Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands hiệu quả

Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands hiệu quả

Mảnh ghép cuối cùng cho một chiến lược Double Bollinger Bands hiệu quả
Hi The Blade !
Cách dùng 2 đường BB này có thể áp dụng cho khung H1, H4 được ko bạn ?
 
Setup này có phải là setup tốt ko bác The Blade

Cái này là setup điển hình thôi bạn. Với lại cây nến số 3 tăng vượt biên trên của BB2. Cẩn thận hết lực tăng. Nhưng setup này vẫn ổn, đặt stoploss và target hợp lý là được.
 
Hi The Blade !
Cách dùng 2 đường BB này có thể áp dụng cho khung H1, H4 được ko bạn ?
Mình chưa nghiên cứu sâu phương pháp này, tuy nhiên từng nghe một người quen bảo phương pháp này nên áp dụng trên H4 và D1 để tránh nhiễu
 
tradeD1 với h4 là ổn nhất khung nhỏ quá nhiều tín hiệu gây nhiễu . trade pp này chỉ cần mỗi ngày xem chart 2 lần tùy thời chốt lời hoặc lãi khi market đi sai. đọc nến D1 là 1 lợi thế :)))
 
Cám ơn bác đã có loạt bài chất như quả đất, đúng là cái mình đang tìm kiếm, một phương pháp giao dịch hay, đơn giản và hiệu quả
 
Thanks chu thớt, mình cũng có tìm thử bài viết gốc bằng tiếng anh và tết thử. Tuần trước cặp USD/CHF buy cũng được hơn 100 pips. Đã nâng SL và vẫn giữ lệnh.
 
Phương pháp này bác the Blade chỉ dùng bb thôi vì bản thân bb đã đòng vai trò xác định trend, các đường biên và giữa thì đóng vai trò là kháng cự hỗ trợ rồi. Pp này dành cho người đơn thuần chỉ nhìn nến và tuân theo đk của pp. Bản thân m thấy nếu chỉ đơn thuần nv thì thấy tín hiệu sai khá nhiều, tất cả phải qua luyện tập để có kinh nghiệm.
Nếu nghiên cứu kĩ BB thì không hẳn vậy đâu bạn, mình cá với bạn pp của Blade xác suất hơn 60% thành công, pp này chủ yếu dựa vào độ lệch chuẩn, đi theo kì vọng của traders trên tt. Khi giá chạm dải trên Bb1 Ứng với dev=1 nghĩa là đã đạt mức kì vọng trung bình, khi chạm dải trên bb2 ứng với dev=2 nghĩa là đã quá mức kì vọng 2 lần
 
Bài viết hôm nay có thể xem như phần tiếp theo (tất nhiên là không thể bỏ qua) của bài viết "Phương pháp giao dịch theo xu hướng hiệu quả với Bollinger Bands" mà tôi đã chia sẻ vào tuần trước.

Trước tiên vào chủ đề chính tôi muốn hỏi thăm anh em, chúng ta sử dụng phương pháp này như thế nào rồi? Có thấy tốt không? Gặp những vấn đề nào? Tôi nghĩ là sẽ có những vấn đề gặp phải khi sử dụng hai đường Bollinger Bands để giao dịch. Do đó, tôi sẽ chia sẻ tiếp những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến phương pháp này để cho mọi người có thể cải thiện và tăng được khả năng thành công khi giao dịch.

Phương pháp lồng hai đường Bollinger Bands (20,2) và Bollinger Bands (20,1) như thế nào thì tôi đã giới thiệu rồi, nếu ai chưa rõ có thể xem bài trên. Hôm nay tôi sẽ nói những gì chưa nói hết.

Ưu thế quan trọng nhất của phương pháp này là sự nhất quán trong tín hiệu giao dịch, tức là có tín hiệu là cứ giao dịch không cần phải suy luận, suy tính hay suy nghĩ gì cả.

Cụ thể, (tôi đang nhắc lại) để vào lệnh, các bạn chỉ cần chờ 1 cây nến đóng cửa bên ngoài biên trên / dưới của BB1 và hai cây nến trước đó vẫn đóng cửa bên trong. Đơn giản chỉ có vậy thôi, đến đứa trẻ 7 tuổi các bạn chỉ nó nó vẫn hiểu.

Cũng như các phương pháp khác, phương này đôi lúc cũng sẽ khiến bạn thua lỗ. Thua lỗ là một phần tất yếu của cuộc sống. Đừng ghê sợ nó. Nhiệm vụ của chúng ta là cố gắng để nó nhỏ nhất có thể. Vậy làm sao để đạt được nhiệm vụ đó trong phương pháp này. Xin mời tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau đây.

PHẦN TRƯỚC CHƯA NÓI ĐẾN BIÊN GIỮA CỦA BOLLINGER BANDS, BÂY GIỜ SẼ NÓI

Có bạn hỏi tôi: vậy chỉ cần dùng hai biên trên dưới của BBs là được thôi sao, còn biên giữa thì bỏ phí quá! Đúng vậy, biên giữa có vai trò riêng của nó, nếu bạn bỏ qua nó thì thật là phí phạm.

Biên giữa của BBs thường đóng vai trò như một kháng cự / hỗ trợ di động (linh hoạt) cho phép ta tìm điểm vào lệnh tối ưu. Nếu giá nằm dưới biên giữa, trong xu hướng tăng, rất có thể lệnh BUY của bạn sẽ bị hit stoploss vì lực tăng không được rõ ràng chưa muốn nói là yếu (giá đang nằm dưới mức giá trung bình của 20 ngày). Và ngược lại với lệnh SELL.

Cho một cái hình để dễ hình dung những gì sắp nói:


Nhắc lại quy tắc của phương pháp hai BBs, chúng ta sẽ vào lệnh tại cây số 3 vì nó đóng cửa phía trên biên trên BB1. Thì dĩ nhiên cây số 3 đã nằm trên biên giữa rồi, nên chúng ta cũng chẳng cần lo lắng gì việc giá nằm dưới biên giữa và bị hit stop cả.

Tuy nhiên có một thứ chúng ta cần lưu tâm ở đây. Đó là vị trí của cây số 1 và số 2 đối với biên giữa. Kinh nghiệm cho thấy, nếu cây số 1 và 2 đóng cửa bên trên biên giữa, đây là một minh chứng cho thấy lực tăng rõ ràng hơn và vì thế tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn.

Rõ ràng, ở hình bên trên, cây số 1 và 2 đã nằm hoàn toàn trên biên giữa, và bạn đã thấy lực tăng giá như thế nào rồi đấy.

Tương tự, thêm một điều lưu ý nữa, nếu cây số 1 và cây số 2 đóng cửa gần biên trên của BB1 gần chừng nào thì lực tăng càng mạnh chừng ấy. Ở bài trước tôi chỉ nói nhiều về cây số 3, nhưng trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh rằng: XÁC SUẤT THÀNH CÔNG CÒN PHỤ THUỘC VÀO SỰ CHUYỂN ĐỘNG VÀ VỊ TRÍ CỦA CÂY SỐ 1 VÀ CÂY SỐ 2.

Thỉnh thoảng, cây số 1 và số 2 là cây nến đỏ đóng cửa sát nút với biên giữa, hoặc một cây đóng cửa trên, còn một cây đóng cửa dưới biên giữa. Rồi cây số 3 tăng mạnh và đóng cửa ở biên trên BB1. Dĩ nhiên ta cũng có 1 điểm vào lệnh, nhưng điểm này không ngon. Giá khả năng cao sẽ đi không mạnh. Bởi vì 3 cây nến của phương pháp này không hỗ trợ cho nhau, không xác nhận được một lực tăng đủ để trader tự tin tin rằng giá sẽ đi lên tiếp tục. Người mua lúc này chưa hoàn toàn kiểm soát thị trường và dĩ nhiên xác suất cao sẽ bị yếu thế bởi người bán quay trở lại. Kết cục như thế nào bạn cũng biết rồi đấy.

Tôi post lại hình phía trên để dễ nhìn thôi, không phải hình mới đâu:


Dựa vào những gì đã nói ở trên, ta có 2 bộ setup, bộ đầu tiên gồm ba cây nến tăng đẹp theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra, tôi gọi đây là một bộ setup vào lệnh TỐT, bộ thứ hai thì có cây số 1 giảm sát nút biên giữa, tuy nhiên vẫn đủ điều kiện để vào lệnh, tôi gọi đây là bộ setup vào lệnh ĐIỂN HÌNH (tức là tỷ lệnh chiến thắng không cao như bộ đầu tiên).

Bộ setup thứ hai cũng tốt, như bạn thấy trong hình đấy, tăng đẹp, nhưng chỉ lâu lâu như vậy thôi, chúng ta vẫn nên phân tích dựa vào cung cầu và sự hợp lý của chuyển động giá để đưa ra quyết định đúng đắn.

CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN VÀO LỆNH KHÔNG?

Còn một bộ setup nữa, tôi gọi là bộ setup XẤU. Nó sẽ như thế này:


Bạn có nhìn thấy không, cả hai cây nến số 1 và 2 đều là cây nến giảm, và nhìn cái cách nó đóng cửa kìa, một cây thì đóng dưới, một cây thì sát biên giữa luôn, cây thứ 3 đột ngột tăng vọt lên biên trên. Bạn cũng thấy rồi đấy, lực tăng cũng có sau cây thứ 3 nhưng người mua hoàn toàn không kiểm soát được thị trường và sau vài cây nến thì người bán quay trở lại áp đảo.

Do đó, đừng chỉ chăm chăm nhìn vào cây nến số 3, cây số 1 và 2 mới quan trọng.

Cho các bạn tiếp hai ví dụ nữa về bộ setup vào lệnh thất bại. Không phải lúc nào vào cũng vào lệnh được đâu nhé các bạn:


Ở ví dụ thứ nhất, cây số 1 và 2 cũng là cây nến tăng đó, thậm chí là tăng đẹp, nó cũng đóng cửa phía trên biên giữa đó, cây số 3 cũng tăng vọt qua biên trên đó. Nhưng rồi thế nào? Lý do là cây số 1 và 2 đóng cửa quá sát biên giữa, nhất là cây số 1.

Ở ví dụ thứ hai cũng tương tự, các bạn tự đánh giá nhé.

Dưới đây mới là một bộ setup vào lệnh tốt:


Cây số 1 và 2 thò đuôi trên lên biên giữa nhưng lại đóng cửa thấp hơn biên giữa, cây số 3 vượt xuống biên dưới của BB1. Vào lệnh thôi, đừng chần chờ nữa!

Còn đây là hai ví dụ bộ setup vào lệnh không tốt:


Vì sao hai setup này không ngon? Mời các bạn cho ý kiến rồi comment bên dưới để thể hiện mình đã hiểu mọi vấn đề.

Tiếp tục một setup nữa, theo bạn có tốt hay không ?


Bạn đã thấy sự lợi hại của biên giữa và hai cây nến đầu tiên chưa.

Nếu ai chỉ đọc bài trước, chắc chắn sẽ bỏ qua hai yếu tố này và cho rằng có quá nhiều lỗi sai trong phương pháp, quá nhiều tín hiệu nhiễu. Thực sự cái quan trọng bây giờ mới xuất hiện.

Tóm lại để anh em được rõ. Phương pháp hai Bollinger Bands lồng nhau cần có hai điều kiện CẦN và ĐỦ để tìm một điểm vào lệnh với tỷ lệnh thành công cao:

Điều kiện CẦN: Cây số 3 đóng cửa biên trên/dưới của BB1, cây số 1, 2 phải đóng cửa phía trên biên giữa BBs.

Điều kiện ĐỦ: Cây số 1,2 cùng màu với số 3. Cây số 1,2 càng cách xa biên giữa càng tốt.
Hy vọng bài viết hữu ích cho anh em trader.

Xem thêm:

>> Sơ lược lý thuyết Gann trong trading - Phương pháp thất truyền (Phần 2)


Theo luckscout
Cảm ơn bạn nhiều nhé, bài viết rất bổ ích cho những người mới như mình
 
Cám ơn bác @The Blade rất nhiều!

Nhân đây em cũng muốn viết code để lọc các cp đáp ứng được yêu cầu cần mà bác đưa ra, nhờ bác và mọi người sửa thêm cho hoàn thiện:

DK1 = C > BBandTop (C, 20, 1); Giá đóng cửa hôm nay (nến 3) trên BB1
DK2 = C > Ref (C, -1);
DK3 = C > Ref (C,-2);
Hai điều kiện này để đảm bảo giá đóng cửa hôm nay cao hơn 2 hôm trước đó. (Nến 3 > nến1 , 2)
DK4 = Ref (C, -1) < BBandTop (Ref (C, -1), 20, 1);
Giá đóng cửa hôm trc (nến 2) dưới biên trên BB1
DK5 = Ref (C, -2) < BBandTop (Ref (C, -2), 20, 1);
Giá đóng cửa của 2 hôm trc (nến 1) dưới biên trên BB1
Giá đóng cửa hôm trc đó dưới biên trên BB1

DK6 = Ref (C, -1) > BBandBot (Ref (C, -1), 20, 1);
Giá đóng cửa nến 2 trên biên dưới BB1
DK7 = Ref (C, -2) > BBandBot (Ref (C, -2), 20, 1);
Giá đóng cửa nến 1 trên biên dưới BB1

Có thể thêm các điều kiện khác để đảm bảo nến 1, nến 2 không cách xa quá biên trên BB1 như:

Ref (C, -1) > BBandTop (Ref (C, -1), 20, 1) *0.97;
Nến 2 dưới biên trên BB1 nhưng không cách quá 3%...
 
Cám ơn bác @The Blade rất nhiều!

Nhân đây em cũng muốn viết code để lọc các cp đáp ứng được yêu cầu cần mà bác đưa ra, nhờ bác và mọi người sửa thêm cho hoàn thiện:

DK1 = C > BBandTop (C, 20, 1); Giá đóng cửa hôm nay (nến 3) trên BB1
DK2 = C > Ref (C, -1);
DK3 = C > Ref (C,-2);
Hai điều kiện này để đảm bảo giá đóng cửa hôm nay cao hơn 2 hôm trước đó. (Nến 3 > nến1 , 2)
DK4 = Ref (C, -1) < BBandTop (Ref (C, -1), 20, 1);
Giá đóng cửa hôm trc (nến 2) dưới biên trên BB1
DK5 = Ref (C, -2) < BBandTop (Ref (C, -2), 20, 1);
Giá đóng cửa của 2 hôm trc (nến 1) dưới biên trên BB1
Giá đóng cửa hôm trc đó dưới biên trên BB1

DK6 = Ref (C, -1) > BBandBot (Ref (C, -1), 20, 1);
Giá đóng cửa nến 2 trên biên dưới BB1
DK7 = Ref (C, -2) > BBandBot (Ref (C, -2), 20, 1);
Giá đóng cửa nến 1 trên biên dưới BB1

Có thể thêm các điều kiện khác để đảm bảo nến 1, nến 2 không cách xa quá biên trên BB1 như:

Ref (C, -1) > BBandTop (Ref (C, -1), 20, 1) *0.97;
Nến 2 dưới biên trên BB1 nhưng không cách quá 3%...

Bác làm luôn cái file cho anh em chạy thử, chứ ghi vầy anh em khó chê bai bác lắm.
 
minh thường nghe nói đến thuật ngữ "chu kỳ đóng kén của BB" bạn có thể nói rõ cho mình hiểu hơn chút được không ? Cám ơn bạn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên