Larry William đã từ bỏ công thức Kelly, từng giúp ông biến $10,000 thành 1.1 triệu $ như thế nào?

Larry William đã từ bỏ công thức Kelly, từng giúp ông biến $10,000 thành 1.1 triệu $ như thế nào?

Larry William đã từ bỏ công thức Kelly, từng giúp ông biến $10,000 thành 1.1 triệu $ như thế nào?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Trước khi tôi thảo luận về một số chiến lược quản trị tiền Fixed Ratio của nhà đầu tư vô địch Ryan Jones, tôi muốn chia sẻ với các bạn những điều thú vị mà tôi đã học được từ cuốn sách nổi tiếng “Long-term Secrets to Short-term Trading1” của Larry William. Bạn sẽ thấy, Larry là người đầu tiên thảo luận về các chiến lược quản trị tiền với cộng đồng nhà đầu tư đại chúng, vốn có rất nhiều nhà giao dịch không am hiểu chủ đề này cũng như nhận ra sự đóng góp quan trọng của Lary trong lĩnh vực quản trị tiền. Vì thế, tôi muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm quý giá của Larry trong cuốn sách của ông. Đó là những khám phá và trải nghiệm thực tế.

1.jpg

Hiện nay, Larry William vẫn đang giao dịch toàn thời gian từ năm 1966 nhưng mãi đến những năm 1980, Larry mới đưa quản trị tiền vào hoạt động giao dịch cá nhân để có được những thành tích xuất chúng. Chính quản trị tiền đã giúp ông trở thành nhà giao dịch huyền thoại.

Mặc dù ngày nay, quản trị tiền đã trở thành chủ để phổ biến, được nhiều sách vỡ nhắc đến và ứng dụng rộng rãi, nhưng vào những năm 1970, chỉ một vài nhà quản trị tiền chuyên nghiệp như Richard Dennis, người sử dụng phương pháp quản trị tiền theo phương pháp độ biến động cố định. Dennis sau đó đã dạy nó cho các môn đệ trong nhóm Turtle (Con Rùa) vào năm 1984 và 1985. Tuy nhiên, các nhà giao dịch trong nhóm Turtle quá kín tiếng, vì thế tôi đã không quan sát được nhiều về họ. Cho đến khi Larry Williams cùng với Ralph Vince, người sau này được công chúng biết đến với ba cuốn sách nổi tiếng về quản trị tiền, cùng chia sẻ về quản trị tiền tôi mới thực sự thấu hiểu.

Tôi tin rằng những đoạn trích sau không chỉ mang lại cho bạn một góc nhìn về lịch sử phát triển của quản trị tiền mà còn minh họa cho bạn thấy sức mạnh và tầm quan trọng của nó. Những đoạn trích sau ở chương 13, trong cuốn sách “Longterm Secrets to Short-term Trading (Những Bí Mật Dài Hạn Để Áp Dụng Giao Dịch Ngắn Hạn)” ( Nhà xuất bản John Wiley, năm 1999) với tiêu đề: “Quản Trị Tiền- Chìa Khóa Để Trở Thành Một Đế Chế”2.

Đây là chương quan trọng nhất trong cuốn sách của Larry William, và cũng là chương quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Tôi có thể chia sẻ những tư duy quan trọng nhất mà tôi đã học được. Phần in nghiêng là trích dẫn từ Larry William:

Những gì mà tôi sắp giải thích là một công thức mà tôi đã giao dịch và giành chiến thắng. Tôi đã biến các khoản tiền nhỏ như $2,000 thành hơn $40,000, $10,000 thành $110,000 và $10,000 thành $1,100,000. Đây không phải là những giao dịch mô phỏng… Đó là những giao dịch thực tế, tiền thực, lợi nhuận thực…

Có một sự thật đáng buồn là có rất ít người muốn nghe và muốn học về các công thức quản trị tiền đúng đắn.

Đa phần công chúng đều nghĩ rằng, có một ma thuật trong hoạt động giao dịch hơn là một quy luật. Thực ra, chúng ta kiếm tiền bằng cách có được một lợi thế trong cuộc chơi, và kiên định sử dụng lợi thế này một cách nhất quán. Bằng cách kết hợp với phương pháp giao dịch tốt với tỷ lệ phần trăm số tiền trong tài khoản giao dịch (chính là chiến lược quản trị tiền), bạn sẽ trở thành nhà đầu tư thành công.

Vào năm 1986, tôi tình cờ biết đến một công thức quản trị tiền khi chơi bài xì dách trong một nghiên cứu vào năm 1956 có tên là: “A New Interpretation of Information Rate (Một Giải Thích Mới Về Tốc Độ Thông Tin”, thảo luận về dòng chảy thông tin. Ngày nay, nghiên cứu này được biết đến với cái tên công thức Kelly.

….Tôi bắt đầu giao dịch hàng hóa bằng cách sử dụng công thức Kelly. Công thức như sau:

F= ((R+1) * P-1)/R
Trong đó:
P là tỷ lệ giao dịch chiến thắng của hệ thống.
R là tỷ lệ lãi/lỗ

1.png

Hãy quan sát một ví dụ về một hệ thống có tỷ lệ giao dịch chiến thắng là 65% và tỷ lệ lãi/lỗ là 1.3. Điều này có nghĩa là P=0.65 và R=1.3, khi áp dụng công thức trên ta có kết quả 38%.

Trong ví dụ này, bạn sẽ sử dụng 38% số tiền của bạn để giao dịch cho mỗi lượt giao dịch. Nếu bạn có tài khoản giao dịch trị giá $100,000, bạn sẽ sử dụng $38,000 cho mỗi lượt giao dịch và chia nó cho số tiền đóng margin (ký quỹ) để biết số lượng hợp đồng giao dịch. Nếu số tiền margin là $2,000, bạn được phép giao dịch 19 hợp đồng.

Công thức này đã làm thay đổi hoàn toàn kết quả giao dịch của tôi. Chỉ trong thời gian ngắn, tôi đã trở thành một nhà đầu tư thành công thực sự khi các tài khoản nhỏ của tôi lớn vọt rất nhanh. Sử dụng tỷ lệ phần trăm số tiền trong tài khoản, dựa trên con số Kelly và chia cho số tiền margin, đó là phương pháp của tôi.

Để tôi tiếp tục mang đến cho bạn bối cảnh của một đoạn trích khác. Vào năm 1987, Larry đã giành chiến thắng trong cuộc thi Nhà Vô Địch Thế Giới Robbin Về Hợp Đồng Tương Lai (Robbins World Cup Championship of Futures Trading) bằng cách giao dịch tài khoản $10,000 và biến nó thành $1,100,000 trong 12 tháng. Một thành tích mà không một nhà đầu tư nào có thể đạt được vào lúc đó. Đây vẫn là một trong những mức lãi kỷ lục của cuộc thi cho đến ngày hôm nay. Bây giờ, hãy xem đoạn trích:

Cho đến ngày nay, mọi đồn đoán trên mạng internet cho rằng tôi có hai tài khoản giao dịch, một tài khoản dành cho các giao dịch chiến thắng và một tài khoản thua lỗ! Thật nực cười. Họ dường như quên mất rằng, hoặc không hề biết, điều này cực kỳ phi pháp. Tất cả các giao dịch đều được đánh số hiệu kế toán trước khi chúng được nhập vào hệ thống. Vì thế, làm thế nào mà các nhà môi giới và chính bản thân tôi, biến được giao dịch nào sẽ chiến thắng?

Nhưng, giống như bạn kỳ vọng, đối với những người không tôn trọng kiến thức của tôi, họ tìm kiếm lịch sử giao dịch quá khứ của tôi để chứng minh tôi là một kẻ giả dối. Nếu họ tìm ra những giao dịch thua lỗ của tôi, họ sẽ bêu rếu nó khắp nơi!

Điều tôi đang làm thực sự là một cuộc cách mạng. Cũng giống như bất cứ cuộc cách mạng nào khác, máu đều đổ trên đường. Máu của sự hoài nghi đầu tiên là Hiệp Hội Thị Trường Tương Lai (National Futures Association) và sau đó là Hiệp Hội Giao DỊch Hàng Hóa Tương Lai (CFTC). Cả hai cơ quan này đã được lệnh phải truy xuất toàn bộ giao dịch của tôi để tìm kiếm chứng cứ lừa đảo!

CFTC sau đó đã truy cập toàn bộ lịch sử giao dịch của công ty môi giới để rà soát kỹ lưỡng, sau đó họ lấy đi toàn bộ hồ sơ lịch sử giao dịch của tôi và cất giữ chúng trong suốt một năm trời, trước khi trả lại. Một năm sau khi trả lại, thật nực cười, họ lại muốn kiểm tra chúng một lần nữa!

Tất cả điều này là vì thành tích giao dịch của tôi trên thị trường là không thể tin nổi. Một trong những tài khoản tôi quản lý đã tăng từ $60,000 lên gần $500,000 chỉ trong 18 tháng bằng cách sử dụng phương pháp quản trị tiền mới. Sau đó, các khách hàng đã kiện tôi vì luật sư của cô ấy tin rằng, con số thực sự phải là 54 triệu đôla chứ không phải nửa triệu đô!!!

… Đó là một câu chuyện hoàn toàn có thực.

Nhưng có hai cạnh của thanh kiếm quản trị tiền!

1.jpg

Thành tích giao dịch vượt trội đã thu hút nhiều đồng tiền đổ xô đến tôi. Nhiều tiền và đó cũng là một vấn đề. Đây chính là cạnh khác của thanh kiếm quản trị tiền đang vung lên giữa bầu trời. Trong cố gắng điều hành một công ty quản trị tiền… hệ thống hoặc phương pháp thị trường của tôi bắt đầu gặp phải vấn đề và tài khoản giảm dần. Trong khi tôi tưởng rằng mình sắp vớ được khoản lợi lộc, thì thay vào đó tôi lại đang mất tiền.

Các nhà môi giới và khách hàng liên tục kêu gào… tài khoản của chính tôi bắt đầu năm đầu tiên tại $10,000 (vâng, chỉ là $10,000) và sau đó tăng vọt lên $2,100,000…Nhưng sau đó rơi vào vòng xoáy suy giảm về còn $700,000.

Tất nhiên khi đó, nhiều nhà đầu tư đã rút tiền khỏi quỹ của tôi. Nhưng tôi, với tư cách là một nhà giao dịch hàng hóa. Tôi thấu hiểu điều này. Cũng giống như cuộc đời, luôn có những giai đoạn khó khăn. Vì thế, tôi vẫn tiếp tục giao dịch. Tài khoản của tôi tăng trở lại mức $1,100,00 vào cuối năm 1987.

Đó là một năm tuyệt vời!

Tất cả những gì tôi đọc mỗi ngày đều xoay quanh Ralph Vince…Có nhiều điều mà trước khi tôi nhìn thấy nó, ngài ấy đã phát hiện từ lâu…Chúng ta đang sử dụng một công thức sai lầm! Điều này cực kỳ cơ bản… nhưng lại không dễ dàng nhận ra. Đây là lúc chúng ta đang ở trong cuộc tiến hóa của lịch sử quản trị tiền. Chúng ta đang lần theo một trong những kiến thức quản trị tiền tốt nhất mà chưa từng ai sử dụng trước đây. Kiến thức quản trị tiền mới này đã làm thay đổi đáng kể thành quả giao dịch.

… Kết quả giao dịch của tôi liên tục thăng hoa rồi sụp đổ, trong khi chúng ta đang cố gắng cải thiện một điều gì đó để thuần hóa con quái vât và để tránh hiên tượng bùng nổ bất thường vốn có trong Công Thức Kelly.

Tôi đã nói chuyện với ngài Ralph..Tôi dần nhận ra điều khiến tôi liên tục lao đao “lúc lên voi, lúc xuống chó” không phải là tỷ lệ phần trăm chiến thắng của hệ thống, cũng không phải tỷ lệ lãi/lỗ hay mức sụt giảm tài khoản lớn nhất (drawdown). Thành quả của tôi sở dĩ bị trục trặc là do những khoản lỗ lớn nhất và đó là khái niệm quan trọng nhất… Vâng, điều đang ăn mòn dần chúng ta chính là khoản lỗ lớn nhất. Đó là một con quái vật mà chúng ta cần phải thuần hóa, chế ngự và cần được tính đến trong kế hoạch quản trị tiền.

Cách làm đầu tiên của tôi là xác định nên đặt cược rủi ro bao nhiêu tiền cho mỗi lần giao dịch… Nói chung, bạn nên sử dụng 10%-15% tài khoản, chia cho khoản lỗ lớn nhất… để có được số lượng hợp đồng nên giao dịch.

Vì thế, sau đây là công thức quản trị tiền của tôi:

(Số dư tài khoản * phần trăm rủi ro)/ khoản lỗ lớn nhất= số lượng hợp đồng hoặc số lượng cổ phiếu để giao dịch.
[Note: Áp dụng kỹ thuật quản trị tiền của Larry William vào TTCK Việt Nam, trong đó giải thích số lượng hợp đồng là gì, là một phần nâng cao trong quản trị tiền của thành viên Trend Trader]
Có nhiều cách tốt hơn và hợp lý hơn để giải bài toán này, nhưng đối với các nhà đầu tư bình thường, vốn chẳng hiểu gì nhiều về toán học, đây lại là cách tốt nhất mà tôi biết. Điều hấp dẫn là bạn có thể lái con thuyền của bạn bằng tỷ lệ lãi/lỗ cá nhân. Nếu bạn là Tommy Timid, hãy sử dụng 5% tài khoản của bạn; Nếu bạn nghĩ mình là Normal Norma, hãy sử dụng 10%-12%, nếu bạn nghĩ mình là Leverage Larry, hãy sử dụng 15%-18%.

Tôi đã kiếm hàng triệu đôla bằng phương pháp này. Tất cả những gì tôi muốn nói với bạn rằng: bạn đang nắm giữ trong tay chìa khóa dẫn tới vương quốc của sự giàu có.

Tôi muốn đem lại cho bạn bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên để cho thấy tính hiệu quả và tầm quan trọng như thế nào của quản trị tiền. Và Larry William là người tiên phong và cách mạng như thế nào! Larry yêu thích chiến lược quản trị tiền của mình là rủi ro cố định William, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, anh em có thể đọc thêm hai bài quản trị tiền được đính kèm ở cuối bài.

Nguồn: Chiemtinhtaichinh
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Mình đọc qua cuốn sách này rồi. Ông Larry sử dụng 1.4R . Risk =1 , reward 1.4 .15% = 1/6 tài khoản rồi.
 
Trong ví dụ này, bạn sẽ sử dụng 38% số tiền của bạn để giao dịch cho mỗi lượt giao dịch. Nếu bạn có tài khoản giao dịch trị giá $100,000, bạn sẽ sử dụng $38,000 cho mỗi lượt giao dịch và chia nó cho số tiền đóng margin (ký quỹ) để biết số lượng hợp đồng giao dịch. Nếu số tiền margin là $2,000, bạn được phép giao dịch 19 hợp đồng.
công thức quản trị tiền của tôi:

(Số dư tài khoản * phần trăm rủi ro)/ khoản lỗ lớn nhất= số lượng hợp đồng hoặc số lượng cổ phiếu để giao dịch.
Tôi thực sự chưa hiểu 2 công thức xác định khối lượng giao dịch ( KLGD ) ở trên có gì khác nhau . Khi tôi gán cho " khoản lỗ lớn nhất " một giá trị không đổi lớn nhất có thể thì KLGD nhận được sẽ bé hơn nhưng bản chất của công thức vẫn không đổi nếu % rủi ro theo hệ thống cũng không đổi ( chẳng lẽ cứ mỗi lần giao dịch phải tính lại % rủi ro và khoản lỗ lớn nhất thì quá phức tạp !) . Với cách nghĩ như vậy thì sau nhiều giao dịch thắng lợi số vốn để giao dịch sẽ tăng lên và KLGD cũng sẽ tăng tương ứng và đến lúc KLGD sẽ quá tải dẫn tới thua lỗ !
Phải chăng L.W áp dụng công thức KELLY còn chưa đúng ? Bản thân QUI TẮC 1% - 2% cũng có điều không đồng thuận với công thức KELLY ? Thêm vào đó chẳng có công thức quản lý rủi ro nào tính đến đòn bẩy tài chính - một lợi thế to lớn của FX cả !
 
Tôi thực sự chưa hiểu 2 công thức xác định khối lượng giao dịch ( KLGD ) ở trên có gì khác nhau . Khi tôi gán cho " khoản lỗ lớn nhất " một giá trị không đổi lớn nhất có thể thì KLGD nhận được sẽ bé hơn nhưng bản chất của công thức vẫn không đổi nếu % rủi ro theo hệ thống cũng không đổi ( chẳng lẽ cứ mỗi lần giao dịch phải tính lại % rủi ro và khoản lỗ lớn nhất thì quá phức tạp !) . Với cách nghĩ như vậy thì sau nhiều giao dịch thắng lợi số vốn để giao dịch sẽ tăng lên và KLGD cũng sẽ tăng tương ứng và đến lúc KLGD sẽ quá tải dẫn tới thua lỗ !
Phải chăng L.W áp dụng công thức KELLY còn chưa đúng ? Bản thân QUI TẮC 1% - 2% cũng có điều không đồng thuận với công thức KELLY ? Thêm vào đó chẳng có công thức quản lý rủi ro nào tính đến đòn bẩy tài chính - một lợi thế to lớn của FX cả !
Sao phải khổ vì khoản lỗ lớn nhất nếu ngay như lúc đầu fixed luôn max bằng 1 tỷ lệ nào đó so với NAV trong 1 lần trade (ví dụ 2%*NAV) thì maximum cũng chỉ thua tối đa vậy thôi. Tôi cũng nghĩ giống bạn là L.W chưa áp dụng đúng Kelly, để từ đó biết KLGD tối ưu, nên áp tỷ lệ RR hay winrate theo giao dịch thực (theo tôi tối thiểu 3-6 tháng cho 1 phương pháp giao dịch) các số liệu giả định sẽ không phù hợp với bản thân người giao dịch.
 
Có hai cách sử dụng vốn để giao dịch . Một trong số đó là cách được trình bày ở dạng : Qui tắc 2% và 2 cách mà L . William đã sử dụng ở trên ( và còn có rất nhiều con bạc sử dụng trong các sòng bạc và trên thị trường tài chính ! ) . Bản chất thực sự của cách sử dụng vốn này là bỏ ra một khoản tiền cụ thể và đặt cược " tất tay " với sòng bạc . Khi giao dịch với khối lượng quá nhỏ kết hợp với việc chấp nhận rủi ro cỡ ( 1% --> 5% ) thì cách này cho phép bạn " tồn tại " đủ lâu ! Với hệ thống giao dịch tốt thì công thức Kelly cho phép bạn sử dụng một khoản cược lớn ( chẳng hạn L. W sử dụng 38% vốn để giao dịch ! ) và tương ứng một khối lượng lớn , khi đó có lợi nhuận lớn tài khoản tăng nhanh khi thuận lợi và cũng mất nhanh khi rủi ro . Cách sử dụng vốn thứ hai nằm ngay ở MT4 ( mời các bạn thử tìm ! ) . Tuy nhiên dù các bạn sử dụng cách nào đi nữa thì đó cũng chỉ là một khía cạnh của giao dịch thành công mà thôi . Khía cạnh còn lại là lợi thế giao dịch . E. O . Thorp đã tìm ra lợi thế của mình trong trò chơi Blackjack bằng hệ thống đếm bài và trong trò Roulette bằng máy tính mang theo người , và ở " Wall Street : sòng bạc vĩ đại nhất trên thế giới " với hệ thống phân tích định lượng . Tương tự , W. Buffett khi mua cổ phiếu của các công ty tuyệt vời đã tìm ra lợi thế của mình ở 4 chữ M :Meaning , Moat , Mangement và Margin of safety ,....Vậy trong forex lợi thế của chúng ta là gì ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên