Martin Pring On Price Pattern- Phần 4- Trendlines

Martin Pring On Price Pattern- Phần 4- Trendlines

Martin Pring On Price Pattern- Phần 4- Trendlines

Hunter287

Active Member
310
1,231
Hàng mới về rồi nha anh em. Cảm ơn anh em đã ủng hộ. Chúc anh em đọc sách hiệu quả. Nhớ là phải đọc nhé, đừng tải về để đó là lại tiếp tục bị thị trường cho ăn hành đấy nhé.

Trendlines
Đường xu hướng có lẽ là công cụ đơn giản nhất trong kho vũ khí kĩ thuật của chúng ta và được cho là 1 trong những cách hiệu quả nhất. Do việc xây dựng gần như tất cả các mẫu hình giá đòi hỏi phải sử dụng các đường xu hướng, nên khái niệm này là một khối xây dựng cơ bản của việc nhận dạng và giải thích các mẫu hình giá. Trong chương này, chúng ta sẽ mô tả các đặc điểm của đường xu hướng và giải thích tầm quan trọng của các đường riêng lẻ có thể được xác định. Đường xu hướng là 1 đường thẳng nối 1 loạt các đáy tăng dần trong thị trường tăng giá hoặc nối 1 loạt các đỉnh giảm dần trong thị trường giảm giá. Những đường xu hướng nối các đáy được gọi là đường xu hướng tăng và ngược lại, những đường xu hướng nối các đỉnh được gọi là đường xu hướng giảm. Thông thường, đường xu hướng giảm được xây dựng bằng cách nối đỉnh cuối cùng với đỉnh đầu tiên, như hình 4.1. Khi giá phá vỡ lên trên đường xu hướng, sẽ đưa ra 1 tín hiệu cho việc thay đổi xu hướng. Điều ngược lại cũng tương tự cho đường xu hướng tăng.
alh6_googleusercontent_com_w_zPBJTdmJvYbBUKNVpCE1Shq9ZME_Y0pPs27961012b716cd2c0c2cb1bf84f45443.png


Đường xu hướng nên được vẽ như thế nào?

Để trở thành 1 đường xu hướng thực sự, 1 đường xu hướng phải kết nối hai hoặc nhiều đỉnh (hoặc đáy). Nếu không thì nó sẽ trở nên vô nghĩa. Bạn sẽ thường thấy mọi người vẽ các đường chỉ chạm vào 1 điểm, như hình 4.2, hoặc thậm chí không có điểm nào như hình 4.3. Những đường như vậy thật sự không có ý nghĩa gì cả, và thậm chí còn tồi tệ hơn là việc không vẽ gì cả. Bởi vì chúng đơn giản chỉ là xuất hiện trên biểu đồ, những đường như vậy mang lại cho người quan sát ấn tượng rằng chúng thật sự có một số ý nghĩa. Đây là 1 điểm cơ bản quan trọng bởi vì 1 đường xu hướng thật sự là đại diện cho 1 xu hướng cơ bản. Do đó, nếu một đường chỉ chạm vào một điểm, thì đó không thể là một đường xu hướng thực sự.
alh6_googleusercontent_com__qG9VHt9Nl7x7Lj6bJQUbT3kV_SIHES7EQC618c7efac73100aababb32a13ca5a131.png

alh4_googleusercontent_com_rd3D4DI2k5eX3pKGBVT9iaZjDPbCgDhqZ6ja9c9a50b8795d853840ee8ec9d8cdf30.png


Một đường xu hướng tăng lí tưởng phải được xây dựng bằng cách kết nối đáy cuối cùng với đáy đầu tiên sau đợt tăng giá đầu tiên, như đường AD trong hình 4.4. Đây được gọi là đường xu hướng chính. Trong trường hợp của xu hướng chính ( ý đang nói đến xu hướng chính ở chương 2), thì đây sẽ là đáy của thị trường gấu và đáy trung hạn đầu tiên. Ví dụ ở đây cho thấy 1 góc tăng khá nông.( Chú thích: Giá tăng mạnh sau khi phá đỉnh đầu tiên và không quay lại đường xu hướng trong những lần sau đó)
alh6_googleusercontent_com_I5ttRotiNOVdgvoC1TfQ63wV_qIEqQoRy0m7f2d91fd40c68fc1b65f7edc72cbb97e.png

Trong những tình huống như vậy, tốt hơn là vẽ lại đường xu hướng khi giá di chuyển đi lên. Trong hình 4.4, 1 đường mới vẽ là đường BC, rõ ràng đường này phản ánh tốt hơn về xu hướng cơ bản hiện tại. Đây được gọi là đường xu hướng thứ cấp. Đường xu hướng giảm được xây dựng bằng cách sử dụng các nguyên tắc tương tự, nhưng ngược lại.

Vì các xu hướng có thể đi ngang, do đó các đường xu hướng cũng có thể được vẽ theo chiều ngang. Đây thường là trường hợp khi chúng ta xây dựng các mô hình giá như việc vẽ đường viền cổ ( Neck line) của mô hình Vai Đầu Vai, hoặc đường biên trên và biên dưới của mô hình Hình Chữ Nhật ( sẽ được mô tả cụ thể ở các chương sau). Trong trường hợp của mô hình giá, sự xuyên qua các đường này thường cảnh báo về sự thay đổi trong xu hướng, cũng như việc vi phạm các đường xu hướng tăng hoặc giảm.


Biểu đồ Bar, Biểu đồ Line hay biểu đồ chỉ với giá đóng cửa

Một số biểu đồ được vẽ dưới dạng biểu đồ thanh( Bar Chart) và 1 số khác dưới dạng biểu đồ đường ( Line Chart). Câu hỏi được đặt ra là: “ Loại biểu đồ nào nên được dùng cho mục đích phân tích đường xu hướng?”.Trong hầu hết các trường hợp, biểu đồ thanh cung cấp các tín hiệu kịp thời hơn, cho dù tín hiệu đó có là 1 “ Tiến trình Đỉnh và đáy” ( chương trước mình ghi là Cấu trúc, nay sửa lại cho sát nghĩa), 1 mô hình giá hoàn chỉnh hay 1 sự vi phạm đường xu hướng. Với các biểu đồ ngày hoặc biểu đồ tuần truyền thống, giá đóng cửa là rất quan trọng. Điều này đã trở thành một yếu tố ít quan trọng hơn ở một số thị trường, vì họ giao dịch trong 24 giờ từ Chủ nhật đến Thứ Sáu. (Tuy nhiên, vì tất cả các thị trường đều đóng cửa vào cuối tuần, nên giá đóng cửa của Thứ 6 vẫn tiếp tục duy trì tầm quan trọng của nó.) Mặc dù vậy, phần lớn giá đóng cửa vẫn quan trọng hơn so với giá cao và giá thấp. Ngoài ra, vì có nhiều sự khích động đối với các tin tức trong ngày, mức cao và mức thấp thường đại diện cho các điểm ngẫu nhiên trên biểu đồ. Vì lí do này, nên xây dựng đường xu hướng bằng các dữ liệu giá đóng cửa. Tôi sẽ không nói rằng điều này luôn luôn đúng bởi vì một số đường xu hướng của biểu đồ thanh có ý nghĩa lớn hơn so với biểu đồ chỉ với giá đóng cửa, dựa trên các quy tắc xác định ý nghĩa mô hình sẽ được mô tả ở phần sau của chương này. Vì vậy, việc áp dụng các quy tắc chung cũng như các quy tắc kĩ thuật là rất quan trọng. Câu hỏi bạn nên liên tục đặt ra là: “ Đường xu hướng nào mới là đường thực sự phản ánh xu hướng cơ bản”. ( Ý tác giả muốn nói là: Đường Trendline nào chúng ta vẽ mới là đường phản ánh đúng xu hướng hiện tại của thị trường).


Việc phá vỡ đường xu hướng có đưa ra tín hiệu đảo chiều hay chỉ là vùng củng cố

Việc hoàn thành mô hình giá có thể biểu thị sự đảo chiều trong xu hướng trước đó,được gọi là mô hình đảo chiều; hoặc sự quay trở lại của xu hướng trước đó, được gọi là mô hình củng cố hay mô hình tiếp diễn. Tương tự, sự xuyên qua 1 đường xu hướng sẽ dẫn đến sự đảo ngược của xu hướng đó hoặc sự tiếp diễn của nó. Hình 4.5 miêu tả điều này từ quan điểm của 1 xu hướng tăng. Trong trường hợp này, đường xu hướng kết nối một loạt các đáy cuối cùng cũng bị xuyên qua. Đỉnh thứ 4 đại diện cho đỉnh cao nhất của xu hướng tăng, do đó, việc xuyên qua đường xu hướng theo hướng đi xuống báo hiệu 1 động thái trong hành động của phe gấu đang được diễn ra.
alh6_googleusercontent_com_0fOBBBfcYx0jRs9ksTKm9vLVlsAEl9RdDgRe961a12cd90109e36729d44e2ca1ea17.png

alh4_googleusercontent_com_EyhuYwE7_t_b2_NjNONlkBiKe5DSrOB14xSe5b4b71ff422fbe0be1af4a92ef89c7b.png

Xu hướng tăng và sự vi phạm đường xu hướng trong hình 4.6 là giống hệt như hình 4.5, tuy nhiên tín hiệu cảnh báo lúc này là hoàn toàn khác nhau. Điều này là do sự vi phạm đường xu hướng dẫn tới việc tiếp diễn xu hướng đó, nhưng với 1 nhịp độ giảm đáng kể. Giá củng cố trong 1 vùng giao dịch trước khi đảo chiều. Điều này thể hiện trong hình 4.7. Do đó, bất cứ khi nào đường xu hướng bị vi phạm, khả năng cao xu hướng đã bị thay đổi. Sự thay đổi đó có thể là 1 sự đảo chiều hoặc 1 vùng Sideway.
alh4_googleusercontent_com_2jrAztqMqE7uqaSDKXu0S3oxcGNgqYqjdYQ7d12b1164fbc7dfdbb1ad89653e24385.png


Trong hầu hết các trường hợp, thật không may là không có cách nào để nói rằng tại thời điểm đường xu hướng bị vi phạm, giá sẽ đi theo hướng nào. Một manh mối có thể được chỉ ra bởi sự tăng hay giảm góc của đường xu hướng. Vì các đường xu hướng dốc kém bền vững hơn,do đó sự vi phạm chúng thường có chiều hướng tạo nên các vùng củng cố hơn là 1 sự đảo chiều. Những manh mối có giá trị có thể được lượm lặt bằng cách đánh giá sức mạnh cấu trúc của tổng thể thị trường. Ngoài ra, sự vi phạm đường xu hướng có thể xảy ra tại thời điểm hoặc ngay trước khi hoàn thành mô hình giá đảo chiều.

Một loạt các đỉnh và đáy tăng dần đi kèm với khối lượng giảm dần là 1 dấu hiệu cho thấy sự tăng giá sắp kết thúc. ( vì khối lượng không còn đi theo xu hướng). Trong tình huống này, sự vi phạm đường xu hướng có ý nghĩa lớn hơn nếu khối lượng tiếp tục được mở rộng với mỗi đợt tăng tiếp theo. Không nhất thiết là mỗi lần vi phạm đường xu hướng phải đi kèm với khối lượng lớn, nhưng 1 sự vi phạm đường xu hướng đi kèm với khối lượng lớn nhấn mạnh rằng xu hướng giảm đang mạnh hơn bởi vì sự chuyển đổi cân bằng cung cầu lúc này đang thiên về người bán.

Đường xu hướng mở rộng

Hầu hết mọi người quan sát sự vi phạm đường xu hướng, cho rằng chúng đã bị thay đổi và quên đi đường xu hướng này. Điều này là 1 sai lầm bởi vì đường xu hướng mở rộng có thể trở nên quan trọng như chính đường xu hướng bị vi phạm.

Ví dụ, nếu 1 đường xu hướng tăng bị phá vỡ, giá thường trở lại đường xu hướng mở rộng. Điều này được gọi là 1 hành động ném trở lại. Hình 4-8 cho thấy một đường xu hướng đảo ngược vai trò trước đó của nó là hỗ trợ khi di chuyển ngược lại biến nó thành một vùng kháng cự. Hình 4-9 cho thấy tình trạng tương tự đối với một thị trường đang giảm giá.
alh5_googleusercontent_com_ONan6z6B_3w6WCmZoEhvNS4df8QLz_jHOexcf043b58f4d171aec36658e993ef6279.png

alh5_googleusercontent_com_ZZ7lJWtndbgDSj6LMqAdHDiNGU3AbcqpbOq6053ecc5653b0b5765239c8416643bf3.png


Ví dụ, Biểu đồ 4-1 cho thấy sự phá vỡ xu hướng tăng đối với lợi suất trái phiếu 20 năm của chính phủ Hoa Kỳ. Sự vi phạm đường xu hướng tương đối dốc này được theo sau bởi một sự suy giảm nhỏ. Tuy nhiên, đỉnh cao được tạo ra năm 1984 đã bị giảm trở lại bởi đường xu hướng mở rộng, đảo ngược vai trò của nó và được chứng minh là kháng cự mạnh.

alh3_googleusercontent_com_627wYVp0UKLBLRRqggredg7aD_kstkkD3xG2484613b4c882adc6882b8e1b7a5b178.png


Biểu đồ 4-2 cho thấy ý tưởng tương tự, nhưng đối với xu hướng giảm đối với Eurodollar. Trong trường hợp này, nó đã bị vi phạm vào năm 1987. Sau đó, đường xu hướng mở rộng đã được chứng minh là hỗ trợ cho sự suy giảm năm 1993.
alh5_googleusercontent_com_avEn5Ld6x8SphewHrdCxZLmHm6fwbkoEf0L6d7393c31d052f4a853cd783985b1698.png



Tầm quan trọng của đường xu hướng

Điều này đã được chứng minh rằng sự phá vỡ xu hướng được gây ra bởi sự vi phạm 1 đường xu hướng dẫn đến sự đảo ngược của xu hướng hoặc làm chậm tốc độ của xu hướng. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể xác định được giá sẽ đi hướng nào sau khi phá vỡ, nhưng điều quan trọng vẫn là phải tìm hiểu tầm quan trọng của việc vi phạm đường xu hướng; các hướng dẫn được mô tả sau đây sẽ giúp đánh giá điều này. Về cơ bản, việc đánh giá này phụ thuộc vào 3 yếu tố: độ dài của đường xu hướng, số lần nó được chạm vào và góc tăng giảm của nó. Bây giờ cùng nhau xem xét lần lượt từng điều trên.
  1. Độ dài của đường xu hướng
Đường xu hướng đo lường một xu hướng, do đó đường càng dài thì xu hướng càng dài và đường xu hướng càng có ý nghĩa.Nếu một loạt các đáy tăng dần xuất hiện trong khoảng thời gian từ ba đến bốn tuần, thì đường xu hướng chỉ có tầm quan trọng nhỏ.Tuy nhiên, nếu xu hướng kéo dài từ một đến ba năm, thì sự vi phạm đường xu hướng sẽ đánh dấu 1 điểm quan trọng. Chỉ cần nhớ, xu hướng lớn dẫn đến tín hiệu lớn và ngược lại.

2.Số lần đường xu hướng được chạm

Giá trị của đường xu hướng xuất phát từ số lần nó được chạm hay tiếp cận, số càng lớn thì ý nghĩa của nó càng lớn. Điều này là do đường xu hướng biểu hiện một vùng hỗ trợ kháng cự động. Mỗi lần giá tiếp cận đường này đóng góp vào tầm quan trọng của vùng hỗ trợ kháng cự,và vì vậy phản ánh đúng xu hướng cơ bản. Chỉ cần nhớ rằng một hành vi giá gần với đường xu hướng ( 1 sự tiếp cận) cũng quan trọng như 1 cú chạm thực sự vào đường xu hướng, bởi vì nó phản ánh tầm quan trọng của đường này như 1 vùng Hỗ trợ kháng cự.

Ngoài ra, nếu 1 đường xu hướng chứng minh được giá trị của nó, từ những lần giá chạm hay tiếp cận tới nó, thì đường xu hướng mở rộng của nó cũng có giá trị tương tự, nhưng với quan điểm ngược lại. Điều này là do các đường xu hướng mở rộng đảo ngược vai trò hỗ trợ kháng cự của chúng. Ví dụ, nếu đường xu hướng tăng bị phá vỡ, và giá đang ở dưới đường này. Bất kỳ sự tăng giá nào cũng sẽ tìm thấy 1 vùng kháng cự tại đường xu hướng, điều mà trước đó nó đã là 1 vùng hỗ trợ.

3.Góc tăng giảm của đường xu hướng

Một đường xu hướng với độ dốc lớn, được thể hiện bởi đường nét đứt AB trong hình 4.10, rất khó duy trì và có thể bị phá vỡ khá dễ dàng, ngay cả với 1 dịch chuyển Sideway nhỏ. Do đó, cần phải vẽ 1 đường có góc nhỏ hơn. ( AC). Tất cả các xu hướng cuối cùng cũng sẽ bị phá vỡ, nhưng những xu hướng có độ dốc lớn có khả năng bị phá vỡ nhanh hơn. Việc phá vỡ 1 xu hướng có độ dốc lớn không có ý nghĩa như việc phá vỡ 1 xu hướng có độ dốc nhỏ hơn. Sự phá vỡ 1 xu hướng có độ dốc lớn thường dẫn đến 1 đợt điều chỉnh ngắn, sau đó xu hướng vẫn tiếp diễn nhưng với tốc độ giảm đáng kể và bền vững hơn. Thông thường, sự phá vỡ 1 xu hướng có độ dốc lớn thể hiện sự tiếp tục xu hướng chứ không phải là 1 sự phá vỡ đảo chiều.

alh3_googleusercontent_com_RwW4FpgFwe2gHT5w_53IfqVB2jvMBMp1dY7866ec25c34a4255b32bb8b323e44b543.png

Đo lường mục tiêu giá

Đường xu hướng có ý nghĩa đo lường khi chúng bị phá vỡ. Khoảng cách tối đa giữa giá và đường xu hướng có thể là mục tiêu giá tiềm năng tính từ điểm đường xu hướng bị phá vỡ. Hình 4.11.
alh3_googleusercontent_com_X2MIPV0FJkLoZ__MGuB7e91a4sXOmVTxBbya07175369c20b88bd782446cc51427df.png


Mục tiêu giá có lẽ là sai lệch. Mục tiêu giá thường đạt được khi sự vi phạm đường xu hướng trở thành đảo chiều, nhưng vì chúng thường đi xa hơn, do đó mục tiêu giá ở đây trở thành mục tiêu giá kì vọng tối thiểu. Một mục tiêu giá cho sự đảo chiều thể hiện ở hình 4.12.
alh6_googleusercontent_com_W_9JDZL2FGVG9PJjYVz8ABd8BbeeCfyNw1X4d03cb848e8349298e00ac64494026fd.png




Kênh xu hướng

Cho đến nay, chỉ có khả năng vẽ các đường xu hướng nối các đáy trong xu hướng tăng và nối các đỉnh trong xu hướng giảm là được kiểm tra. Một cách hữu ích hơn là vẽ 1 đường song song với đường xu hướng cơ bản đó, như hình 4.13.
alh6_googleusercontent_com_E8Fd774ToVDIlhKF32Dd0ovsjolYwppQsFk7718fd624ce41950811a35915300d569.png

Trong thị trường tăng giá, đường song song được biết đến như 1 đường “quay trở lại”,( tạm thời dịch là đường kênh giá để các bạn dễ hiểu) được nối bởi các đỉnh của các đợt tăng giá, và trong thị trường giảm giá, được nối bởi các đáy của các đợt giảm giá. ( hình 4.14) Vùng ở giữa 2 đường này được gọi là kênh xu hướng.
alh3_googleusercontent_com_4vR57g2WBbCq1HRtqE9XQMV_rziji3iD0IZ9c43ae996a74aa29f9624c9e42839cc3.png


Đường kênh giá thể hiện giá trị từ 2 quan điểm. Thứ 1, nó đại diện cho 1 vùng hỗ trợ kháng cự, tùy thuộc vào hướng của xu hướng. Thứ 2, và có lẽ quan trọng hơn, là sự vi phạm đường này biểu hiện 1 tín hiệu cho thấy rằng xu hướng sẽ tăng tốc hoặc 1 sự đảo chiều “ tạm thời” của xu hướng cơ bản.
alh5_googleusercontent_com_f3b6QIZWTAPsdGuA7grpPXrirNJTgCL7NkH67e12d1741af7985f022aaa42e1f440b.png

Trong hình 4.15, sự vi phạm đường kênh giá biểu thị rằng giá đang bắt đầu tăng tốc.


Sự kiệt sức

Mặt khác, nếu góc của kênh xu hướng dốc hơn nhiều, như trong hình 4.16, 4.17, việc vi phạm đường kênh giá thể hiện 1 sự kiệt sức. Sự thất bại trong việc giữ giá ở bên trên ( dưới) đường kênh giá báo hiệu 1 sự đảo chiều quan trọng trong xu hướng. Điều này thường xảy ra khi giá phá qua đường xu kênh giá với 1 khối lượng lớn.
alh5_googleusercontent_com_ux1gyeWhDMca02S4_uEvzDh_41a8GgOaEYDfb2261acf8f060ada2492f91dc8622a3.png

alh4_googleusercontent_com_MfMzMoE06CPwMbOvgRBzugg6fbHX6nB4hpDa8733d4d452310b5680526632351fe03.png


Hãy xem xét một tình huống trong đó 1 người đang cưa 1 miếng gỗ dày. Lúc đầu, các nét cưa chậm nhưng có chủ ý, nhưng dần dần người này nhận ra rằng việc này sẽ cần nhiều thời gian hơn, họ trở nên thất vọng và từ từ tăng tốc độ cưa lên. Cuối cùng, người này nỗ lực cưa 1 cách điên cuồng, nhưng buộc phải từ bỏ nhiệm vụ, ít nhất là tạm thời vì đã kiệt sức hoàn toàn. Các nguyên tắc tương tự vẫn đúng cho thị trường giảm giá. Trong trường hợp này, sự mở rộng khối lượng ở đáy thể hiện 1 điểm bán cực đỉnh. ( dạng như 1 điểm cực đỉnh). Theo nguyên tắc chung, 1 xu hướng càng dốc thì có nhiều khả năng sự phá vỡ sẽ trở thành 1 sự kiệt sức.

Sự kiệt sức cũng hình thành khi giá tăng tạm thời lên trên đường xu hướng giảm ( hay dưới đường xu hướng tăng), sau đó phá vỡ trở lại bên dưới ( bên trên). Trong trường hợp đường xu hướng giảm, tình huống này giống như ai đó nhảy lên và tạm thời xuyên qua trần nhà. Anh ta có thể kéo đầu qua tầng tiếp theo được 1 lúc, nhưng sau đó ngã lại sàn nhà bên dưới. Tại thời điểm này, anh ta đã sử dụng hết năng lượng dự phòng của mình trong nỗ lực di chuyển lên tầng tiếp theo và hoàn toàn kiệt sức. Trước khi anh ta có thể thực hiện một nỗ lực khác, anh ta sẽ cần một thời gian để có được năng lượng mới. Điều tương tự cũng đúng với giá, điều này tạo ra một nỗ lực để vượt lên trên đường xu hướng nhưng không thể duy trì sự bứt phá.

Sự phá vỡ tạm thời này thường chỉ ra rằng xu hướng thịnh hành còn đi xa hơn nữa. Nó cũng đặt ra một vấn đề nan giải liên quan đến cách xây dựng đường xu hướng. Ví dụ trong hình 4.18, chúng ta thấy 1 sự phá vỡ giả lên trên đường xu hướng AB. Bây giờ đường AB có nên bị loại bỏ, hay đỉnh cao của sự phá vỡ kiệt sức có nên được kết nối với các đỉnh để tạo nên đường xu hướng mới ( AC). Một mặt, đỉnh của sự phá vỡ về mặt kĩ thuật là nơi chính xác để vẽ đường xu hướng, nhưng đường xu hướng ban đầu sẽ phản ánh tốt hơn cho xu hướng cơ bản. Rốt cuộc, vào thời điểm tạo cú phá vỡ giả,nó đã được chạm tới 3 lần. Nếu vẽ 1 đường xu hướng mới chỉ để phản ánh cú phá vỡ giả vừa rồi, thì nó chỉ được chạm có 2 lần. Theo 1 nghĩa nào đó, cú phá vỡ giả này góp phần tăng thêm độ tin cậy cho đường xu hướng ban đầu, vì giá không thể giữ được vị thể ở trên đường xu hướng sau khi phá vỡ nó.
alh3_googleusercontent_com_yk_LK86AsCRI4rH2U4Oddca99aMCZYn29XB780fa957ff44fdf85fcece90dfeba5e9.png


Các nguyên tắc tương tự vẫn đúng cho 1 xu hướng tăng giá. Khi bạn nghĩ về nó, 1 cú phá vỡ giả góp phần tăng độ tin cậy cho đường xu hướng. Điều này là do giá có thể vi phạm đường xu hướng, nhưng đường này có giá trị như 1 vùng hỗ trợ kháng cự, mà giá không thể giữ được sau khi phá vỡ. Do đó, khi giá thể hiện 1 cú phá vỡ hợp lệ, tín hiệu đó sẽ mạnh hơn rất nhiều. Biểu đồ 4.7 cho thấy 1 sự phá vỡ giả theo hướng xuống của Microsoft vào năm 1998.
alh3_googleusercontent_com_xl2gIU5LrH5mf3RTdPCW2xMItATGa7VK_Z2b3a543a1fbaff3b52882eed13434a448.png



Tổng kết

  • Đường xu hướng là một công cụ dễ hiểu, nhưng nên thử nghiệm và thực hành đủ cho đến khi thông thạo được nó.
  • Sự phá vỡ đường xu hướng báo hiệu 1 sự gián đoạn hoặc 1 sự đảo chiều của xu hướng hiện tại. Cần phải tham khảo các bằng chứng kĩ thuật khác để xác định cái nào đang diễn ra.
  • Tầm quan trọng của 1 đường xu hướng thể hiện ở độ dài của đường xu hướng, số lần nó được chạm hay tiếp cận, và độ dốc của nó.
  • Một đường xu hướng tốt phản ánh 1 xu hướng cơ bản và thể hiện vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.
  • Đường xu hướng mở rộng đảo ngược vai trò hỗ trợ kháng cự trước đó và không nên bỏ qua nó.
  • Sự phá vỡ kiệt sức ( phá vỡ giả) thường kéo theo các chuyển động mạnh mẽ theo hướng ngược lại với hướng của sự phá vỡ. Nó còn tăng cường ý nghĩa của một đường xu hướng.
 

Đính kèm

  • 4. TrendLines.pdf
    824 KB · Xem: 335

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 180 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 576 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 327 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,726 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,316 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 417 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên