Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 41: Sự sụp đổ của một Trader vĩ đại

Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 41: Sự sụp đổ của một Trader vĩ đại

Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 41: Sự sụp đổ của một Trader vĩ đại

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Jesse Livermore kỳ trước dưới đây anh em

>> Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 40: Có gì đó thiếu thiếu

>> Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 39: Bộ tứ nổi danh

Series Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại sẽ được lên sóng hàng tuần mỗi buổi tối thứ 2-5-7 lúc 20.00. Anh em yêu thích Trader huyền thoại này thì để lại 1 comment để mình tag vào tất cả các kỳ của series nhé. Khuyên anh em nên theo dõi ngay từ những kỳ đầu tiên, càng về sau mới theo dõi sẽ phải đọc lại. Xin Cảm Ơn Anh Em!

***

Trong giai đoạn này Livermore cũng cực kỳ thân thiết với Bernard Baruch. Baruch đã nói với Livermore rằng: “Nếu anh biết điều gì liên quan tới cổ phiếu mà tôi đang giao dịch, điều gì đó mà cực kỳ, cực kỳ quan trọng, xin hãy giữ nó cho anh. Đừng nói với tôi.” Livermore sau này dạy lại điều đó cho đứa con trai của anh.

jesse-livermore-traderviet6-2.jpg

Khi Livermore lần đầu gặp Thomas, anh nhận định giảm giá với thị trường cô tông và đang có 1 vị thế bán khống nhỏ. Sau khi nói chuyện với Thomas chừng 1 tháng, anh đổi quan điểm của mình. Đương nhiên rằng Livermore rất thường xuyên thay đổi quan điểm trên các vị thế cổ phiếu của mình, theo lý luận sau: “Nếu tôi sai khi nghĩ rằng 1 cổ phiếu sẽ tăng và mua nó, thì tôi phải đúng khi bán khống nó vì lịch sử đã dạy tôi rằng nếu nó không đi lên thì phần lớn các trường hợp nó phải đi xuống.”

Và cứ như thế, Jesse Livermore lại một lần nữa phá vỡ quy tắc của chính mình. Cô tông đi ngược vị thế của anh, và lại tiếp tục phá vỡ quy tắc, Livermore mua thêm, trung bình giá xuống thay vì bán ra và hy vọng sẽ đảo ngược các vị thế. Anh cũng đang nắm giữ 1 vị thế lớn bột mì và đang có lợi nhuận. Anh tiếp tục mua vào cô tông cho tới khi nắm giữ 150,000 lô.

jesse-livermore-traderviet5-2.jpg

Rồi anh lại phá vỡ thêm 1 quy tắc nữa. Các vị thế của anh đã vượt quá giới hạn của đòn bẩy, do đó anh bán ra vị thế bột mì đang có lợi nhuận để gồng vị thế cô tông đang gồng lỗ. Luôn luôn bán cổ phiếu thất bại, và giữ lại cái thành công; Livermore biết điều đó, nhưng anh không làm theo như vậy. Ngay sau khi bán vị thế, bột mì tăng mạnh lên 20 cent - đã có thể đem về cho Livermore thêm 8 triệu đô nếu giữ vị thế mua trước đó, và việc này càng làm cho Livermore áp lực thêm. Khi nhận định bị sai, sự tự tin của Livermore cũng suy sụp. Hành vi nổi loạn của anh tăng dần.

Anh mua thêm cô tông nữa, nghĩ rằng đây chính là đáy, nhưng không phải. Anh đang nắm giữi 440,000 lô trong tài khoản khi cô tông sụp đổ và anh nhận ra rằng anh đã ngốc đến thế nào. Anh bán ra vị thế. Anh đã mất hàng triệu đô la. Anh chỉ còn lại $300,000 trong tài khoản, vốn trước đó chứa tới 3 triệu đô. Anh đã mất 2.7 triệu đô la.

jesse-livermore-traderviet4-2.jpg

Anh đã bị quyến rũ bởi Vị Vua Cô Tông và logic của hắn ta, và anh đã phải trả giá.

Livermore hiểu rằng Thomas chẳng được lợi ích cá nhân gì từ thua lỗ của anh. Tính cách thu hút của hắn thuyết phục tới mức Livermore đã gần như tin tưởng hoàn toàn khi hắn giải thích nhận định của hắn về thị trường cô tông. Thomas chính là tác nhân cho đợt sụp đổ của Livermore lần này.

jesse-livermore-traderviet3-2.jpg

Nhưng Livermore không hề có tư thù gì với Thomas. Anh coi đó là 1 bài học mới. Anh đã cố gắng tiếp thu các bài học thu nhặt được trong quá trình giao dịch, mặc dù bài học này đã tốn của anh 1 số tiền cực lớn. Đương nhiên, giá trị của bài học đó là 3 triệu đô, 1 số tiền mà 1 người bình thường tốn cả đời cũng chưa chắc làm ra được.

Livermore đã là 1 triệu phú chưa đầy 1 năm. Anh buộc phải bán chiếc du thuyền Anita Venetian và căn hộ bên bờ biển, cùng với các bộ đồ nội thất tuyệt đẹp. Tại sao anh phải theo sự dẫn dắt của Thomas, người mà anh biết là đã từng thất bại thảm hại trên thị trường cô tông? Liệu Livermore chỉ là 1 kẻ thất bại trên thị trường, như bao kẻ thất bại khác? Người ta lo lắng cho Cậu bé đào mỏ: “chuyện quái gì đang xảy ra với Nhà giao dịch vĩ đại?”

jesse-livermore-traderviet2-2.jpg

Livermore cần tiền để xây dựng lại vị thế của anh trước kia, và cần tiền nhanh. Cảm xúc nặng nề từ thua lỗ vừa rồi khiến Livermore phạm thêm 1 sai lầm nữa, phá vỡ 1 quy tắc nữa. Vì vậy, anh quay lại thị trường với 1 thái độ trả thù. Tâm lý của anh đã bị suy sụp. Thay vì quay lại thị trường, Livermore đáng ra nên dành thời gian để ổn định tâm lý. Nhưng do đã quá quen với chiếc bóng quá lớn và vị thế 1 nhà giao dịch vĩ đại, như cách mà người ta gọi Livermore trên phố Wall, anh lại tiếp tục với thị trường, và đánh mất toàn bộ số vốn còn lại. Anh lại tiếp tục giao dịch bằng tiền vay, và mắc nợ với những người đã từng giúp đỡ anh.

Vài tháng sau, Jesse Livermore đã mắc nợ những nhà môi giới và chủ nợ hơn 1 triệu đô la. Anh hoàn toàn suy sụp.

Anh em để lại comment để mình tag vào kỳ sau của series nhé, nếu thấy truyện hấp dẫn thì ngại gì THẢ TIM phải không anh em?

Tham khảo Jesse Livermore, World Greatest Stock Trader
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Đến Cụ cũng có lúc mắc những sai lầm mà ai ai cũng biết nhưng hầu như hiếm ai có thể tránh 100%. Bài học tự rút ra là (rất) nên tha thứ cho lỗi lầm của chính mình và rất nên đừng sai phạm thêm một lần nào nữa. Chuỗi bài viết quá hay. Cảm ơn Hoài.
 
Thị trường và cuộc sống là một cái bẫy. Nếu chúng ta thỉnh thoảng lơ là, mất tập trung thù chúng ta rất dể bị mắc bẫy các bác ạ. Các bác đã từng bị mắc những cái bẫy rất cơ bản mà chúng ta thừa biết nhưng vì một chút chủ quan chúng ta vẫn bị dính. Không biết các bác bị như thế chưa chứ em là một vài lần rồi
 
mình nghĩ là:

hệ thống, phương pháp phân tích của Thomas chỉ áp dụng trên lịch sử giá, chưa áp dụng vào thực tế. Giống như các trader test hệ thống ptkt ở lịch sử giá, hệ thống phân tích rất ok nhưng ra thức chiến lại thất bại thảm hại.
 
Giống như mình lúc trước, càng giao dịch càng thua. Vị thế sai luôn giữ mãi, vị thế đúng là chốt ngay khi vừa có kết quả.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 8 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 6 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,368 Xem / 85 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,115 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên