Lạm phát - Yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của NHTW mà forex trader ít biết

Lạm phát - Yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của NHTW mà forex trader ít biết

Lạm phát - Yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của NHTW mà forex trader ít biết

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,019
Khi nói đến việc xác định chính sách tiền tệ, một trong số các chỉ tiêu kinh tế nổi bật mà các nhà hoạch định chính sách chú ý tới chính là lạm phát. Lạm phát hoặc chỉ số giá tiêu dùng là một trong những yếu tố chính khi nói đến phản ứng chính sách của ngân hàng trung ương.

Nếu nhìn lại quá khứ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bơm hàng nghìn tỷ đô la vào nền kinh tế. Chính sách tiền tệ này được đặt tên là Quantitative Easing (QE). Chính sách này dấy lên nhiều nghi ngờ về sự hiệu quả của nó.

Tuy nhiên, các chính sách QE của ngân hàng trung ương đã phục hồi nền kinh tế ở một mức độ nhất định. Trong số các yếu tố mà ngân hàng trung ương xem xét để điều chỉnh chính sách tiền tệ thì yếu tố lạm phát là yếu tố hàng đầu. Điều thú vị là, lạm phát không phải là một chỉ số độc lập và trên thực tế nó bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác nhau.

Orbex_Target-Inflation_2510.jpg

Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp hoặc thị trường lao động đóng một vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến lạm phát. Nếu tiền lương không tăng, thì người tiêu dùng làm sao có thể chi tiêu nhiều hơn. Và khi người tiêu dùng không chi tiêu nhiều hơn thì lạm phát làm sao có thể tăng lên được.

Như bạn có thể thấy ở ví dụ trên, lạm phát mặc dù trông giống như một chỉ số độc lập nhưng trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nó.

Nhiệm vụ xác định mục tiêu lạm phát là gì?


Nhiệm vụ xác định mục tiêu lạm phát là ngân hàng trung ương đặt mục tiêu rõ ràng cho tỷ lệ lạm phát trong ngắn hạn và trung hạn. Việc này cũng được công khai rõ ràng. Nhìn nhanh vào các báo cáo chính sách tiền tệ khác nhau của ngân hàng trung ương sẽ cho thấy các mục tiêu lạm phát khác nhau được đặt ra bởi các mỗi ngân hàng trung ương của các quốc gia khác nhau.

20200316004393.jpg

Trong các nền kinh tế tiên tiến, các ngân hàng trung ương tuân theo tỷ lệ mục tiêu lạm phát 2%. Ví dụ bao gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Trung Ương Anh.

Các ngân hàng trung ương khác thiết lập một nhóm mục tiêu để linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ. Ví dụ, Ngân hàng Dự trữ Úc tuân theo biên độ mục tiêu lạm phát là 2% - 3%, trong khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand đặt ra mức lạm phát mục tiêu trong khoảng 1% - 3%.

Lạm phát hoặc mức ổn định giá cả có tầm quan trọng bậc nhất đối với các ngân hàng trung ương vì họ tin rằng việc duy trì sự ổn định của giá là điều cần thiết cho sự tăng trưởng của một nền kinh tế.

Dựa trên mức độ lạm phát biến động, các ngân hàng trung ương sử dụng điều này để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tăng lãi suất được cho là lạm phát đang nóng lên và cần phải hạ nó xuống để làm mát nền kinh tế. Ngược lại, cắt giảm lãi suất được cho là hỗ trợ lạm phát gia tăng trong nỗ lực khởi động nền kinh tế.để kích thích nền kinh tế.

tải xuống.jpg

Các chu kỳ thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ đều dựa trên lạm phát.

RBNZ là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới chuyển sang chế độ xác định mục tiêu lạm phát vào năm 1989.

Các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách như thế nào?


Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất và cũng bắt đầu bơm tiền vào nền kinh tế. Điều này đến vào thời điểm lạm phát đã dịu bớt trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lạm phát đã bắt đầu tăng, đáng chú ý nhất là ở Eurozone (Khu vực đồng Euro).

2008_Financial-crisis_2510.jpg

Đối với các ngân hàng trung ương, mục tiêu lạm phát không có nghĩa là tăng lãi suất khi lạm phát đạt 2%, mà là theo dõi các xu hướng lạm phát. Do đó, khi lạm phát bắt đầu cho thấy một xu hướng tăng ổn định và sát với tỷ lệ mục tiêu lạm phát, các ngân hàng trung ương cũng bắt đầu tăng lãi suất dần dần.

Đối với các nhà giao dịch, lạm phát thường được xem là một yếu tố quan trọng trong giao dịch. Mặc dù điều này có thể đúng trong ngắn hạn, hiểu được cách thức xác định mục tiêu lạm phát có thể giúp các nhà giao dịch suy đoán tốt hơn các phản ứng chính sách của ngân hàng trung ương trong tương lai.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, thị trường tiền tệ thường xoay quanh lãi suất và lãi suất được thiết lập lại là kết quả của lạm phát.

Hi vọng bài viết có ích với các anh em giao dịch forex nhé!

Trích nguồn: Orbex
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách của Phù Thủy Trader Mark Minervini

Mark Minervini là một huyền thoại của giới trading toàn cầu. Bộ sách này mang đến các kiến thức cơ bản nhất về phương pháp giao dịch của Mark Minervini

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 405 Xem / 45 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 96 Xem / 12 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 56 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,938 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 9 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 999 Xem / 47 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên