[Lớp học cryptocurrency] Bài 6: Tính hợp pháp của Bitcoin ở Việt Nam và trên thế giới

[Lớp học cryptocurrency] Bài 6: Tính hợp pháp của Bitcoin ở Việt Nam và trên thế giới

[Lớp học cryptocurrency] Bài 6: Tính hợp pháp của Bitcoin ở Việt Nam và trên thế giới

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,534
Bitcoin hiện tại đang làm dấy lên các mối lo ngại cho các nhà quản lý và thực thi pháp luật, vì hiện nay chưa có một bộ khung pháp lý chính thức nào để kiểm soát việc giao dịch, trao đổi, mua bán Bitcoin trên thế giới. Thị trường tiền điện tử chỉ mới đi những bước đầu tiên, và thậm chí các chính phủ còn đang gặp khó khăn để hiểu được cơ chế của các đồng tiền này, huống chi là làm luật về chúng. Vậy thì Bitcoin có hợp pháp không? Câu trả lời là có, phụ thuộc vào bạn đang sinh sống ở đâu và bạn đang làm gì với nó.

Đâu là những mối lo liên quan tới Bitcoin?


Các chính phủ lo ngại về ứng dụng của Bitcoin, vì nó có khả năng được sử dụng ẩn danh và có thể bị lợi dụng thành công cụ rửa tiền. Chi tiết hơn, các nhà làm luật rất quan tâm tới bản chất phi tập trung (decentralised) của Bitcoin và các đồng tiền thuật toán khác.

Vào tháng 4 2012, FBI công bố một tài liệu ghi rõ mối lo của họ về Bitcoin, phân định rạch ròi sự khác biệt giữa Bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số không phân tán (centralised) như eGold và WebMoney. Họ lo ngại rằng trong khi các sàn giao dịch ở Mỹ được kiểm soát chặt chẽ, các sàn quốc tế thì có thể không, và là cơ hội thuận lợi cho tội phạm sử dụng Bitcoin làm hành vi phi pháp mà không bị phát hiện.

bitcoin-bai6-traderviet .png

Hiện tại, Bitcoin đang một phần được giám sát và theo dõi bởi 3 cơ quan tài chính lớn của Chính phủ Mỹ:

  • The Financial Crimes Enforcement Network (FinCEN) – Mạng quản lý tội phạm tài chính;
  • The US Commodity Futures Trading Commission (CTFC) – Uỷ ban giao dịch hợp đồng tương lai hàng hoá Mỹ;
  • The US Securities and Exchange Commission (SEC) - Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ.

Sử dụng Bitcoin trong thanh toán trên thế giới có hợp pháp không?


Hoàn toàn hợp pháp nếu bạn sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán Ở NHIỀU NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI, KHÔNG BAO GỒM VIỆT NAM. Trong năm 2016, số lượng các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin đã vượt qua 122,000. Tính tới thời điểm hiện tại, các công ty lớn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin bao gồm: Atomic Mall, Clearly Canadian, Dell, Dish Network, Dynamite Entertainment, Expedia, Microsoft, Newegg, PrivateFly, Overstock, vv. Tháng 9 năm 2014, PayPal đã cho phép các doanh nghiệp ở Bắc Mỹ sử dụng hệ thống của họ để thanh toán bằng Bitcoin.

Tính hợp pháp của Bitcoin ở Việt Nam


Ngân hàng Nhà nước khẳng định bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước đã thông tin liên quan đến việc sử dụng tiền ảo (hay còn gọi là tiền kỹ thuật số - cryptocurrency) làm phương tiện thanh toán).

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước dẫn chiếu: Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:

“6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy định tại khoản 6 Điều này”.

Như vậy, theo các quy định của pháp luật đã dẫn, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm tại Việt Nam.

Về chế tài xử lý vi phạm, theo quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng.

Các bạn lưu ý rằng Ngân hàng Nhà nước chỉ cấm việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán, tức là dùng Bitcoin để mua hàng hoá, dịch vụ thì mới bị cấm. Còn mua bán, trao đổi Bitcoin thì hiện tại Nhà nước vẫn chưa đưa ra khung pháp lý nào để quy định, do đó tạm thời anh em đầu tư vào Bitcoin và các tiền ảo khác có thể yên tâm.

Kết luận


Như vậy, nếu bạn sống ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, việc sử dụng Bitcoin trong thanh toán là hoàn toàn hợp pháp, tương tự đối với trao đổi, mua bán.

Còn ở Việt Nam, kể từ 1/1/2018, sử dụng Bitcoin để thanh toán hàng hoá, dịch vụ là phi pháp, có thể bị xử phạt hành chính lên tới 200 triệu đồng. Riêng việc mua bán, trao đổi Bitcoin vẫn chưa được Nhà nước đưa ra khung pháp lý quy định.

Xem thêm:

>> [Lớp học cryptocurrency] Bài 5: Ưu nhược điểm của Bitcoin
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 129 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,260 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 381 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,931 Xem / 15 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên