Khi nào nên đứng ngoài thị trường?

Khi nào nên đứng ngoài thị trường?

Khi nào nên đứng ngoài thị trường?

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Trading không nhất thiết là lúc nào cũng phải đặt chân trong thị trường, mà những thời điểm đứng ngoài thị trường cũng rất quan trọng. Đứng ngoài thị trường đúng lúc, đúng chỗ cũng là 1 nghệ thuật trong trading.

(Riết hồi Trader thành nghệ sỹ hết mất, cái gì trong trading cũng là nghệ thuật hết, từ phân tích, vào lệnh đến cảm nhận thị trường hay quản lý cảm xúc)

Dưới đây là các trường hợp mà lựa chọn đứng ngoài thị trường luôn luôn là khôn ngoan nhất.

Đứng ngoài thị trường - Khi cảm thấy bị lạc quẻ với thị trường


Chắc chắn sẽ có những lúc chúng ta như bị lạc quẻ với thị trường vậy. Tất cả những tín hiệu cho ra đều sai bét, vào lệnh nào là lỗ lệnh đó, kiểu như hệ thống của anh em sinh ra là để đi ngược với market vậy. Trong những lúc như thế này, Trader thường có thiên hướng cho rằng thị trường đang bị điên loạn, và những phân tích anh em đưa ra đáng ra phải đúng.

dung-ngoai-traderviet1.jpg

Không phải như vậy đâu anh em, thị trường luôn đúng, chúng ta là những nhân vật luôn mắc phải sai lầm mà không chịu thừa nhận. Nhưng điều này không có nghĩa là hệ thống của anh em vô dụng đâu, đó chỉ là các thời điểm mà nó không thể phát huy được điểm mạnh của nó, nên các tín hiệu nó cho ra đều bị sai thôi. Không ai có lỗi cả, chỉ là chúng ta không hợp nhau trong các lúc như thế này. Và nếu đã không hợp thì tốt nhất là tạm thời không gặp nhau.

Dấu hiệu lạc quẻ với market thực ra không khó để nhận biết. Anh em chỉ cần dừng lỗ 5 lệnh liên tiếp trở lên là đủ cân nhắc coi mình có đang bị lạc quẻ hay không rồi. Tuy nhiên con số này còn phụ thuộc vào winrate và đặc điểm hệ thống của anh em nữa: ví dụ hệ thống của mình chỉ sai cao nhất là 5 lệnh liên tiếp, nếu quá con số này thì mình sẽ ngưng không trade nữa. Hệ thống khác có winrate cao hơn thì có thể chỉ cần 3 lệnh là đủ ngưng rồi.

Đứng ngoài thị trường - Tâm lý Trader không ổn định


Thường những chuỗi thua lỗ bắt nguồn từ Trader nhiều hơn là hệ thống, vì tâm lý của chúng ta là thứ khó kiểm soát nhất.

dung-ngoai-traderviet4.jpg

Tâm lý con người nhảy như con ngựa không cương vậy, lúc thì bắt vào chỗ này, lúc thì bắt vào chỗ kia. Lúc thì hăng say đầy năng lượng, lúc thì ủ rũ mệt mỏi. Kết quả giao dịch cũng vì thế mà biến động theo. Những lúc hăng máu anh em thường thích rủi ro hơn, và những lúc ủ rũ thì anh em ngại rủi ro, đúng không?

Trước khi vào mỗi lệnh, mình thường đánh giá lại xem cảm xúc của mình lúc đó là gì, có quá chênh lệch so với bình thường không. Và khi thấy mình đang hăng máu hơn so với bình thường, mình sẽ không vào lệnh đó, và đó luôn là những quyết định đúng đắn.

Đứng ngoài thị trường - Có nhiều sự không chắc chắn


Có rất nhiều yếu tố làm cho khả năng anh em win lệnh giảm đi: giờ ra tin market có thể biến động mạnh, ngày nghỉ lễ khiến cho thị trường thanh khoản mỏng đi cho các big boy dễ ra tay săn stop loss, vân vân. Anh em giao dịch đủ lâu là sẽ biết trước được các thời điểm nhạy cảm như thế này để mà tránh vào lệnh. Và đôi khi chỉ cần tránh vào lệnh thôi là anh em tránh được các thua lỗ không đáng có rồi.

dung-ngoai-traderviet3.jpg

Hoặc đơn giản hơn, sự không chắc chắn có thể đến từ xu hướng và động lực của xu hướng tại thời điểm anh em vào lệnh. Hoặc không chắc chắn vì các yêu cầu trong hệ thống của anh em chưa được thoả mãn hết, hay anh em vẫn chưa có 1 kế hoạch rõ ràng khi giá đi ngược lệnh. Vào lệnh 1 cách vội vã, thiếu kế hoạch, thiếu sự chuẩn bị, cũng là nguyên nhân cho sự không chắc chắn. Nếu thấy 1 cái gì đó sai sai và không ổn, thì tốt nhất là đừng vào. Những tay chơi bài poker giỏi đều đánh giá được khả năng win của họ trước khi quyết định Theo nước bài nào đó, Trader cũng nên như vậy. Nếu cảm thấy mình không thể thắng, tại sao phải Theo khi anh em có quyền được đứng ngoài?

dung-ngoai-traderviet2.jpeg

Một lợi thế rất lớn của Trader cá nhân là anh ta có quyền được đứng ngoài thị trường khi thấy hoàn cảnh không thuận lợi, nên đừng bỏ phí đặc ân đó. Anh em có đồng ý với mình không?

Tham khảo babypips
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên