Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Các loại trung gian tài chính

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Các loại trung gian tài chính

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Các loại trung gian tài chính

Lưu Quốc Việt

Active Member
98
231
Ờ bài trước thì các bác đã biết tầm quan trọng của trung gian tài chính rồi. Bài này em sẽ phân tích các loại trung gian tài chính khác nhau trên thị trường.

Nhìn chung, dựa vào nguồn vốn và tài sản, trung gian tài chính được chia thành 3 loại: tổ chức tiền gửi, tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng và trung gian đầu tư.

Tổ chức tiền gửi


Ngân hàng thương mại


Các trung gian tài chính này huy động vốn chủ yếu bằng phát hành tài khoản séc, tài khoản tiết kiệm và tài khoản tiền gửi có kì hạn. Các trung gian tài chính này sau đó dùng nguồn vốn này để cho vay, bao gồm các khoản vay thương mại, vay tiêu dùng và vay thế chấp, và mua chứng khoán. Đây là loại trung gian tài chính lớn nhất và có nhiều tài sản đầu tư nhất.

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-1.jpg

Tổ chức tiết kiệm và cho vay và ngân hàng tiết kiệm tương hỗ


Các tổ chức tiền gửi này huy động vốn chủ yếu bằng tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi có kì hạn và tài khoản séc. Trong quá khứ, hoạt động của các ngân hàng này bị giới hạn và phần lớn cho vay thế chấp căn nhà dân.

Qua thời gian, khi hoạt động của loại trung gian này được nới lỏng thì ranh giới giữa nó và ngân hàng thương mại bị mờ dần và hai loại trung gian này cạnh tranh rất khốc liệt với nhau.

Liên hiệp tín dụng


Những tổ chức tài chính này là những tổ chức cho vay quy mô nhỏ xoay quanh một nhóm cụ thể, ví dụ như thành viên công đoàn, nhân viên của 1 công ty, vân vân. Họ huy động vốn từ tài khoản tiền gửi gọi là shares (tạm dịch là cổ phần nhưng nó không phải là cổ phiếu) và cho vay tiêu dùng.

Tổ chức tiết kiệm hợp đồng


Tổ chức tiết kiệm hợp đồng, ví dụ như công ty bảo hiểm và quỹ lương hưu, là các trung gian tài chính huy động theo kì hạn ghi trong hợp đồng của mình.

Vì họ có thể dự đoán với độ chính xác khá cao số tiền lợi ích mình sẽ phải trả trong năm kế tiếp, tổ chức tiết kiệm hợp đồng không phải lo quá nhiều về việc mất vốn như tổ chức tiền gửi.

Vì thế, những tổ chức này không quan tâm đến tính lỏng như các tổ chức tiền gửi và họ thường đầu tư vốn vào chứng khoán dài hạn như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và các khoản vay thế chấp.

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-2.jpg

Công ty bảo hiểm nhân thọ


Công ty bảo hiểm nhân thọ đảm bảo 1 người sẽ không phải gặp khó khăn tài chính khi chết đi và bán các niên kim (những khoản thu nhập mà công ty trả cho người mua bảo hiểm khi nghỉ hưu).

Họ lấy vốn từ phí bảo hiểm và sử dụng chúng để mua trái phiếu công ty và các khoản cho vay thế chấp. Họ cũng mua cổ phiếu và hiện tại đây là loại tổ chức tiết kiệm hợp đồng lớn nhất.

Công ty bảo hiểm hỏa hoạn và thương vong


Những công ty này đảm bảo cho người mua trong trường hợp bị cướp, nhà bị cháy hay tai nạn. Về cơ cấu vốn, họ cũng giống như công ty bảo hiểm nhân thọ nhưng họ có nguy cơ mất vốn cao hơn.

Vì thế, họ dùng vốn mua nhiều tài sản lỏng hơn công ty bảo hiểm nhân thọ.

Quỹ lương hưu và Quỹ nghỉ hưu chính phủ


Những tổ chức này cung cấp lương hưu dưới hình thức niên kim. Vốn đến từ người đi làm, số tiền này họ tự đóng hay tự động bị trừ khỏi lương. Những tổ chức này nắm giữ nhiều trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp.

lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-4.JPG

Tổ chức đầu tư


Công ty tài chính


Công ty tài chính huy động vốn bằng việc bán thương phiếu và phát hành chứng khoán. Họ cho người tiêu dùng vay để phục vụ nhu cầu hằng ngày. Một vài công ty tài chính được lập ra bởi công ty mẹ để bán sản phẩm của công ty mẹ.

Quỹ tương hỗ


Họ huy động vốn bằng việc bán cổ phiếu và sử dụng vào cổ phiếu và trái phiếu. Đầu tư vào quỹ tương hỗ sẽ tốn ít chi phí hơn mua thẳng cổ phiếu hay trái phiếu và giúp cổ đông sở hữu nhiều chứng khoán hơn. Cổ đông có thể bán các cổ phần này vào bất cứ lúc nào nhưng giá của nó phụ thuộc vào lượng tài sản quỹ đang nắm giữ.

Quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ


Quỹ này có tính chất giống quỹ tương hỗ nhưng cũng 1 phần giống như tổ chức tiền gửi vì họ có các tài khoản tiền gửi. Điểm giống tổ chức tiền gửi là các cổ đông có thể viết séc bằng với giá trị của cổ phần mình. Vì thế, cổ đông sẽ được trả lãi khi sở hữu cổ phần này.

Kết luận


Vậy là bài học hôm nay đã kết thúc. Bài học về sau sẽ hấp dẫn hơn nữa.

Anh em có muốn học tiếp không. Nếu có thì hãy comment " tôi thích" bên dưới nhá!!!

 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 8 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 47 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 480 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,070 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,789 Xem / 78 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên