Kỹ thuật giao dịch nâng cao và cách quản lý vốn khi giao dịch vùng giá đi ngang

Kỹ thuật giao dịch nâng cao và cách quản lý vốn khi giao dịch vùng giá đi ngang

Kỹ thuật giao dịch nâng cao và cách quản lý vốn khi giao dịch vùng giá đi ngang

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,935
Thị trường đi ngang được định nghĩa theo hành động giá là thị trường nơi người mua và người bán có sức mạnh như nhau. Vùng mà người bán quan tâm là phạm vi phía trên hay là ngưỡng kháng cự của vùng giá đi ngang, vùng mà người mua quan tâm là phạm vi phía dưới hay ngưỡng hỗ trợ của vùng giá đi ngang.

Giao dịch ở vùng giá đi ngang


Trader thường sẽ tập trung giao dịch ở ngưỡng kháng cựhỗ trợ là chủ yếu. Và bước đầu tiên đó là trader cần xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ cho vùng giá đi ngang. Sau đó ưu tiên bán ở kháng cự và ưu tiên mua ở hỗ trợ.

Khung thời gian trong giao dịch ở vùng giá đi ngang


Khung thời gian đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch dù là thị trường đang ở trạng thái nào. Một trader thực tế chỉ cần 2 khung thời gian là đủ để giao dịch. Trong đó khung thời gian đầu tiên để xác định bối cảnh (khung thời gian cao hơn). Khung thời gian thứ hai là để phân tích và tìm tín hiệu giao dịch. Còn gọi là khung thời gian giao dịch (khung thời gian thấp hơn).

Tốt nhất là chọn hai khung thời gian sát nhau, ví dụ như M15/H1, hoặc H1/H4, H4/D1,…

Một vài yếu tố cần xác định khi giao dịch trong vùng giá đi ngang


Xác định được xu hướng chung

Tốt nhất bạn nên giao dịch theo cùng với hướng ở khung thời gian cao hơn. Như hình dưới:

1.png

Có thể thấy rằng thị trường đang trong một xu hướng tăng. Đường màu cam là ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Sau khi giá phá vỡ đường màu cam, giá bắt đầu đi ngang. Nhưng xu hướng chung hiện tại của thị trường vẫn là xu hướng tăng.

Động lực của thị trường

Đây là yếu tố quan trọng không kém xu hướng. Xem biểu đồ bên dưới:

2.jpg

Trước đó thị trường tăng, sau khi phá vỡ kháng cự, thì giá đi ngang. Đáng lẽ ta thường mua khi xu hướng tăng, nhưng nhìn kĩ bạn sẽ thấy, phe bán có tốc độ di chuyển nhanh hơn và mạnh hơn người mua. Nên mua lên ở trường hợp này sẽ rủi ro hơn.

Cách phân tích vùng giá đi ngang


Đánh giá khung thời gian cao hơn

Xem biểu đồ EURGBP khung H1 bên dưới:

3.jpg

Đây là khung thời gian cao hơn. Để xác định hướng đi của thị trường, ta xem xét cú phá vỡ gần đây nhất. Cú breakout ngưỡng hỗ trợ, cho thấy xu hướng giảm đang kiểm soát thị trường.

Phân tích khung thời gian giao dịch (khung thấp hơn)

Đây là khung M15 của biểu đồ trên:

4.jpg
  • Thị trường đang trong xu hướng giảm, nên ta ưu tiên bán.
  • Cú pullback từ điểm 1 khá mạnh. Nên ta chưa bán từ điểm 2
  • Nếu đánh giá đà tăng từ điểm 3 thì thấy phe mua không mạnh như trước đó và một lần nữa giá quay trở lại ngưỡng kháng cự (điểm 4). Nhưng lần này, động lực mua rất yếu. Do đó, ta có thể canh bán ở gần ngưỡng kháng cự ở điểm 4. Như hình bên dưới:
5.jpg

  • Tương tự điểm 6 cũng không phù hợp để bán, vì động lực mua mạnh lên.
  • Từ điểm 7, phe mua tuy ban đầu yếu nhưng gần đến kháng cự thì mạnh dần lên. Tuy nhiên ta vẫn thực hiện bán được. Có thể thấy rõ rằng những người mua đã cố gắng vượt lên trên ngưỡng kháng cự, nhưng bị phe bán đẩy xuống. Sau đó, những người mua đã cố gắng đi lên một lần nữa nhưng không thành công. Điều này xác nhận sự có mặt của phe bán trên thị trường. Đây là thời điểm ta có thể ở vị thế bán. Như hình dưới:
6.jpg

Dừng lỗ và chốt lời


Dừng lỗ

Đối với vị thế bán, dừng lỗ phía trên ngưỡng kháng cự là được. Đối với vị thế mua, dừng lỗ phía bên dưới ngưỡng hỗ trợ là được.

Lưu ý: Điểm dừng lỗ chắc chắn khi bạn giao dịch đúng thời điểm. Nếu bạn vào sớm hoặc muộn thì khả ăng cao sẽ sớm dừng lỗ.

Chốt lời

Đối với lệnh mua, lợi nhuận nên đặt gần ngưỡng kháng cú, đối với lệnh bán, chốt lời nên đặt gần ngưỡng hỗ trợ là hợp lý.

Quản lý rủi ro


Quản lý rủi ro là yếu tố quan trọng không kém trong giao dịch. Bạn cần phải xác định được khối lượng giao dịch hợp lý với vùng giá đi ngang, tức là bạn phải nắm rõ bạn chỉ nên rủi ro bao nhiêu cho mỗi một giao dịch.

Tỷ lệ rủi ro của bạn càng ít, bạn sẽ giao dịch được lâu hơn. Theo các trader chuyên nghiệp, bạn không nên mạo hiểm quá 2% tài khoản của bạn cho tất cả các giao dịch.

Tỷ lệ RR: mỗi giao dịch bạn thực hiện nên có tỷ lệ RR ít nhất là từ 1:1 trở lên. Đương nhiên là vẫn nên ưu tiên những cơ hội giao dịch có tỷ lệ RR tốt hơn.

Những yếu tố quan trọng để giao dịch vùng giá đi ngang hiệu quả
  • Phân tích và xác định xu hướng ở khung thời gian cao hơn là việc quan trọng bạn cần làm trước tiên.
  • Xác định sức mạnh của xu hướng trước khi phạm vi bắt đầu. Nếu xu hướng mạnh, thì chúng ta có thể yên tâm giao dịch.
  • Nghiên cứu động lượng của cả phe bán và phe mua. Vì không phải lúc nào thị trường cũng di chuyển theo khung thời gian lớn hơn.
Và trader phải hiểu rằng, bạn vẫn có khả năng thua lỗ ngay khả khi mọi thứ có vẻ tốt. Dù đã phân tích kỹ lưỡng nhưng có những lúc giao dịch của bạn sẽ không thuận lợi như bạn nghĩ, vì nhiều lý do. Ví dụ như tin tức hoặc sự kiện lớn chẳng hạn. Vậy nên bạn cần chọn cặp tiền không có tin tức vào ngày giao dịch sẽ tốt hơn.

Trích nguồn: dittotrade
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên