Kho báu kiến thức giao dịch Forex từ một cựu Bank trader (Phần 2): QUẢN LÝ VỊ THẾ

Kho báu kiến thức giao dịch Forex từ một cựu Bank trader (Phần 2): QUẢN LÝ VỊ THẾ

Kho báu kiến thức giao dịch Forex từ một cựu Bank trader (Phần 2): QUẢN LÝ VỊ THẾ

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,426
Xin chào cả nhà!

Mình tin series bài viết này sẽ quy tụ tất cả những kiến thức cần thiết giúp các anh em trader kiếm được lợi nhuận nhất quán từ thị trường. Và ngay sau đây sẽ là Phần 2 của chia sẻ từ một cựu Bank trader được đăng trên reddit.com nhé mọi người...

---------------------------------​

Phần 2 sẽ nói về:
  • Chừa chỗ thở cho lệnh dừng lỗ
  • Khi nào cần thay đổi điểm dừng lỗ
  • Vào và thoát các vị thế chiến thắng
  • Tỷ lệ risk:reward
  • Lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro

1. Chừa chỗ thở cho lệnh dừng lỗ


Trước đó, chúng ta đã nói về việc tạo ra một khoảng không đủ để cho lệnh không bị dính stoploss bởi những biến động nhiễu hàng ngày.

Hãy xem xét biểu đồ bên dưới và tưởng tượng bạn có một lệnh trailing stop. Sẽ rất đau đớn nếu bỏ lỡ biến động rộng hơn chỉ vì bạn để lại một điểm dừng lỗ quá sát.

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet1.png



Một kỹ thuật đơn giản là hãy mở chart bạn chọn ra (giả sử là khung daily) và sau đó xem xét các xu hướng trước đó rồi sử dụng công cụ đo lường (bạn chỉ cần nhấp và kéo để đo như hình thôi).

Ví dụ: Nếu bạn đoán cây nến tiếp theo trên chart là nến giảm, chúng ta có thể nhìn vào mức thoái lui lớn nhất của xu hướng tăng trước đó. Mức giảm tối đa đó là khoảng 100 pips hoặc chỉ dưới 1%, bạn có thể muốn điểm dừng lỗ của mình có thể chịu được ít nhất mức đó.

Nếu điều kiện thị trường đã thay đổi, chẳng hạn vùng range trên khung daily cao hơn, thì bạn cũng nên cân nhắc vào. Nếu bạn biết một sự kiện lớn sắp diễn ra, bạn cũng có thể nghĩ về điều đó. Bộ não của con người là một công cụ đáng chú ý và sức mạnh của phương pháp "nhãn cầu" là không thể phủ nhận. Đây là cách mà hầu hết các discretion trader (nhà giao dịch tuỳ ý) làm.

Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều cách tiếp cận phân tích hơn.

Một số trader sẽ sử dụng ATR (Average True Range) - một công cụ cố gắng nắm bắt sự biến động của một cặp tiền, thường được tính trung bình trong một số phiên. Nó xem xét ba thước đo riêng biệt và có giá trị phân tích lớn. Hãy xem đây là một đường trung bình động của một cặp tiền.

Ví dụ: Bên dưới cho thấy biến động hàng ngày của EURUSD là khoảng 60 pips trước khi tăng vọt lên 140 pips vào tháng 3. Rõ ràng, điều kiện đã biến động hơn nhiều trong tháng 3. Theo đó, bạn sẽ cần phải rời điểm dừng lỗ của mình xa hơn vào tháng 3 và có một quy mô vị thế tương ứng nhỏ hơn.

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet2.png


Các pro trader có xu hướng sử dụng độ lệch chuẩn (standard deviation) làm thước đo biến động thay vì ATR. Cả hai thước đo đều có ưu và nhược điểm riêng. ATR có thể hữu ích, nhưng cũng có thể gây hiểu lầm khi chuyển đổi chế độ (xem biểu đồ trên).

Một khi bạn đã chọn được cho mình một thước đo biến động, khoảng cách điểm dừng sau đó có thể được backtest và tối ưu hoá. Ví dụ: 2x ATR hay 5x ATR hoạt động tốt nhất cho một phong cách giao dịch và thời gian nhất định?

2. Khi nào cần thay đổi điểm dừng lỗ


Theo nguyên tắc chung, bạn nên có kỷ luật và không nên dịch chuyển điểm dừng lỗ của mình. Hãy nhớ rằng: "Chỉ có những kẻ thua cuộc mới trung bình các thua lỗ". Điều này thực sự khó ở giai đoạn đầu và chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn sau.

Có một số lý do chính đáng để sửa đổi các điểm dừng lỗ, nhưng chúng rất hiếm.

Một lý do là liệu một quy trình quản lý rủi ro khác yêu cầu bạn ngừng giao dịch và đóng các vị thế. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần đóng các vị thế của bạn trên thị trường và nhận lỗ/ lãi như hiện tại.

Một lý do khác là rủi ro sự kiện (event risk). Nếu bạn có một số sự kiện công bố dữ liệu lớn sắp diễn ra, chẳng hạn như NFP - có thể khiến thị trường di chuyển +/- 150 pips và bạn không có lợi thế khi dữ liệu được phát hành, thì nhiều trader sẽ rời bỏ vị thế đó hoặc giảm quy mô vị thế của họ xuống. Họ sẽ quay trở lại vị thế khi thị trường bớt xao động và lắng xuống.

Lệnh trailing stop cũng có thể được sử dụng để "khoá" lợi nhuận lại. Khi giao dịch có lợi cho bạn (giả sử bạn đang ở vị thế long), thì lệnh này sẽ đồng hành cùng bạn, như hình dưới đây:

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet3.png


Hoàn toàn hợp lý khi lệnh dừng lỗ của bạn di chuyển theo hướng của PNL. Điều này không khiến bạn gặp nhiều rủi ro hơn so với mức ban đầu bạn dự tính. Rủi ro sẽ giảm bớt khi giao dịch có lợi cho bạn. Đó là lý do vì sao những trader theo xu hướng đặc biệt yêu thích trailing stop.

Một câu hỏi cuối cùng mà các trader đặt ra là họ nên làm gì nếu họ bị "stop out" nhưng vẫn thích giao dịch đó? Họ có nên thử lại một cú trade tương tự một ngày sau đó vì những lý do tương tự không? Không! Hãy tìm kiếm một cú trade khác thay vì bám lấy ý tưởng ban đầu một cách đầy cảm xúc.

3. Vào và thoát khỏi các vị thế chiến thắng


Chốt lời là động thái ngược lại với cắt lỗ. Sai lầm của các trader tân binh là chốt lời quá sớm!

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet4.png


Hãy nhớ rằng: Bạn nên để cho những trade thắng có cơ hội được tích luỹ. Cũng giống như điểm dừng lỗ, bạn cần phải biết trước mức bạn sẽ đóng lệnh khi có lời. Sau đó, hãy để giao dịch tự diễn ra. Đừng đè nén bản thân và để cảm xúc ép bạn thu về một khoản lợi nhuận nhỏ - một sai lầm kinh điển cần phải tránh!

Vào lệnh với limit order


Với lệnh limit, bạn không cần phải ngồi chờ thị trường đạt đến mức giá mình mong muốn.

Thông thường, các trader sẽ sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các mức hấp dẫn để vào lệnh. Giả sử, nếu chúng ta biết rằng mọi người sẽ mua quanh mức đáy gần đây là 1.1205, chúng ta có thể để mức chốt lời ở trên mức 1.1205 một chút để đảm bảo nó được thực hiện.

Ngoài ra, còn có hai phương pháp nữa mà các trader thường sử dụng để vào lệnh.

Scaling in (vào lệnh từng phần) là một trong những kỹ thuật như vậy. Hãy tưởng tượng, bạn nghĩ rằng chúng ta đang trong một xu hướng tăng dài hạn đối với AUDUSD nhưng đang trải qua một đợt thoái lui ngắn hạn. Bạn có muốn vào lệnh với tổng vị thế là 500,000 AUD và không có một quan điểm chặt chẽ về hành động giá hiện tại?

Vì thế, bạn có thể vào lệnh tại một loạt 5 giá bid, với mỗi lệnh trị giá 100,000 AUD. Khi giá di chuyển thấp hơn, từng lệnh sẽ được khớp. Điều thú vị trong kỹ thuật Scaling in là nó giảm áp lực cho bạn trong việc chọn một ngưỡng hoàn hảo để vào lệnh. Tất nhiên, rủi ro là không phải lệnh nào của bạn cũng được khớp trước khi giá di chuyển lên cao hơn.

Pyramiding (kim tự tháp) là kỹ thuật thứ hai. Đây là kỹ thuật đặc biệt phổ biến đối với các momentum trader (giao dịch theo động lượng).

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet5.png


Một lần nữa, hãy tưởng tượng chúng ta mua AUDUSD và muốn thực hiện một vị thế 500,000 AUD.

Ở đây, chúng ta sẽ thêm 100,000 AUD khi tín hiệu đầu tiên của chúng ta đạt được. Sau đó, chúng ta sẽ thêm các lệnh 100,000 AUD tiếp theo khi giao dịch có lợi cho chúng ta. Và chúng ta sẽ phải chờ tín hiệu xác nhận rằng động thái này là chính xác.
  • Với cách trade này bạn hoàn toàn có thể ăn những cú rất lớn (10:1 cũng không phải không thể, vào những ngày thị trường “dậy sóng”), nhưng dĩ nhiên trade thế này cần kinh nghiệm và 1 chút may mắn.
  • Nên chuẩn bị tâm lý chạm SL hoặc hòa vốn vì chỉ cần 1 cú retrace cũng đủ “knock out” nguyên cái pyramid của chúng ta vì SL đã kéo xuống khá gần.
  • Phải luôn nhớ kéo SL theo trade, đây là điểm quan trọng nhất của chiến thuật, không kéo SL thì bay tài khoản trong nháy mắt đấy vì nhiều trade cộng dồn lên nha.
  • Không bao giờ add thêm vào 1 trade đang thua, đây không phải Martingale !
Bạn có thể thấy những điểm hấp dẫn và hạn chế của cả hai phương pháp. Tốt nhất, bạn nên thử nghiệm và chọn những kỹ thuật phù hợp với tâm lý cá nhân của chính bạn, vì đây sẽ là cách dễ dàng nhất để bạn gắn bó và xây dựng một quy trình có kỷ luật.

4. Tỷ lệ Risk:Reward


Hãy tập nghi ngờ trước những ai tuyên bố giành chiến thắng 80% các giao dịch. Hầu hết các trader sẽ thắng khoảng 50% và thua 50%. Đây là lý do tại sao quản lý rủi ro lại cực kỳ quan trọng!

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet6.png


Một quy tắc ngón tay cái phổ biến cho thấy tỷ lệ R:R là 1:3 hoạt động tốt với hầu hết các trader. Nghĩa là, nếu bạn sẵn sàng chịu rủi ro 100 pips tại điểm đặt dừng lỗ, thì bạn nên đặt chốt lời ở mức sẽ đem lại cho bạn 300 pips.

Một lần nữa, bạn vẫn nên sử dụng phân tích kỹ thuật để xác định các mức có ý nghĩa cho cả điểm dừng lỗ và chốt lời trên biểu đồ. Đừng chỉ nhắm đến khoảng cách dừng lỗ của bạn một cách mù quáng và chọn điểm chốt lời gấp 3 lần so với khoảng cách đó nhé. Hãy sử dụng quy tắc trên chỉ để đặt mục tiêu gần đúng và sau đó tìm kiếm các mức kháng cự hoặc hỗ trợ có liên quan trong khu vực đó.

5. Lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro


Không phải tất cả lợi nhuận đều như nhau. Giả sử bạn đang kiểm tra hồ sơ theo dõi của hai trader. Giả sử, cả hai đều tạo ra mức lợi nhuận 14%. Không hề tệ!

Tuy nhiên, trader A đã thực hiện hàng trăm lần đặt cược nhỏ trong suốt năm và PNL tích luỹ của anh ta trông giống như hình bên trái ở dưới.

Trader B thì chỉ thực hiện một lần đặt cược - anh ta đã bán CADJPY vào đầu năm - và PNL của anh ta trong giống như bên phải hình dưới với rất nhiều khoản drawdown và biến động lớn.

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet7.png


Nếu bạn đang cần đầu tư tiền và đặt cược xem ai sẽ làm tốt trong năm tới, bạn sẽ chọn ai? Tất nhiên là ai cũng an tâm hơn với trader A. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào % lợi nhuận, liệu bạn có thể phân biệt được giữa hai người họ hay không? Đó là lý do tỷ lệ Sharpe được ra đời.

Tỷ lệ Sharpe cao hơn cho thấy danh mục đầu tư có hiệu suất được điều chỉnh theo rủi ro tốt hơn. Người ta không thể nào so sánh lợi nhuận một cách hợp lý mà không xem xét rủi ro thực hiện để kiếm được lợi tức đó.

Ngoài ra, VAR cũng là một biện pháp hữu ích khác để giúp giải quyết vấn đề đó.

Kho-bau-kien-thuc-giao-dich-tu-cuu-Bank-trader-TraderViet8.png


Tuy nhiên, tỷ lệ Sharpe và VAR không cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh. Nhà quản lý quỹ huyền thoại, Howard Marks của Oaktree lưu ý rằng, mặc dù các công cụ như VAR và tỷ lệ Sharpe là hữu ích và thực sự cần thiết, thì những nhà đầu tư giỏi nhất cũng sẽ dựa trên nhận định của riêng họ.

Điểm mấu chốt tôi muốn gửi đến các bạn là, quản lý rủi ro phải là trách nhiệm của mỗi người tham gia trong quá trình đầu tư, áp dụng kinh nghiệm, phán đoán và kiến thức về các khoản đầu tư!

Nguồn: reddit
Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,568 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 215 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,129 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên