Liệu chúng ta có cần những cú Pullback?

Liệu chúng ta có cần những cú Pullback?

Liệu chúng ta có cần những cú Pullback?

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,858
84,394
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay mình "đi dạo" trên Facebook. Nói chung là từ khi có kết nối internet, rồi mạng xã hội ra đời, chúng ta có thể dễ dàng kết nối được với thế giới bên ngoài. Chúng ta chỉ cần "đi dạo" một vòng là có thể đi hết Á, Âu rồi Úc, Mỹ. Rồi chúng ta cũng có thể dễ dàng kết nối với các nhà giao dịch nước ngoài trông qua nó. Và hôm nay, trong quá trình "đi dạo" của mình thì mình có lum được một kèo của một nhà giao dịch người nước ngoài, và dưới đây là hình ảnh mình đã lụm về (Mình xin phép censored một số phần vì nó có danh tính ở trên đấy):

1.png


Trên đây là hình ảnh về một kèo mà nhà giao dịch người nước ngoài đưa ra. Như anh em thấy nó khá dễ hình dung, đó chính là chúng ta sẽ chờ xác nhận và bán quanh ngưỡng kháng cự 1.25, với kỳ vọng chốt lời tại 1.224-1.225. Giao dịch này thì tác giả không đưa ra vùng cắt lỗ, nhưng tạm thời chúng ta bỏ qua điều đó.

Cái mà mình muốn đề cập đến trong cách giao dịch này đó chính là tác giả chờ các cú Pullback về lại vùng kháng cự trước đó để bán xuống và đây là một cách giao dịch mà khá nhiều anh em vẫn thích sử dụng: CHỜ GIÁ PHÁ VỠ VÀ CHỜ PULLBACK!

Vậy câu hỏi của mình dành cho chủ đề hôm nay, để anh em cùng nhau thảo luận đó là: LIỆU CHÚNG TA CÓ CẦN NHỮNG CÚ PULLBACK?

Về phong cách giao dịch của mình thì anh em cũng đã rõ, đó là mình sẽ giao dịch BREAKOUT, và anh em cũng đã rõ câu trả lời của mình cho vấn đề trên, đó là KHÔNG! Vậy tại sao lại là KHÔNG? Mình có 3 luận điểm chính:

1. Đầu tiên, việc giá phá vỡ khỏi 1 kháng cự/ hỗ trợ - tất nhiên là phải đi kèm với 1 sự phá vỡ đường xu hướng trước đó và được xác nhận bởi một sự đóng cửa, là một yếu tố khẳng định rằng giá đang đi theo 1 xu hướng - tạo các đỉnh/đáy mới, vì thế chúng ta có thể bán xuống luôn ngay khi phá vỡ.

2. Thứ hai, việc đợi giá phá vỡ, rồi lại đợi giá pullback sẽ khiến cho chúng ta phải chờ 2 lần. Mà lần phá vỡ thì khá chắc chắn, còn lần pullback chúng ta không biết nó có xảy ra hay là không? Nếu chúng ta chờ giá phá vỡ - và quay về điểm phá vỡ để bán xuống, thì thay vì thế chúng ta có thể bán xuống ngay từ điểm phá vỡ - thêm 1 lần chờ là không cần thiết.

3. Thứ ba, việc chờ pullback có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những động thái mạnh mẽ của giá sau khi phá vỡ

4. Thứ tư, đây là luận điểm quan trọng nhất: CÁC CÚ PULLBACK XUẤT HIỆN SAU PHÁ VỠ LÀM GIẢM HIỆU SUẤT SAU PHÁ VỠ.

Luận điểm trên đây là luận điểm chính. Khi giá phá vỡ và quay lại điểm phá vỡ, chúng ta sẽ phải đối mặt với 1 cú phục hồi, nhưng nó cũng có thể là một sự đảo chiều. Chính vì thế việc vào lệnh khi giá đang trên đường quay lại sẽ khiến cho chúng ta đối mặt với những rủi ro nhất định. Sau đây là những nghiên cứu đã được thực nghiệm bởi T.Bulkowski về Hiệu suất sau phá vỡ đối với những mô hình/những vùng giá có chứa các cú Pullback, cụ thể với một số mô hình như sau:
  • Mô hình Đầu và Vai Nghịch đảo: Khi pullback xảy ra, giá tăng trung bình 33% trước khi thay đổi xu hướng. Trong khi đó với những mô hình không chứa pullback, mức tăng đo được là 41%.
  • Mô hình Đầu và Vai: Khi pullback xảy ra, giá giảm trung bình 16%. Các mô hình không có pullback giảm trung bình 21% sau khi phá vỡ.
  • Mô hình Tam giác mở rộng ở đỉnh: Khi pullback xảy ra, mức giảm trung bình là 12%. Các mô hình không có pullback, mức giảm sau phá vỡ trung bình là 17%.
  • Mô hình Lá cờ: Khi pullback xảy ra, mức giảm trung bình là 8%. Các mô hình không chứa pullback giảm 18% sau khi phá vỡ.
  • Đường xu hướng: Khi pullback xảy ra, mức giảm trung bình là 12%. Các đường xu hướng không chứ pullback giảm trung bình 23% sau phá vỡ.
  • .........
Nói tóm lại, các cú pullback ảnh hưởng tới HIỆU SUẤT SAU PHÁ VỠ. Chính vì thế khi giao dịch phá vỡ, mình rất ít khi kỳ vọng vào một cú pullback xảy ra, vì đó là các giao dịch cho HIỆU SUẤT KÉM. Điều này cũng khá dễ hình dung, khi một cú pullback xảy ra, đồng nghĩa với việc có 1 lực đối lập (mua hoặc bán) đang diễn ra ngầm, vậy thì nó có mạo hiểm và đáng để giao dịch?

Tất nhiên, việc giao dịch với pullback cũng không phải là sai, đặc biệt là sau những cú phá vỡ xa (những phá vỡ có mức giá đóng cửa cách xa điểm phá vỡ), nó cung cấp cho chúng ta "cơ hội thứ 2" để mở các vị thế. Tuy nhiên, với những thống kê trên, anh em có thể có một số gợi ý cho việc giao dịch pullback:
  • Giảm kỳ vọng chốt lời của vị thế đối với những giao dịch Pullback - Vì hiệu suất giảm.
  • Giảm khối lượng mở vị thế khi giao dịch Pullback.
  • Chờ Pullback khi chúng ta không thể vào lệnh với các breakout thông thường!
Okay, trên đây là một số luận điểm mang tính chất cá nhân, nhưng nó cũng hàm chứa một số thông tin phục vụ anh em! Hy vọng anh em thấy hữu ích!

Chúc anh em sớm thành tựu!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:
đánh breakout chả sợ j ngoài false(failedl)break hớ hớ
dĩ nhiên được thì cũng có mất chớ.... thấy được thì ham thấy hố thì lơ:rolleyes:
 
ko biết thế nào chứ em trade cặp chéo (e hay đánh cặp chéo hơn cặp chính) thì đánh BO dễ ăn trap lắm.
 
Khi breakout mà không hoặc pullback ngang thì chứng tỏ xu hướng rất mạnh giá không có cơ hội để điều chỉnh xong mới tiếp diễn xu hướng. Mà giao dịch theo pullback có độ tin cậy cao hơn -> an toàn hơn breakout 1 chút. Khi giá breakout thì xu hướng diễn ra rất nhanh và dứt khoát -> khả năng cao bỏ lỡ entry lúc này -> cần tìm 1 second entry. Lúc này pullback đóng vai trò xác nhận 1 lần nữa + mở ra cơ hội vào lệch nếu nhịp đầu bị lỡ.
-> Giao dịch theo pullback có thể tránh được false break
Hạn chế là giao dịch theo cách này đòi hỏi phải thật kiên nhẫn và chấp nhận bỏ lỡ cơ hội vào lệch nếu xu hướng mạnh không có pullback hoặc có nhưng không sâu.
 
Giá sau khi breakout thường chạy nhanh và mạnh, nhưng mình nghĩ tìm điểm vào rất khó và rủi ro. Nó làm mình liên tưởng đến hiệu ứng FOMO, một cú Pullback sẼ xuất hiện các điểm vào, vị trí SL và TP ngay tại đỉnh đáy vừa tạo ra
 
Cá nhân mình cho rằng chiều cao đỉnh đáy sẽ quyết định liệu chúng ta có cần chờ 1 cú pullback hay không. Khi diễn ra break out đỉnh hoặc đáy thì chúng ta luôn phải xem chiều cao từ điểm breakout đến điểm xoay ở cực ngược lại. Độ cao nhỏ thì phải chờ pullback để xác nhận cấu trúc xu hướng, độ cao lớn thì tìm các tín hiệu phân kỳ ở bộ dao động chứ không nên chờ pullback vì lúc đó con sóng hồi đó có khả năng là con sóng số 1 của cấu trúc xu hướng mới.
 
Một bài viết cung cấp quan điểm rất hay. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến trường hợp breakout thành công, và tính các tỷ lệ dựa trên giả thuyết đó. Còn nếu tính thêm tỷ lệ có xuất hiện false breakout nữa, thì chưa biết được cái nào sẽ lợi thế hơn. Mình rất ít khi (hầu như không) giao dịch break out, chỉ dựa trên bài viết mà góp ý thôi :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 563 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 290 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 641 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên