Khi nào Trader nên trade ngược xu hướng? Lý giải hiện tượng giá giảm bất kể phân tích cơ bản

Khi nào Trader nên trade ngược xu hướng? Lý giải hiện tượng giá giảm bất kể phân tích cơ bản

Khi nào Trader nên trade ngược xu hướng? Lý giải hiện tượng giá giảm bất kể phân tích cơ bản

Khánh Trình

Active Member
1,439
8,627

Thời điểm tốt nhất để trade ngược trend?


Nếu bạn thấy mình đang vẽ quá nhiều đường trend line hay quan sát khung thời gian M1 quá nhiều, điều này có nghĩa là bạn đang cố gắng để tìm điểm đảo chiều sớm của thị trường, bạn có thể sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng với xu hướng.

Bạn sẽ bị thị trường từ chối và sẽ thua lỗ vì điều này. Ngoài ra, kể từ khi khả năng giá phá vỡ trend line và đảo chiều cực kỳ thấp trong một xu hướng mạnh, việc bạn trade ngược trend và tìm kiếm điểm đảo chiều sẽ thua lỗ nhiều hơn. Bạn sẽ tự hỏi tại sao ta lại có thể trade thua mặc dù mô hình giá xuất hiện rất tốt.

Cho nên, bạn hãy chờ cho đến khi đường trend line bị phá vỡ trên khung M5 trước khi bạn muốn trade ngược trend. Tiếp tục, bạn hãy tìm kiếm các trend line nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh cùng với xu hướng mới, vào lệnh tại thời điểm những kẻ thua cuộc bị buộc phải thoát lệnh tại chính điểm dừng lỗ của họ. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn, thoải mái hơn, và có nhiều lợi nhuận hơn vì bạn sẽ thấy rằng ngay sau khi vào lệnh từ điểm này, thị trường sẽ đi liên tục theo cùng một hướng mà không hề có đợt điều chỉnh giá nào sau đó.

khi-nao-trader-nen-trade-nguoc-xu-huong-ly-giai-hien-tuong-gia-giam-bat-ke-phan-tich-traderviet.png

Giá phá vỡ trend line trong xu hướng chính và quay lại test trước khi giảm hẳn

Bất cứ khi nào bạn thấy mình phải chờ một thời gian dài để có được một cơ hội vào lệnh đảo chiều mạnh mẽ, bạn đã không chú ý đến xu hướng chính của thị trường ngay trước mắt bạn. Khi xu hướng đang đi mạnh, bạn sẽ không thấy giá quay trở lại đường trend line và bạn có thể sẽ nghĩ rằng giá đã đi quá xa khỏi khu vực trend line, do đó bạn nghĩ đến việc vào lệnh cùng xu hướng là quá nguy hiểm vì nó có thể hình thành điểm đảo chiều mạnh. Nhưng, khi suy nghĩ theo hướng này, bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội trade cùng trend đáng tin cậy. Tất cả các đợt giá hồi, thậm chí chỉ trong một cây nến (một nến inside bar nhỏ) đều là những điểm vào lệnh cùng xu hướng cực kỳ tốt.

khi-nao-trader-nen-trade-nguoc-xu-huong-ly-giai-hien-tuong-gia-giam-bat-ke-traderviet-1.png

Giá cách xa khỏi trendline không có nghĩa nó sẽ đảo chiều mạnh

Lý giải hiện tượng giá giảm bất chấp tin tức phân tích cơ bản


Sau một đợt suy giảm mạnh của thị trường trên chart ngày, tất cả những người tham gia thị trường đều cảm thấy lo lắng và họ không muốn mất thêm tiền khi giao dịch trên thị trường. Điều này khiến họ tiếp tục vào lệnh bán trên thị trường, bất kể tín hiệu từ phân tích cơ bản như thế nào. Đây là điều đã từng xảy ra trong thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Thế hệ Baby Boomers sắp đến thời điểm nghỉ hưu và họ cảm thấy rất sốc khi thấy tài sản của mình tích lũy nhiều năm bị bốc hơi đến hơn 40% giá trị. Họ sẽ làm gì khi thấy chuyện này xảy ra? Họ sẽ tiếp tục bán bất kể giá có tăng lên đến đâu, cứ mỗi lần giá hồi phục, họ lại tiếp tục bán để bảo toàn tài sản của mình.

khi-nao-trader-nen-trade-nguoc-xu-huong-ly-giai-hien-tuong-gia-giam-bat-ke-traderviet-2.png

S&P500 liên tục giảm điểm tất cả các phiên trong năm 2008

Khi đã thanh khoản kịp thời và thoát khỏi thị trường, họ thầm cảm ơn Chúa vì đã cho họ cơ hội để bảo toàn tài sản an toàn. Điều này thường xảy ra ngay trước khi giá tiến đến vùng đảo chiều đỉnh trước đó (swing high). Họ thề với Chúa rằng sẽ không bao giờ quay trở lại và mua vào thị trường lần nữa. Các hành vi này cứ liên tục lặp đi lặp lại tạo ra những vùng đỉnh thấp hơn đỉnh cũ (lower high) cho đến khi đợt giảm giá cuối cùng kết thúc (không còn ai tiếp tục bán nữa). Một khi điều này xảy ra, thị trường sẽ có khả năng đảo chiều tăng vượt lên trên điểm swing high cũ. Kết quả của những người bán tháo thị trường bất kể tin tức phân tích cơ bản khiến cho thị trường liên tục giảm trong các phiên giao dịch tiếp theo.

Cũng sẽ có những đợt giá hồi phục mạnh mẽ và rõ ràng khi có nhiều người nghĩ rằng thị trường đã tìm ra đáy của nó và muốn đẩy giá tăng cao hơn. Và cũng có thể do trend giảm quá mạnh, có những người hoảng sợ nên cố gắng chốt lời sớm. Cả 2 nhóm người này sẽ khiến thị trường nhanh chóng phục hồi trở lại, kết quả là tạo ra những nến spike, nến tăng mạnh nhưng tất nhiên vẫn ngược với xu hướng chính.

Kết quả cuối cùng của những hành vi giá này thường là tạo ra những vùng sideway lớn trên thị trường. Các vùng giá sideway lớn cho chúng ta cơ hội để vào lệnh nhưng bạn cũng sẽ phải gia tăng khoảng cách đặt stoploss, theo đó bạn cũng phải giảm kích cỡ lệnh (cho phù hợp với quy tắc quản lý rủi ro).

P/s: vì phần này Al Brooks vẫn còn viết khá chung về cách trade đảo chiều nên có thể bạn chưa rõ. Qua hết phần giải thích về hành vi giá giảm trong thời kì khủng hoảng, Al Brooks sẽ giới thiệu các dấu hiệu xác định một xu hướng mạnh từ sớm.

Comment góp ý để mình cải thiện thêm về bản dịch nhé các bạn.

Xem thêm:

>> Sách Price Action của Al Brooks

>> Al Brooks định nghĩa về trend - bàn về các khái niệm leg, pullback trong một xu hướng
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
View attachment 17991
Spike đơn giản là thời điểm giá đảo chiều gấp (nhưng không đồng nghĩa với việc trend đảo chiều). Trên chart là 3 vị trí mà mình nghĩ là spike.
theo em chỉ có cái ở giữa thì gọi là spike .số 1 và 3 so sánh bóng nến và thân nến chênh lệch không có ý nghĩa lắm trông giống như hồi bình thường ở mọi nến hay gặp khác nhưng ở đây nó có kích thước lớn hơn. chưa thể hiện biến động lớn thời gian ngắn
bác tham khảo thêm ở đây xem http://www.forexdictionary.com/definition/548/spike
 
theo em chỉ có cái ở giữa thì gọi là spike .số 1 và 3 so sánh bóng nến và thân nến chênh lệch không có ý nghĩa lắm trông giống như hồi bình thường ở mọi nến hay gặp khác nhưng ở đây nó có kích thước lớn hơn. chưa thể hiện biến động lớn thời gian ngắn
bác tham khảo thêm ở đây xem http://www.forexdictionary.com/definition/548/spike
Cũng đúng theo định nghĩa bạn gửi, ở đây spike là các hành vi giá lớn hơn so với hành vi giá thông thường, hiểu vậy sẽ đơn giản hơn. Mình không nghĩ nên đánh giá spike dựa vào thân nến.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 452 Xem / 37 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,407 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 136 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 46 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên