Lương của Trader làm việc cho các quỹ phòng hộ - Những con số đủ sức làm choáng mình!

Lương của Trader làm việc cho các quỹ phòng hộ - Những con số đủ sức làm choáng mình!

Lương của Trader làm việc cho các quỹ phòng hộ - Những con số đủ sức làm choáng mình!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Xin chào cả nhà!

Giao dịch cho quỹ phòng hộ có thể là một công việc được trả lương cao nhất trên thế giới, vì vậy để thông tin thêm phần xác thực, dưới đây sẽ là chia sẻ của một số cựu quản lý tại một trong những quỹ phòng hộ hàng đầu thế giới để có thể giúp các bạn ước tính sơ bộ về thu nhập điển hình của các trader giao dịch cho quỹ phòng hộ.

Cùng bắt đầu nhé!

---------------------------
Chúng tôi thấy rằng các junior trader (trader cấp thấp) thường kiếm được 300.000 - 3.000.000 đô mỗi năm và có thể đạt được trong 4-8 năm. Các nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao có thể dễ dàng kiếm được hơn 10 triệu đô la mỗi năm, mặc dù thu nhập trung bình có thể thấp hơn.

Các quỹ phòng hộ kiếm tiền và chia sẻ lợi nhuận cho các nhân viên như thế nào?


Các quỹ phòng hộ sẽ giao dịch thay cho khách hàng trên thị trường tài chính và đổi lại, họ được nhận một khoản phí hàng năm và được chia sẻ % lợi nhuận. Họ khá giống với các quỹ tương hỗ, nhưng ít gặp phải những hạn chế về các công cụ đầu tư hơn và chỉ có những nhà đầu tư có tín nhiệm mới đầu tư vào.

Luong-cua-Trader-lam-viec-tai-cac-quy-phong-ho-TraderViet1.jpg


Doanh thu của một quỹ phòng hộ đến từ khoản phí trên số tài sản mà họ quản lý. Quỹ thường thu phí 2% trên số tài sản được quản lý mỗi năm, cộng với khoản phí hiệu suất. Phí hiệu suất thường là 20% trên bất kỳ khoản lợi nhuận nào mà họ kiếm được cho khách hàng và trên mức phí cơ bản 2%. Vì vậy, nếu một quỹ kiếm được 10% lợi nhuận trong một năm, thì mức phí hiệu suất là 20% của (10% -2%), hay 1,6% tài sản. Cộng với phí cơ bản 2% nữa thì doanh thu đến từ tài sản thuộc quyền quản lý của quỹ tổng cộng là 3,6%.

Điều này có nghĩa là nếu một quỹ phòng hộ có 1 tỷ đô tài sản và 10% lợi nhuận thì họ sẽ có doanh thu hàng năm là 36 triệu đô. Các khách hàng sẽ nhận được 6,4% mỗi năm cho những gì họ đầu tư vào.

Doanh thu này được phân chia giữa các nhân viên khác nhau trong quỹ như thế nào?
  • 20-40% dành cho chi phí hoạt động, bao gồm cả nhân viên cơ sở, công nghệ và vận hành. Quỹ càng lớn thì phần trăm này càng nhỏ.
  • Khoảng 10% sẽ dành cho tất cả các junior trader và nhà phân tích.
  • Khoảng 40-55% sẽ thuộc về nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao (người quản lý những junior trader).
  • Phần còn lại (0-30%) sẽ thuộc về chủ sở hữu của quỹ phòng hộ (thường cũng là nhà quản lý danh mục đầu tư cấp cao). Nhiều chi phí không tương quan tuyến tính với doanh thu (ví dụ, chi phí của việc điều hành một quỹ trị giá 10 tỷ đô không nhiều bằng gần 10 lần việc điều hành một quỹ trị giá 1 tỷ đô). Vì vậy, chủ sở hữu quỹ có thể kiếm được % lợi nhuận cao hơn nếu quỹ lớn hơn. Phần trăm lợi nhuận của chủ sở hữu cũng rất nhạy cảm với hiệu suất của quỹ vì họ nhận được những gì còn lại sau khi tất toán tất cả các chi phí, tức là họ có thể bị âm lợi nhuận nếu đó là một năm giao dịch tồi tệ.
  • Các trader và nhà quản lý danh mục đầu tư trong quỹ thường được chi trả theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của họ, thường là 10-20%. Ví dụ, nếu một nhà quản lý kiếm được 10% lợi nhuận trong một năm thì họ sẽ nhận được 1-2% số tài sản mà họ quản lý trong quỹ. Vì vậy, nếu họ đang quản lý cho 100 triệu đô tài sản thì họ sẽ kiếm được 100 triệu đô trong năm đó. Ngoài ra, họ còn nhận được mức lương cơ bản, nhưng đó chỉ là một tỷ lệ nhỏ trong tổng số tiền lương của họ (có lẽ khoảng 100.000 đô la). Điều này có nghĩa là tổng tiền lương của họ biến động rất lớn. Trong một số quỹ, tỷ lệ phần trăm mà các trader kiếm được cũng phụ thuộc vào hiệu suất giao dịch, khiến cho việc nhận lương thậm chí còn biến động hơn.
  • Lưu ý các cấu trúc chi trả lương giữa các quỹ sẽ rất khác nhau, vì vậy đây chỉ là một hướng dẫn sơ bộ.

Trader thực sự kiếm được bao nhiêu tiền tại một quỹ phòng hộ?


Luong-cua-Trader-lam-viec-tai-cac-quy-phong-ho-TraderViet2.jpg


Từ những con số trên, chúng ta có thể ước tính được số tiền mà các trader kiếm được ở mỗi giai đoạn. Dưới đây là phần thông tin thêm về lĩnh vực này dựa trên những đánh giá của chúng tôi sau khi nói chuyện với nhiều người làm việc trong lĩnh vực tài chính.
  • Để gia nhập ngành, ban đầu, bạn sẽ dành ra 4-8 năm làm việc như một nhà phân tích, Con đường lý tưởng thường đượ cho là 2-3 năm tại một ngân hàng đầu tư hàng đầu, sau đó là 2-5 năm làm việc tại môt quỹ phòng hộ như một nhà phân tích. Trong các giai đoạn này, bạn sẽ nhận được mức lương điển hình từ một ngân hàng đầu tư (có thể là 100-300K đô một năm). Một cách khác nhưng chậm hơn, đó là tiếp tục làm việc tại ngân hàng đầu tư cho đến khi bạn được biết đến là một nhà phân tích giỏi nhất trong lĩnh vực của mình, sau đó mới chuyển sang quỹ phòng hộ.
  • Sau giai đoạn này, nếu bạn có thể tiến bộ, bạn sẽ bắt đầu quản lý tiền với tư cách là một junior trader hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư. Có nhiều kiểu trader, nhưng ý chúng tôi muốn nhắc đến là những người có trách nhiệm trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Bạn có thể bắt đầu quản lý 50-250 triệu đô tiền của khách hàng. Vì vậy, nếu bạn kiếm được 10% lợi nhuận thành công, thì thu nhập của bạn sẽ là 0,6-3,8 triệu đô mỗi năm. Tất nhiên, vẫn có khả năng bạn sẽ không làm được, điều đó có nghĩa là bạn chỉ kiếm được mức lương cơ bản và có nguy cơ bị mất việc.
  • Nếu bạn giao dịch thua lỗ trong hơn 1 năm, bạn có thể dễ dàng bị sa thải. Bạn ở lại quỹ bao lâu là tùy thuộc ở bạn. Một hoặc hai quý có hiệu suất giao dịch kém tại một số quỹ đã có thể rất rủi ro rồi. Nhưng cũng có một số quỹ thay vì sa thải nhân viên, họ sẽ cho bạn tiếp tục với một vị trí khác. Nếu bạn bị sa thải khỏi một quỹ hàng đầu, bạn vẫn có thể nhận được công việc tại một quỹ kém uy tín hơn. Còn nếu bạn bị sa thải từ một quỹ kém uy tín thì bạn có thể phải rời khỏi ngành hoặc chuyển sang một vị trí không liên quan đến trading. Tổng thu nhập dao động tùy vào từng quỹ, nhưng thường thì là 10-20% cho vai trò trading.
  • Nếu bạn giao dịch tốt, thì số tiền bạn quản lý có thể sẽ tăng lên nhanh chóng (có nhiều quỹ cho phép chỉ trong vài tháng kể từ khi bắt đầu, nhưng chủ yếu là trong vài năm).
  • Một nhà quản lý cấp cao hơn sẽ quản lý khoảng 500 triệu - 1 tỷ đô la. Nếu họ đạt được hiệu suất 10%, họ sẽ kiếm về 6-12 triệu đô mỗi năm. Mặc dù vậy, một lần nữa, mức lương trung bình có lẽ sẽ ít hơn.
  • Lưu ý rằng ở một số quỹ, việc đi lên vị trí nhà quản lý danh mục đầu tư từ vi trí junior trader là khá khó, vì các nhà quản lý thường được tuyển dụng trực tiếp từ các ngân hàng.
  • Nếu bạn là chủ sở hữu của quỹ phòng hộ, bạn có thể kiếm được nhiều hơn. Chủ sở hữu/ nhà quản lý cấp cao của một quỹ phòng hộ trị giá 1 tỷ đô có thể kiếm được 15-25 triệu đô nếu năm đó lợi nhuận là 10%. Tuy nhiên, nếu năm đó quỹ không kiếm được ít nhất một vài phần trăm lợi nhuận thì họ sẽ không nhận được gì cả. Nếu họ mất tiền trong vài năm, họ có thể dễ dàng bị phá sản.
Phần lớn những điều trên cũng được áp dụng cho những công ty giao dịch chuyên nghiệp (prop trading). Prop trader sẽ thay mặt cho tổ chức của họ chứ không phải là khách hàng bên ngoài. Thông thường, các prop trader sẽ giao dịch với một số tiền nhỏ hơn, nhưng đặt cược nhiều hơn. Lợi nhuận họ kiếm được thường là 30% thay vì 10-20%. Có nghĩa là số tiền họ kiếm được cũng ngang ngửa với các trader làm việc cho các quỹ phòng hộ.

Nguồn: 8000hours.org

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
đây là lý do các trader xuất sắc xuất hiện trên mql5 một thời gian là biến mất. hihi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 54 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên