Lời khuyên của 1 facebooker cho người mới. Không thể thắng trong forex

Lời khuyên của 1 facebooker cho người mới. Không thể thắng trong forex

Lời khuyên của 1 facebooker cho người mới. Không thể thắng trong forex
CÁC CẤP ĐỘ CỦA MỘT TRADER TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Hiện nay có quá nhiều bạn trẻ bị ảo tưởng vào thị trường ngoại hối (Forex hay Fx), có quá nhiều người bị thua lỗ và phá sản trên thị trường này nên tôi mạo muội đưa ra những nhận định chủ quan của mình để chia sẻ với các bạn. Điều này chỉ xuất phát từ kinh nghiệm cá nhân của tôi nên có thể ko hoàn toàn chính xác, nhưng với nhiều năm chinh chiến trên thị trường chứng khoán và cả ngoại hối và luôn đứng ở thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của Zulu trade trong suốt 2 năm qua (một mạng với khoảng 100.000 Trader trên khắp thế giới cạnh tranh lẫn nhau để thu hút vốn đầu tư), tôi tự tin đưa ra những nhận định này để chia sẻ với các bạn.

Các cấp độ đưa ra chỉ mang tính tương đối và ko hoàn toàn đúng với tất cả các Trader. Ai có ý kiến khác mong được chia sẻ để cùng nhau hoàn thiện.

1. Cấp độ phân tích (chủ yếu là phân tích kỹ thuật)

Ở giai đoạn này các Trader đã được trang bị các kiến thức về phân tích kỹ thuật khá nhiều. Sau một thời gian tập tành và cả đầu tư bằng tiền thật, họ đã có thể đưa ra những dự đoán khá chính xác. Với những kinh nghiệm xương máu ban đầu, các Trader đã dần cảm thấy rất tự tin và cho rằng mình đã làm chủ được kỹ năng đầu tư trên thị trường fx, nhưng kỳ thực, nếu ví kiến thức đỉnh cao trong thị trường fx như một chiếc cốc đầy nước thì kiến thức của họ mới chỉ bằng cái cặn long đen ở dưới đáy cốc! Đây cũng là giai đoạn mà các Trader chủ quan nhất, ảo tưởng nhiều nhất và cũng bị thua lỗ nặng nhất. Họ đã nhận ra là họ còn thiếu thiếu một cái gì đó (nhưng thực ra ko chỉ có một đâu nha. Thực ra khả năng dự đoán thị trường của họ vẫn còn vô cùng thiếu chính xác. Sở dĩ họ ảo tưởng vào khả năng dự đoán của mình là do cơ chế hoạt động của não bộ con người khiến cho họ chỉ để ý đến các lệnh thắng, còn các lệnh thua thì bị mờ nhạt đi, hoặc họ nghĩ rằng do mình đen đủi hoặc mình sẽ rút kinh nghiệm dễ dàng trong các lần sau). Các Trader ở giai đoạn này thường có kinh nghiệm dưới 1 năm trên thị trường fx

2. Cấp độ hoàn thiện các kỹ năng quản lý vốn và quản trị rủi ro

Vì bị mất quá nhiều tiền ở giai đoạn một, các Trader đã bắt đầu chú trọng hơn đến kỹ năng quản lý vốn và rủi ro. Họ đã bắt đầu vào lệnh với khối lượng nhỏ hơn, đòn bảy thấp hơn, ít vào lệnh hơn, sử dụng SL và chiến thuật ra vào lệnh hợp lý hơn....để hạn chế thua lỗ, nhưng rút cục tài khoản của họ vẫn bị thua lỗ, có điều số lỗ đã nhỏ hơn so với giai đoạn trên. Một số đã hết tiền và bỏ cuộc dần. Các Trader ở gđ này thường có kinh nghiệm dưới 2 năm.

3. Cấp độ hoàn thiện các phương pháp và chiến lược giao dịch

Việc cố gắng dự đoán thị trường ngày càng chính xác và quản lý vốn chặt chẽ hơn cũng ko giúp họ thắng được thị trường. Với những trải nghiệm về quá trình diễn biến khó lường của giá cả, các Trader đã bắt đầu đi sâu hơn nghiên cứu và phát triển nhiều chiến lược và phương pháp đầu tư thông minh hơn. Điều này giúp họ cải thiện thêm tỷ lệ các lệnh thắng, gặt hái thêm lợi nhuận trong cùng một tình huống thị trường so với trước, đồng thời hỗ trợ kỹ năng quản lý vốn hiệu quả. Đến giai đoạn này, Trader đã có môt trình độ đầu tư khá cao, tuy nhiên họ vẫn chỉ thắng được thị trường trong một giai đoạn ngắn, còn nhìn về tổng thể thì họ vẫn bị thua lỗ. Kỹ năng dự đoán giá của họ đã khá chính xác, lập trường quản lý vốn rất ok, chiến lược và phương pháp đầu tư thông minh, nhưng không hiểu sao họ vẫn bị thua lỗ! Và họ biết đó là do yếu tố tâm lý. Chính tâm lý đã ngăn cản họ thực hiện đúng như những chiến lược, phương pháp và cả những suy nghĩ ban đầu của họ trước khi thực hiện một lệnh gd. Các Trader ở gđ này thường có kinh nghiệm dưới 3 năm.

4. Cấp độ hoàn thiện về tâm lý trong giao dịch.

Tâm lý chiến trong gd là cái khó vượt qua nhất của một Trader. Có người cho rằng, tâm lý chiếm đến 70% khả năng thành công của một Trader. Thực ra trong suốt quá trình hoàn thiện qua từng giai đoạn ở trên, các Trader cũng đã dần kiểm soát tâm lý của mình tốt hơn, nhưng đến tận giai đoạn 4 này họ vẫn chưa thể làm chủ đc tâm lý của mình trong gd. Ngoài việc đảm bảo các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến tâm lý như không bị nợ nần nhiều, ko vay tiền để đầu tư, ko bị áp lực từ người khác trong quá trình gd (chẳng hạn như khi bạn đi đầu tư ủy thác hộ người khác), không bị áp lực về tài chính cá nhân, ko bị áp lực từ cuộc sống gia đình, công việc.....thì điều khó khăn nhất vẫn là bạn phải vượt qua được tâm lý thông thường của một con người về lòng tham, nỗi sợi hãi...(trong trường hợp này thì có lẽ là không phải vượt qua chính mình nữa, mà là vượt qua chính....nhân loại!). Hầu hết các cao thủ có số má đều bị bỏ cuộc ở giai đoạn này. Một số chuyển nghề, một số đi mở sàn gd để lừa người khác, một số đi viết sách, một số đi dạy học để kiếm tiền.... (ko phải ai viết sách hay dạy học cũng đều từng là cao thủ. Nhớ nhé!). Thật khó có thể nói rằng một ai đó đã hoàn toàn làm chủ được tâm lý trong gd ngoại hối, nhưng những người đã làm chủ được tâm lý ở một mức độ khá cao, tạm nói là vượt qua được cả 4 cấp độ trên thì có thể bắt đầu kiếm tiền đều đặn trên thị trường fx, tk của của họ đã có thể tồn tại ở mức hiệu quả kéo dài tối thiểu 1 năm. Tuy nhiên, ko phải tháng nào họ cũng có lãi. Đường lợi nhuận của họ nhìn về tổng thể thì luôn hướng lên, nhưng cũng có những lúc thăng lúc trầm thậm chí có những khoảng thời gian mà tk bị đi xuống liên tiếp mà ko thế lý giải đc. Những lúc này, chẳng may gặp phải vấn đề sức khỏe yếu, các rắc rối trong cuộc sống, tinh thần ko tỉnh táo.... và họ ko thể kiểm soát được tâm lý cũng như hành động của mình thì tài khoản của họ vẫn có thể bị âm nặng.

5. Cấp độ nhận tín hiệu từ siêu nhiên!

Vâng khi mọi cái ở trên bạn đã làm tốt nhưng vẫn bị dính vào những giai đoạn thua lỗ triền miên mà ko thể lý giải nổi thì bạn chỉ có thể đổ lỗi cho nó. Hoặc đơn giản chỉ là sự ngẫu nhiên, hoặc có một sức mạnh siêu nhiên nào đó tác động đến bạn (cả 2 chiều tích cực và tiêu cực). Sức mạnh siêu nhiên có thể ra chỉ dấu cho bạn mà chỉ có bạn mới có thể cảm nhận từ kinh nghiệm và tự mình nhận biết đc. Không phải chỉ khi vượt qua được 4 cấp độ trên thì bạn mới cảm nhận được mà ngay cả khi bạn đang ở giai đoạn 3 hay giai đoạn 4 bạn cũng có thể nhận được một số chỉ dấu nhất định, nhưng càng chiêm nghiệm lâu thì bạn sẽ càng cảm nhận rõ ràng hơn. Bạn sẽ cảm nhận được lúc nào đó nên mua hay nên bán thì mới thắng, nên giữ một lệnh đang mở hay nên đóng nó ngay tức khắc.

PS: Ko phải ai cứ có kinh nghiệm lâu năm đều có thể thắng đc thị trường. Tôi biết có nhiều người kinh nghiệm hơn 10 năm mà vẫn như đâm đầu vào đá. Theo đánh giá của tôi thì chỉ có dưới 1% Trader có thể thắng tt. Còn dưới là bao nhiêu? 0.9% hay 0.5% hay 0.1%.... thì tôi ko rõ!

Các bạn mới vào thì hào hứng, cố gắng tìm phương pháp rồi tự ảo tưởng, đến khi ném cả nhà cửa vào thì vẫn chưa tỉnh ngộ.

Còn các lão làng thì đang từ bỏ. Một thị trường không thể chiến thắng, chỉ có IB và broker là người luôn luôn thắng.

Copy


Cấp độ 6: Dùng hiểu biết tâm lý > quay lại xử lý các vấn đề kỹ thuật- vốn

Cấp độ 7: Hiểu ra Tất cả-Tổng thể (kỹ thuật-vốn-tâm lý) đều có 1 mối liên hệ, 1 tương quan đúng sai.
Nói theo khoa học: Bắt đầu biết lựa chọn dựa trên tiêu chí Xác suất (không chắc nhiều bạn hiểu rõ).
Nói theo dân dã: bắt đầu có tư duy cơ bạc.
Thức tế sâu xa bên trong: cái tiềm thức, chính là khi não bạn bắt đầu nhận ra được những YẾU TỐ rất nhỏ, 1 hình mẫu-pattern ở mức độ chi tiết cao, độ phân giải cao.
Hiểu được yếu tố kỹ thuật nào sẽ phát sinh kiểu tâm lý nào. Hiểu được khi tâm lý kiểu gì sẽ tạo ra những sai lầm kỹ thuật tương ứng.

Cấp độ 8: Sự khôn ngoan để chọn lựa được cái có Xác suất cao nhất và 1 quá trình thu hẹp các yếu tố có Xác suất thấp.

Cấp độ 9: Quay trở lại điểm xuất phát về Hành động với hình thức đơn giản đến đơn điệu, đơn giản đến ngây ngô của 1 Newbie. Bên trong, đó là tư duy của sự lựa chọn, sự loại bỏ.

Và cứ thế lặp đi lặp lại.

Ps: bạn nào có cùng cảm nhận xin 1 Like
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Muốn vậy phải nói lên đựoc tính ổn định trong giao dịch. Kinh nghiệm chỉ là một trong các điều kiện đi kèm thôi. Nếu có thể, bạn có thể cho mình xem lựoc sử tối thiểu 20 ngày giao dịch liên tục vừa qua( demo cũng okay) thì mình còn nói thêm đựoc, chứ nói số năm cũng chẳng giải quyết gì.

Em chỉ đặt ra 1 bài toán đơn giản như trên, các bác bỏ ra 3-5 năm để giải quyết bài toán đó thôi. Nếu chừng đó năm mà ko giải quyết được bài toán đó thì bỏ trade đi. Mà bài toán trên chắc VN mình chẳng ai điên dại gì bỏ chừng 3-5 năm để giải đâu.
 
Làm việc gì cũng thế nếu không có hiểu biết, kinh nghiệm, dẫn đến mất mát thua lỗ là điều đương nhiên. Nếu bạn cứ thử làm một thống kê cũng sẽ thấy, bao nhiêu người kinh doanh thất bại? Bao nhiêu DN thành lập rồi dừng hoạt động? Còn người đi làm công ăn lương mà là dân VP dân kỹ thuật, bao nhiêu người bị thôi việc vì tụt hậu, và rồi phải chuyển nghề? Cuộc sống nhìn chung là thế, luôn cần học hỏi, nỗ lực trau dồi kinh nghiệm và biết quản lý bản thân. Một doanh nhân thành công, hay một trader thành công nói lên phần hồn của họ đã trở nên chín chắn( maturity), vì họ biết họ phải làm gì. Do vậy số đông thua lỗ là chuyện dĩ nhiên và không phải là chuyện lạ; trong số đông đẩy sẽ có người cố gắng và rồi vượt qua được sau này.

Bác có vẻ "lý thuyết hóa" vấn đề nhỉ?

Nếu coi trading FX là một nghề. Bác thử cho em con số thông kê trong 10 năm qua xem tỷ lệ thất bại của các nghành nghề khác có thấp hơn trading không nhé.

1. Trading.
2. Kinh doanh cá thể (cửa hàng tạp hóa, quày hàng ở chợ, hàng nước, cà phê, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến...)
2. Công ty dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
4. Bất động sản.
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
...

Lưu ý:
1. Thất bại ở đây là thua lỗ, phá sản chứ không phải hòa vốn nhé vì trading thì chỉ có thắng hoặc thua chứ rất hiếm (cực hiếm) có trường hợp hòa vốn.

2. Thành công là có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống (20tr or 1k $/tháng/người) hoặc khá hơn thì có "của ăn của để". Chứ chưa nói đến một số người quá thành công (đại gia) trong lĩnh vực của họ. Em tin là VN không có đại gia FX nào cả.
 
Cấp độ 9: Quay trở lại điểm xuất phát về Hành động với hình thức đơn giản đến đơn điệu, đơn giản đến ngây ngô của 1 Newbie. Bên trong, đó là tư duy của sự lựa chọn, sự loại bỏ.

Cấp độ 10: Lùa gà.
Sau khi đã đạt cấp độ 9 rồi mà vẫn không sống được bằng trading thì trader ngộ ra một chân lý là. Nếu muốn có thu nhập đủ sống trong thị trường FX thì chỉ có duy nhất một cách là đi... lùa gà :)
 
Bác có vẻ "lý thuyết hóa" vấn đề nhỉ?

Nếu coi trading FX là một nghề. Bác thử cho em con số thông kê trong 10 năm qua xem tỷ lệ thất bại của các nghành nghề khác có thấp hơn trading không nhé.

1. Trading.
2. Kinh doanh cá thể (cửa hàng tạp hóa, quày hàng ở chợ, hàng nước, cà phê, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến...)
2. Công ty dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
4. Bất động sản.
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
...

Lưu ý:
1. Thất bại ở đây là thua lỗ, phá sản chứ không phải hòa vốn nhé vì trading thì chỉ có thắng hoặc thua chứ rất hiếm (cực hiếm) có trường hợp hòa vốn.

2. Thành công là có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống (20tr or 1k $/tháng/người) hoặc khá hơn thì có "của ăn của để". Chứ chưa nói đến một số người quá thành công (đại gia) trong lĩnh vực của họ. Em tin là VN không có đại gia FX nào cả.
Cũng có thể, và đấy là quan điểm của bạn.
 
Bác có vẻ "lý thuyết hóa" vấn đề nhỉ?

Nếu coi trading FX là một nghề. Bác thử cho em con số thông kê trong 10 năm qua xem tỷ lệ thất bại của các nghành nghề khác có thấp hơn trading không nhé.

1. Trading.
2. Kinh doanh cá thể (cửa hàng tạp hóa, quày hàng ở chợ, hàng nước, cà phê, bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến...)
2. Công ty dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
4. Bất động sản.
5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
...

Lưu ý:
1. Thất bại ở đây là thua lỗ, phá sản chứ không phải hòa vốn nhé vì trading thì chỉ có thắng hoặc thua chứ rất hiếm (cực hiếm) có trường hợp hòa vốn.

2. Thành công là có thu nhập đủ trang trải cho cuộc sống (20tr or 1k $/tháng/người) hoặc khá hơn thì có "của ăn của để". Chứ chưa nói đến một số người quá thành công (đại gia) trong lĩnh vực của họ. Em tin là VN không có đại gia FX nào cả.
nghe các bác bàn luận mà em hoang mang quá, quả thực TT kinh khủng khiếp vậy ah. Em cũng chỉ nghĩ là rất khó khăn để kiếm đc tiền trong TT, ko nghĩ nó ghê gớm như vậy:confused::confused:
 
nghe các bác bàn luận mà em hoang mang quá, quả thực TT kinh khủng khiếp vậy ah. Em cũng chỉ nghĩ là rất khó khăn để kiếm đc tiền trong TT, ko nghĩ nó ghê gớm như vậy:confused::confused:
Chưa bước vào thì nên rút đi. Không tin đố bác kiếm ai show tài khoản thắng đều 1 năm xem. Chưa nói đến dài hạn.

TT cực kỳ khốc liệt còn ai nói dễ tức là đang lùa gà đó. Dễ thì nhà cái phá sản hết rồi. Đâu có mọc lên như nấm sau mưa như bây giờ.
 
đặc biệt thích những ý kiến của bác này ! nhìn lại mình thì thấy nguyên một con gà ! tự hỏi có cách thức nào để nhanh tới cảnh giới của một "newbie già dặn" không. bởi vì sự việc là cũng chỉ quay về trạng thái căn bản để giao dịch thui mà !


Cấp độ 6: Dùng hiểu biết tâm lý > quay lại xử lý các vấn đề kỹ thuật- vốn

Cấp độ 7: Hiểu ra Tất cả-Tổng thể (kỹ thuật-vốn-tâm lý) đều có 1 mối liên hệ, 1 tương quan đúng sai.
Nói theo khoa học: Bắt đầu biết lựa chọn dựa trên tiêu chí Xác suất (không chắc nhiều bạn hiểu rõ).
Nói theo dân dã: bắt đầu có tư duy cơ bạc.
Thức tế sâu xa bên trong: cái tiềm thức, chính là khi não bạn bắt đầu nhận ra được những YẾU TỐ rất nhỏ, 1 hình mẫu-pattern ở mức độ chi tiết cao, độ phân giải cao.
Hiểu được yếu tố kỹ thuật nào sẽ phát sinh kiểu tâm lý nào. Hiểu được khi tâm lý kiểu gì sẽ tạo ra những sai lầm kỹ thuật tương ứng.

Cấp độ 8: Sự khôn ngoan để chọn lựa được cái có Xác suất cao nhất và 1 quá trình thu hẹp các yếu tố có Xác suất thấp.

Cấp độ 9: Quay trở lại điểm xuất phát về Hành động với hình thức đơn giản đến đơn điệu, đơn giản đến ngây ngô của 1 Newbie. Bên trong, đó là tư duy của sự lựa chọn, sự loại bỏ.

Và cứ thế lặp đi lặp lại.

Ps: bạn nào có cùng cảm nhận xin 1 Like
 
Bọn nhà cái nó nhiều chiêu trò lắm không ăn được của nó đâu, có lúc ăn may ăn được của nó thì sau nó cũng vặt lại hết. Tóm lại FX bạc bịp mà phần thắng gần như 100% trong tay nhà cái. Tôi đây tháng 3 kiếm của nó hơn 200 củ thì tháng 4 nó lột lại 100 củ, tháng 5 nó lột lại 50 củ. Tôi sợ chạy mất dép, ở lại có ngày bán nhà nộp cho nó mất. Tôi có thâm niên 8 năm giao dịch FX mà còn nản. Sàn Fxpro nổi tiếng đấy các bạn nhé.
Sàn nổi tiếng vặt lông khách hàng thì có, trong giới broker chẳng tin bố con thằng nào cả, dính vào có ngày tan nhà nát của, thằng nào cũng ra rả tao tốt đẹp. Thật tình khách hàng mà thắng hết tụi nó phá sản lâu rồi.
 
Chuẩn. Phần mềm của nhà cái. Nó thích chỉnh thế nào thì chỉnh thích giết ai mà chẳng được. 8 năm công phu đành giải nghệ. Mất một mớ cho bọn lừa HGI, một mớ cho bọn lừa Hotforex, kiếm được tí chút của bọn lừa FXpro. Chạy thôi 2 tháng nay bọn FXpro toàn vặt mình thôi, ức chế vãi.

Thôi về viết sách hay đi dậy cũng được.
 
Chuẩn. Phần mềm của nhà cái. Nó thích chỉnh thế nào thì chỉnh thích giết ai mà chẳng được. 8 năm công phu đành giải nghệ. Mất một mớ cho bọn lừa HGI, một mớ cho bọn lừa Hotforex, kiếm được tí chút của bọn lừa FXpro. Chạy thôi 2 tháng nay bọn FXpro toàn vặt mình thôi, ức chế vãi.
Đã có tư duy bỏ cuộc thì cũng nên dừng đi bác.
 
Em là newbie đây các bác ạ. Đọc mấy bài như này ko tránh khỏi chút nản. Tuy nhiên em rất thắc mắc, nếu các bác từng trải hơn đều công nhận sự khốc liệt và khó ăn như bài viết đã nói, thì tại sao các bác còn ở đây giờ phút này ? có lẽ có nhiều con đường dễ đi hơn để thành công mà? phải chăng là đâm lao phải theo lao ? phải chăng là vì đam mê? hay phải chăng ai cũng hi vọng mình sẽ có lúc nằm trong 0.5 - 1% thiểu số người thắng cuộc ?
 
Bọn nhà cái nó nhiều chiêu trò lắm không ăn được của nó đâu, có lúc ăn may ăn được của nó thì sau nó cũng vặt lại hết. Tóm lại FX bạc bịp mà phần thắng gần như 100% trong tay nhà cái. Tôi đây tháng 3 kiếm của nó hơn 200 củ thì tháng 4 nó lột lại 100 củ, tháng 5 nó lột lại 50 củ. Tôi sợ chạy mất dép, ở lại có ngày bán nhà nộp cho nó mất. Tôi có thâm niên 8 năm giao dịch FX mà còn nản. Sàn Fxpro nổi tiếng đấy các bạn nhé.
em tưởng nhà cái chỉ môi giới thôi, còn tự trader bem nhau chứ, 2 phe tự vặt nhau ông nào "siêu" hơn thì đc. Môi giới mọc lên nhiều vì nó đc ăn hoa hồng
 
em tưởng nhà cái chỉ môi giới thôi, còn tự trader bem nhau chứ, 2 phe tự vặt nhau ông nào "siêu" hơn thì đc. Môi giới mọc lên nhiều vì nó đc ăn hoa hồng

Hoa hồng thì dc bao nhiêu. Chủ yếu ôm lệnh thôi. Vì 95% thua lỗ mà. Vài người ăn dc thì nó đuổi đi sàn khác hoặc làm chỉeu trò cho ức chết tâm lý mà chết dần.
 
Tuy nhiên em rất thắc mắc, nếu các bác từng trải hơn đều công nhận sự khốc liệt và khó ăn như bài viết đã nói, thì tại sao các bác còn ở đây giờ phút này ?


tớ thấy hay hay nên vẫn nghiên cứu hàng ngày. Mà sao biết vậy các bác ko bỏ trước đi, chắc vẫn vào lệnh đều đều hàng ngày à =)))

Em đã rửa tay gác kiếm và sở dĩ em còn ở đây là vì em không muốn các bác mất tiền vì... NGU :)
 
Việc cảnh tỉnh cho new mem là hết sức cần thiết. Các bác new mem đọc các thớt như thớt này để tránh: mất tiền, mất thời gian, mất công sức. và quan trọng nhất, để ko vỡ mộng, hi vọng rồi lại thất vọng, lúc đó lại tốn thêm cả tiền viện phí chữa bệnh tâm lý hoặc trầm cảm~!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 499 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 253 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 602 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,752 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên