Lịch sử của thị trường Forex

Lịch sử của thị trường Forex

Lịch sử của thị trường Forex

ATFXVietnam

Active Member
711
93
Chắc hẳn rất nhiều nhà đầu tư chúng ta khi tham gia giao dịch forex thường bỏ qua những thông tin cơ bản về thị trường, có thể do chúng ta không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu hoặc chúng ta chỉ quan tâm đến những kiến thức thật sự cần thiết cho việc giao dịch. Rất nhiều nhà đầu tư có thể am hiểu tất cả các chỉ số phân tích kỹ thuât, tất cả các chỉ số kinh tế và giao dịch thành công. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng nhiều nhà đầu tư cũng sẽ chưa tìm hiểu về Lịch sử của thị trường Forex. Vì vậy, trong bài viết này ATFX xin chia sẽ một số thông tin thú vị về Lịch sử của thị trường Forex cùng các thành viên của TraderViet.

Lịch sử của thị trường Forex



Gold Standard System - Chế độ bản vị vàng

Việc tạo ra chế độ bản vị vàng năm 1875 dánh dấu một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của thị trường forex. Trước khi tiêu chuẩn bản vị vàng được triển khai, các quốc gia thường sử dụng vàng và bạc để thanh toán, và giá trị của chúng bị ảnh hưởng bởi cung và cầu từ bên ngoài. Ví dụ, việc phát hiện một mỏ vàng mới sẽ làm giá vàng giảm.

Ý tưởng cơ bản đằng sau chế độ bản vị vàng là các chính phủ đảm bảo việc chuyển đổi tiền tệ thành một lượng vàng cụ thể và ngược lại. Nói cách khác, một đồng tiền sẽ được hỗ trợ bởi một lượng vàng nhất định. Nếu như vậy thì các chính phủ cần phải dự trữ một lượng vàng rất lớn để đáp ứng nhu cầu trao đổi tiền tệ. Vào cuối thể ký 19, các nền kinh tế lớn đã áp dụng một lượng tiền tệ nhất định bằng một ounce vàng. Theo thời gian, sự khác biệt về giá của một ounce vàng giữa hai loại tiền tệ đã trở thành tỷ giá hối đoái cho hai loại tiền tệ đó. Và đây là phương tiện trao đổi tiền tệ tiêu chuẩn đầu tiên trong lịch sử.

Chế độ bản vị vàng cuối cùng đã bị phá vỡ trong thời kỳ đầu của Chiến tranh thế giới lần I. Do căng thẳng chính trị với Đức, các cường quốc châu Âu cảm thấy cần phải hoàn thành các dự án quân sự lớn. Gánh nặng tài chính của các dự án này quá lớn đến mức không có đủ vàng vào thời điểm đó để đổi lấy tất cả số tiền thừa mà các chính phủ đã in.

lich su cua thi truong forex.jpg

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bản vị vàng tại đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Gold_standard

Hệ thống Bretton Woods

Trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, các quốc gia Đồng minh tin rằng sẽ cần phải thiết lập một hệ thống tiền tệ để lấp đầy khoảng trống bị bỏ lại sau khi chế độ bản vị vàng bị phá vỡ. Vào tháng 7 năm 1944, hơn 700 đại diện từ Đồng Minh đã tập họp tại Bretton Woods, New Hampshire để bàn về cái gọi là hệ thống quản lý tiền tệ quốc tế của Bretton Woods.

Để đơn giản hóa, Bretton Woods đã dẫn đến sự hình thành sau đây:

- Tỷ giá hối đoái cố định.
- Đồng đô la Mỹ thay thế bản vị vàng để trở thành đồng tiền dự trữ chính.
- Thành lập 3 cơ quan quốc tế để giám sát hoạt động kinh tế:
+ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF).
+ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế.
+ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT).

Một trong những điều quan trọng của Bretton Woods là đồng USD sẽ thay thế bản vị vàng làm tiêu chuẩn chuyển đổi tiền tệ của thế giới. Hơn nữa, đồng USD trở thành loại tiền tệ duy nhất được hỗ trợ bởi vàng (điều này cũng là lý do chính khiến Bretton Woods cuối cùng bị thất bại).

Trong vòng 25 năm sau, Mỹ phải xử lý một loạt các thâm hụt thương mại để biến USD trở thành đồng tiền tệ dự trữ của thế giới. Vào đầu những năm 1970, dự trữ vàng của Mỹ đã cạn kiệt đến mức kho bạc Mỹ không có đủ vàng để trao đổi với tất cả lượng tiền USD mà các ngân hàng trung ương nước ngoài dự trữ.

Cuối cùng, vào ngày 15/08/1971, tổng thống Mỹ Richard Nixon thay mặt Mỹ tuyên bố với thế giới rằng sẽ không trao đổi vàng để đổi lấy USD trong dự trữ ngoại hối nữa. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của Bretton Woods.

Mặc dù Bretton Woods không kéo dài, nhưng nó để lại những di sản quan trọng như:

- Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.
- Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế, nay là một phần của Ngân hàng Thế Giới.
- GATT, tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế Giới.

Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ, cuối cùng thế giới cũng chấp nhận việc sử dụng tỷ giá hối đoái thả nổi trong thỏa thuận Jamaica năm 1976. Điều này có nghĩa là việc sử dụng bản vị vàng sẽ bị bãi bỏ vĩnh viễn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các chính phủ sẽ áp dụng một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi thuần túy. Hầu hết các chính phủ sử dụng một trong ba hệ thống tỷ giá hối đoái sau đây, và chúng vẫn được sử dụng cho đến ngày hôm nay:

- Đô la hóa
- Tỷ giá cố định
- Tỷ giá thả nổi được quản lý

Đô la hóa

Đô la hóa xảy ra khi một quốc gia quyết định không phát hành loại tiền tệ của chính mình và sử dụng một ngoại tệ làm đồng tiền cho quốc gia mình. Mặc dù đô la hóa cho phép một quốc gia trở thành nơi ổn định cho việc đầu tư, nhưng nhược điểm là ngân hàng trung ương của nước này không thể in tiền hoặc thực hiện bất kỳ chính sách tiền tệ nào. Một ví dụ về đô la hóa đó là El Salvador sử dụng đồng USD.

Tỷ giá cố định

Tỷ giá cố định xảy ra khi một quốc gia trực tiếp sửa đổi tỷ giá hối đoái của mình để ổn định.

Tỷ giá thả nổi được quản lý

Hệ thống này được tạo ra khi tỷ giá hối đoái của một loại tiền tệ được phép tự do thay đổi về giá trị theo cung và cầu thị trường. Tuy nhiên, chính phủ hoặc ngân hàng trung ương có thể can thiệp để ổn định những biến động không tốt về tỷ giá hối đoái. Ví dụ: nếu đồng tiền của một quốc gia mất giá vượt quá mức chấp nhận được, chính phủ có thể tăng lãi suất ngắn hạn. Việc tăng lãi suất có thể khiến đồng tiền tăng giá nhẹ, nhưng đây chỉ là một ví dụ đơn giản.

Hi vọng các bác có thể chia sẽ thêm các ví dụ về những quốc gia nào sử dụng Đô la hóa, Tỷ giá hối đoái cố định, Tỷ giá hối đoái thả nổi được quản lý. Hoặc những trường hợp mà Ngân hàng trung ương đã can thiệp vào tỷ giá hoái đoái, cũng như giải thích nguyên nhân tại sao họ phải can thiệp,...

Cám ơn các bác đã đọc!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 529 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,216 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 231 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 487 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên