Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Chức năng của trung gian tài chính

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Chức năng của trung gian tài chính

Lớp học kinh tế 101 - Lý thuyết tài chính - Chức năng của trung gian tài chính

Lưu Quốc Việt

Active Member
98
231
Ngoài con đường trực tiếp thông qua thị trường tài chính thì vốn có thể đi qua các trung gian tài chính. Chức năng của trung gian tài chính này cơ bản là người đứng giữa người vay và cho vay và giúp chuyển vốn đến 1 trong 2 chủ thể này.

Một ví dụ cho trung gian tài chính có thể là 1 ngân hàng lấy vốn từ các tài khoản tiết kiệm của khách hàng và cho 1 công ty như Vingroup vay hay mua trái phiếu của công ty này. Kết quả cuối cùng là vốn đã đi từ người cho vay là khách hàng của ngân hàng sang người vay là Vingroup.

Quá trình luân chuyển vốn thông qua trung gia tài chính rất quan trọng và là con đường chính để vốn có thể di chuyển từ người vay sang cho vay.

Tuy truyền thông đại chúng chú ý nhiều tới thị trường chứng khoán, nhất là cổ phiếu, trung gian tài chính là nguồn vốn quan trọng cho doanh nghiệp hơn cả thị trường chứng khoán. Để làm rõ tầm quan trọng này, em sẽ phân tích vai trò của chi phí giao dịch, chia sẻ rủi ro và chi phí thông tin trong thị trường tài chính.

Chi phí giao dịch


lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-1.jpg

Chi phí giao dịch, thời gian và tiền của được sử dụng để tiến hành các giao dịch tài chính, là một vấn đề lớn đối với người có nguồn vốn dư ra để cho vay. Ví dụ, em có 20 triệu để cho vay và em thấy bác Huy có 1 start-up rất tiềm năng.

Em muốn cho bác Huy mượn 20 triệu này. Tuy nhiên, em phải thuê luật sư để soạn hợp đồng giữa em và bác Huy; cũng như các điều khoản về lãi suất và thời gian trả lãi. Việc thuê này tốn của em khoảng 3 triệu và sau 1 năm, bác Huy trả lãi cho em, khoảng 10% 1 năm. Như vậy, em tốn 3 triệu để lấy được 2 triệu. Em bị lỗ.

Nếu có trung gian tài chính, chi phí cho vay này của em sẽ được giảm đáng kể vì họ đã có kinh nghiệm trong việc giảm bớt chi phí giao dịch. Ngoài ra, quy mô của trung gian tài chính giúp họ tận dụng economy of scale (tạm dịch là nền kinh tế quy mô - việc giảm bớt chi phí do tăng số lượng giao dịch).

Việc này giống như khi mua hàng, chúng ta mua càng nhiều thì giá càng giảm trên mỗi đơn vị hàng hóa. Trở lại ví dụ trên, nếu như em bỏ tiền vào một ngân hàng và ngân hàng có thể thuê 1 luật sư với giá 10 triệu để xử lý 100 hợp đồng thì chi phí cho mỗi hợp đồng giảm thành 100 ngàn và ngân hàng sẽ có lời khi cho bác Huy vay.

Vì chi phí giao dịch thấp nên trung gian tài chính có thể cung cấp các dịch vụ thanh khoản. Ví dụ, 1 ngân hàng có thể cung cấp tài khoản check cho người gửi tiền giúp anh ta có thể trang trải chi phí cuộc sống dễ dàng hơn.

Chia sẻ rủi ro


lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-2.jpg

Một lợi ích nữa của trung gian tài chính là nó có thể giảm bớt rủi ro - sự không chắc chắc về lợi nhuận thu được - cho nhà đầu tư. Trung gian tài chính có thể thực hiện được điều này thông qua quá trình gọi là chia sẻ rủi ro.

Họ tạo ra và bán những sản phẩm có độ rủi ro mà mọi người có thể chấp nhận và dùng tài sản đó để mua những tài sản có độ rủi ro cao hơn. Lợi nhuận của trung gian tài chính đến từ chênh lệch giữa lợi nhuận từ những tài sản có rủi ro cao và tài sản có độ rủi ro mà mọi người có thể chấp nhận.

Quá trình này được gọi là biến đổi tài sản vì theo 1 mức độ nào đó thì tài sản rủi ro cao được biến thành tài sản an toàn hơn cho nhà đầu tư.

Các trung gian tài chính còn chia sẻ rủi ro bằng cách giúp các cá nhân đa dạng hóa cơ hội đầu tư của mình. Đa dạng hóa là đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau hơn là 1 tài sản và vì vậy rủi ro sẽ được chia đều cho các tài sản đó.

Thông tin bất cân xứng


lop-hoc-kinh-te-101-ly-thuyet-tai-chinh-chuc-nang-cua-trung-gian-tai-chinh-traderviet-3.jpg

Một nguyên do nữa mà trung gian tài chính tồn tại là một bên của giao dịch không biết nhiều bằng bên còn lại. Sự không cân bằng này gọi là thông tin bất cân xứng. Hai bộ phận của thông tin bất cân xứng bao gồm sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức

Sự lựa chọn đối nghịch xuất hiện trước khi giao dịch được diễn ra. Sự lựa chọn đối nghịch trong thị trường tài chính xảy ra khi người có rủi ro cao - các khoản nợ xấu- thường tích cực tìm kiếm vốn nhiều hơn và có nguy cơ được chọn để cho vay nhiều hơn. Vì thế, trung gian tài chính có 1 cơ chế sàng lọc người đi vay kĩ càng để giảm rủi ro này

Rủi ro đạo đức là việc người đi vay sau khi đã vay được rồi thực hiện những hành động không giống với những gì mình cam kết và có thể gây hại đến người cho vay. Trung gian tài chính tồn tại để tạo ra 1số cơ chế giám sát người đi vay và những số tiền mà họ dùng như tiền vay phải để trong tài khoản của ngân hàng cho vay hay ngân hàng sẽ cử 1 người giám sát dự án của doanh nghiệp đi vay.

Kết luận


Hôm nay các bác đã học được vai trò của thị trường tài chính. Bài học tiếp theo sẽ về các loại trung gian tài chính.

Nếu các bác thích bài này thì hãy like hoặc comment "Tôi thích" bên dưới nha!!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 86 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên