cướp đi những khoản lợi nhuận kiếm được
  • 4 - Biến động cực đại: Lúc này MA1 cắt lên MA2, lúc này ATR sẽ đạt cực đại và chuẩn bị bước sang giai đoạn sideway. Trader đã thoát khỏi thị trường nên không quan tâm giai đoạn này
Các giai đoạn trên không thể luôn đúng 100%. Có khi ở giai đoạn 4 vẫn rất nhiều trader hưng phấn, nên giá có thể tiếp tục xu hướng trước khi bước vào giai đoạn sideway. Hoặc ở giai đoạn 1 đã xuất hiện những bộ nến đảo chiều rất mạnh. Chúng ta phải kết hợp thêm với Ichimoku hoặc Price Action để xác nhận điểm vào và thoát lệnh chính xác.

Nguồn cafengaymoi.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Chỗ apply chon previous indicator's data nghĩa là sao vậy bác..thường mình ko chọn apply kiểu này..
 
apply chon previous indicator's data nghĩa là Moving Average sẽ tính bằng dữ liệu của Indicator trước đó

Cụ thể trong trường hợp này Moving Average 2 là đường trung bình 26 kỳ của Moving Average 1
 
Mình sử dụng 2 đường MA, mục đích chia con sóng ATR ra là 3 phần
MA1 apply cho ATR (First Indicator's data)
MA2 apply cho MA1 (Previous Indicator data)

Cụ thể là thế này ạ

upload_2019-7-2_21-36-7.png
 
Bác cho e hỏi, dùng ichimoku để vào lệnh dựa theo ATR trên như thế nào, e trade EU ah.
 
Ý tưởng là mình dùng ATR để đo độ biến động của thị trường. Vào lệnh lúc thị trường ảm đạm nhất (vùng 1 đến vùng 2) và thoát lệnh lúc thị trường sôi động (vùng 3). Tránh né những vùng cực kỳ sôi động (vùng 4, vì sẽ có những đợt hồi mạnh)

Còn cụ thể lúc đó nên buy hay sell bạn có thể sử dụng các tín hiệu của Ichimoku để quyết định vấn đề này rất phức tạp mình sẽ dần phân tích ở các post tiếp theo

EU mình thấy nên để chu kỳ ATR và các MA là 23
Có điều mình vẫn chưa giải thích được tại sao chỉ khung M30 mới cho ra chu kỳ của ATR đều và đẹp như vậy, có khi nào đó là sự hưng phấn của trader qua các phiên Á, Âu, Mỹ

upload_2019-7-4_21-40-4.png
 
Sau 1 hồi backtest thì thấy ATR kết dụng MA như cách của bác cho ra tín hiệu dự báo biến động cũng chuẩn chỉnh đấy. Nhưng nó chỉ cho ra tín hiệu lúc nào có biến động giá, lúc nào nên cắt chứ ko chỉ được nên giao dịch theo hướng nào, lúc này ta phải áp dụng thêm Ichi. Theo mình thì dùng ichi để xác định trend trong trường hợp này hơi rườm rà, các đường tenkan kijun chikou dùng để xác nhận tín hiệu nhưng mình vào là chớp nhoáng nếu đợi thêm xác nhận thì trễ rồi. Đơn giản hơn nên dùng MA simple 89 period là được. Trên MA là buy, dưới MA là sell, Giá chạm MA là sideway..nhìn chart đỡ rối hơn..Bác chủ nghĩ sao?
 
Sau 1 hồi backtest thì thấy ATR kết dụng MA như cách của bác cho ra tín hiệu dự báo biến động cũng chuẩn chỉnh đấy. Nhưng nó chỉ cho ra tín hiệu lúc nào có biến động giá, lúc nào nên cắt chứ ko chỉ được nên giao dịch theo hướng nào, lúc này ta phải áp dụng thêm Ichi. Theo mình thì dùng ichi để xác định trend trong trường hợp này hơi rườm rà, các đường tenkan kijun chikou dùng để xác nhận tín hiệu nhưng mình vào là chớp nhoáng nếu đợi thêm xác nhận thì trễ rồi. Đơn giản hơn nên dùng MA simple 89 period là được. Trên MA là buy, dưới MA là sell, Giá chạm MA là sideway..nhìn chart đỡ rối hơn..Bác chủ nghĩ sao?

ATR chỉ độ biến động giá thôi bác, mình dùng ATR để xác định chu kỳ của thị trường thôi.
Mình không chơi MA, vì tenkan kijun thực chất cũng là đường trung bình. Với lại Ichimoku cho điểm stoploss rõ ràng và ưu việt hơn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 302 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 815 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 218 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 121 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,743 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,337 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên