Mastering the trade - John Carter (Phần 15) Điều quan trọng nhất trong tâm lý giao dịch

Mastering the trade - John Carter (Phần 15) Điều quan trọng nhất trong tâm lý giao dịch

Mastering the trade - John Carter (Phần 15) Điều quan trọng nhất trong tâm lý giao dịch

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
KHI GIAO DỊCH VÀ ĐẦU TƯ, ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT CẦN GIỮ TRONG TÂM TRÍ.

Mối quan hệ giữa trader và market giống như 1 điệu nhảy, và tốt nhất là hãy để thị trường dẫn dắt. Điều quan trọng là không bước vào thị trường với 1 tâm thế bullish hay bearish quá mức. Càng đặt niềm tin lớn vào 1 ý tưởng, càng dễ bị đẩy sang phía thua cuộc. Trong chương tới tôi sẽ nói về cách để đọc market kỹ hơn. Thay vì khởi đầu với tâm lí bò hay gấu, tôi chỉ đóng vai trò 1 người thích quan sát. “Tín hiệu màn hình” là điều mà tôi chú ý kĩ và cho tôi 1 dự báo về 1 con đường thuận lợi nhất. Chừng nào chúng tôi còn nhảy với nhau, tôi muốn biết khi nào thì bạn nhảy sắp đẩy tôi ra.

Thực tế là thị trường giao dịch di chuyển theo các vòng lặp (circle, nhưng mình nghĩ loop thì chính xác hơn). Những nghiên cứu trong quá khứ của tôi đóng vai trò quan trọng ở đây. Tôi có thể thấy rõ rằng từ khi nền văn minh hiện đại bắt đầu, thế giới đã trải qua một số các sự kiện tương tự lặp đi lặp lại, tất cả bị điều khiển bới các quyết định của con người. Cái nhìn này thực sự thay đổi sự chú ý của tôi và cách tôi tìm kiếm cơ hội trên market. Tôi ngừng tìm kiếm 1 chỉ bảo tuyệt vời và bắt đầu tìm kiếm các mô hình lập lại của market dựa trên bản chất tự nhiên của con người.

Một quyển sách tuyệt vời nằm trong chủ đề này là “Cuộc sống bí mật của giới Bất động sản và Ngân hang” của Phillip J.Anderson. Cái tiêu đề khô khan không phản ánh nội dung cuốn sách. Nó tuyệt vời và rất hấp dẫn, và tác giả có niềm đam mê đặc biệt về chủ đề của ông. Với những câu chuyện và ví dụ tuyệt vời, ông ấy ghi lại cách mà 1 chu kì giá nhà đã lặp lại theo chu kì 18 năm 1 lần kể từ khi Hoa Kì được thành lập, và đạt đỉnh vào đúng năm 2008. Điều thú vị là hành động của các nhà đầu tư, chủ nhà băng và các chính trị gia, tất cả những người này phản ứng với sự biến động của giá nhà giống hệt nhau ở mỗi chu kỳ trong tổng số 22 chu kỳ này. Nói cách khác, không thứ gì trong số những thứ vớ vẩn phát trên TV hàng ngày là tin tức mới. Chính trị gia, ngân hàng, giới đầu tư đều đang sống lại cuộc sống đã được dự đoán trước, vòng lặp 18 năm.
Điều này rất có giá trị khi bạn bước vào lĩnh vực đầu tư bất động sản – không cần quan tâm đến những tin tức mới.
Và có 1 câu nói nhỏ mà tôi luôn thích ghi nhớ, gọi là “kỉ luật trước tầm nhìn”, điều mà tôi lần đầu nghe từ Peter Boris, trưởng nhóm nghiên cứu của Paul Tudor Jones. Tôi có thể nghĩ rằng thị trường sẽ tan vỡ hôm nay, nhưng tôi vẫn phải dừng các hoạt động trong trường hợp tôi sai. Viễn ảnh về việc bán khống trong 1 cú sập là cảm giác dễ chịu, và ý nghĩ về việc 1 cú biến động lớn khiến trader làm những điều ngu ngốc, như gấp đôi khối lượng và nhồi thêm các lệnh thua lỗ (trung bình giá đó). trader sống để chiến đấu vào 1 ngày khác. Trong suốt 2 năm 2004 và 2005, tôi nghe nhiều trader nói việc “duy trì lệnh cho đến khi có các cuộc tấn công tiếp theo”. Sau sự kiện 11 tháng 9, họ thấy rằng cuộc tấn công ảnh hưởng đến thị trường như thế nào và vào lệnh và ngồi chờ 1 cuộc tấn công tiếp theo.(Vâng đó là 1 cách nhìn kinh khủng về 1 thảm họa, nhưng đó là cách 1 trader suy nghĩ. Nếu có 1 cơn bão ở Florida, sau đó là thời gian đi mua gỗ dài vì họ sẽ chuẩn bị xây dựng lại rất nhiều nhà mới). Điều buồn cười là tầm nhìn cho 1 vụ tai nạn hoàn toàn che mờ nhận định của họ. Điều duy nhất thị trường ghét là sự ko chắc chắn. Sự kiện 11 tháng 9 là việc ngoài mong đợi, và thị trường bị đổ gục. Tuy nhiên, hoạt động khủng bố hiện tại là rõ ràng, nó không còn là 1 sự kiện ngoài mong đợi nữa, và do đó thị trường đã phản ánh vào giá các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai (chỗ này thì ko đồng ý lắm, thị trường chỉ mới phản ánh nỗi lo sợ khủng bố chứ chưa phản ánh thực tế 1 vụ khủng bố mới, nếu có 1 vụ trong tương lai thì vẫn sẽ tác động vào thị trường, chỉ không quá mạnh như vụ đầu tiên). Nghe điên rồ? Ngày 7-7 năm 2005, người dân Mỹ thức dậy với tin London bị đánh bomb. Có thời điểm DJ giảm hơn 200 điểm trước khi thị trường mở cửa. Tất cả những người này đã bán mạnh. Thị trường hồi phục và đóng cửa cao hơn đầu ngày, và “những trader chờ đợi cho 1 thảm họa tiếp theo” bị dập mặt. Kỷ luật trước tầm nhìn.

Điều này cũng liên quan đến 1 trong những chủ đề chính của chương này : bạn muốn làm đúng hay muốn kiếm tiền? Chỉ cần nghỉ rằng nếu bạn giữ việc mua đáy vào những ngày sập sàn, bạn sẽ bị thổi bay.
Lí do khác cho việc dựa vào kỉ luật trước tầm nhìn là cổ phiếu hay 1 thị trường có thể di chuyển vì bất cứ lí do gì. Nó không cần phải logic hay hợp lý.Nó có thể là các sự kiện thế giới : chiến tranh Trung Đông, nền kinh tế châu Âu mong manh, hay các chính trị gia từ chối hợp tác với nhau. Nhưng nó có thể là vì 1 lí do nào đó khác hoàn toàn mà Maria Bartiromo không thể nói cho bạn, cũng không thể dự đoán và không thể mô tả.

Lấy ví dụ, một ngày khi tôi login vào tài khoản trade để chuẩn bị vài lệnh mua, tôi được bảo rằng sức mua của tôi đã cạn(hết margin). Tôi giữ bình tĩnh và lần theo các trạng thái lệnh, và tôi biết rằng mình vẫn còn nhiều margin. Tôi kiểm tra lịch sử, nghĩ rằng mình đã đúng. Nhưng những gì tôi thấy trên máy tính làm cạn sức mua của tôi là 60.000 cổ phiếu IAG và 1 cổ phiếu Gold. Tôi gọi để xác nhận và được báo rằng, vâng, tôi đã làm giao dịch đó. Nhưng tôi biết tôi không hề.
Sau đó tôi nhận 1 tin nhắn từ nhân viên mới tên Henry Gambell. Henry, người gần đây mở 1 tài khoản demo, nói với tôi rằng tài khoản “demo” của anh ấy đã tăng trưởng tốt với 60,000 cổ phiếu của IAG mà anh ý đã mua. Đùa à?
Tôi bắt đầu nhìn vào tất cả cổ phiếu vàng, mọi cái đều giảm trừ IAG (có lẽ IAG là 1 trong nhiều mã cổ phiếu liên quan đến Gold, không phải giá Gold chúng ta hay biết), cái mà tăng 50 cents.
Tôi nhìn vào thị trường, và không thể giải thích tại sao IAG tăng. Có tin gì chăng? Không hề
Rồi tôi mở chart 1 phút và thấy 1 lượng lớn giao dịch vào thời điểm mở cửa – với IAG. Henry, người nghĩ rằng anh ấy đã login vào tài khoản demo nhưng thực tế login vào tài khoản thật của tôi, đã mua 60,000 cổ phiếu IAG vào thời điểm mở cửa. Trong hôm này, tôi chắc rằng những người trade theo hệ thông “chiếc hộp đen” nhìn thấy “volumn spike” và bắt đầu mua cổ phiếu dựa trên “hoạt động bất thường”. Bằng 1 tay và hoàn toàn vô tình, Henry, một demo–trader 2 tuần, đã lái giá tăng cho IAG, trong khi tất cả các cổ phiếu Gold khác giảm. Tôi gọi Henry vào văn phòng và giải thích điều đã xảy ra. Anh ta nhanh chóng tái mét và căng thẳng. Tôi nói với anh ta cần xử lí lệnh đó ngay và thoát khỏi giao dịch. Anh ta bắt đầu bán 60.000 cổ phiếu trên thị trường, nhưng tôi ngăn lại. Tôi giải thích rằng cần phải chia nhỏ lệnh ra 1000 cổ phiếu mỗi thời điểm, đợi vài phút giữa mỗi lệnh. Anh ta làm điều đó trong giờ tiếp theo và thậm chí đóng toàn bộ lệnh với 1 khoản lời tốt, nó lớn hơn tiền lương của anh ta trong 1 năm.
Đó là 1 bài học hay cho tôi – canh chừng các tài khoản demo đăng nhập. Đó là bài học tốt cho Henry – thị trường di chuyển không hợp lí, vì vậy kiểm soát rủi ro của bạn trên mỗi giao dịch và mọi giao dịch.
Cho đến cuối ngày, anh ta hỏi, “Vậy tôi có được giữ chút lợi nhuận nào không?” Tôi đáp lại “Nếu mất 1 số tiền lớn, anh có thể giúp tôi lấy lại bất kì đồng tiền nào không?”. Tôi gọi đó là sự công bằng.
Vì thị trường di chuyển không hợp lý, mỗi người nên tập trung vào giới hạn rủi ro trên mỗi giao dịch, không bị ám ảnh lí do tại sao giá cổ phiếu lại tăng hay giảm. Nó cũng quan trọng khi nhớ rằng không cần lãng phí nhiều năm tìm kiếm các hệ thống giao dịch phức tạp hay chén thánh tiếp theo. Có những set up đơn giản ngoài kia để sử dụng. Một số trader giỏi nhất tôi biết đã giao dịch 1 set up, trong 1 khung thời gian, trên cùng 1 thị trường suốt 20 năm. Họ không quan tâm bất cứ gì khác, và không muốn học thêm bất cứ thứ gì. Những hệ thống này làm việc cho họ, và họ trở thành bậc thầy đối với set up này. Họ không cần phải làm gì can thiệp vào hệ thống. Nếu set up không xuất hiện hôm đó, họ chỉ không giao dịch.
Một số trader thành công khác tôi biết học cách tự trừng phạt bản thân mỗi khi họ phá vỡ nguyên tắc stop loss. Một trader tôi biết sẽ nhảy vào bể bơi của anh ta ở Chicago .… vào tháng 1. Mất 2 lần, và kể từ đó anh ta không phá vỡ kỉ luật bản thân nữa. Một trader khác viết 1 tấm séc tới 1 tổ chức từ thiện mà anh ta không hỗ trợ, trong trường hợp này là ACLU.
Khi Jesse Livermore trong hành trình kiếm tiền, 1 trong những câu trích dẫn ưa thích của ông ấy là “Nếu tôi mua 1 cổ phiếu và nó chống lại tôi, tôi sẽ bán nó ngay lập tức.Bạn không thể dừng lại và cố hình dung ra tại sao cổ phiếu lại chạy sai hướng. Thực tế là nó đang chạy sai hướng và đó là quá đủ lí do cho 1 người kinh nghiệm đóng lệnh.” Các khoản lỗ nhỏ tạo ra toàn bộ sự khác biệt, và traders phải học cách tự thưởng cho mình vì việc này.

Điều quan trọng cần nhớ là traders không giao dịch chứng khoán, futures, options..Traders giao dịch các trader khác. Luôn có 1 người hoặc 1 hệ thống khác ngoài đó ở phía đối lập với giao dịch của bạn. Một bên sẽ đúng và bên còn lại sai. Bất kì ai có tâm lí tốt hơn và hệ thống quản lý vốn tốt hơn tại giao dịch này sẽ giành chiến thắng. trader bên kia là 1 người nghiệp dư hay chuyên nghiệp? trader đó cũng nên hỏi điều tương tự về bạn. Lần tới khi bạn trở nên tham lam và đuổi theo 1 giao dịch, hãy nhớ rằng có 1 trader chuyên nghiệp ở nơi nào đó trên thế giới đã kiên nhẫn cho cơ hội này và đang ở phía đối diện.
Tôi tìm ra rằng bước quan trọng nhất để trở thành trader thành công chỉ là học cách chấp nhận thua lỗ mà không tức giận hay xấu hổ. Đó là 1 phần của trading, nó không phải chuyện lớn. Tôi bị thua lỗ mỗi ngày, tôi làm điều đó trước mặt mọi người suốt. Đó chỉ là 1 phần của hành trình. Okay, lệnh này hit stop. Tiếp tục.
Tôi thích nhân vật của Tom Hanks trong phim A League of Their Own, người đã hét vào nữ tuyển thủ và làm cô ta khóc. “Bạn khóc sao?” anh ta hỏi, bị sốc. “Không có nước mắt trong bóng chày!!”
Và cũng không có nước mắt trong trading, đừng ném cố cà phê của bạn vào tường hay hay gào thét vào màn hình. Thua lỗ và bỏ lỡ cơ hội là 1 phần của cuộc chơi. Vào 1 ngày, mọi thứ chỉ không đi cùng nhau, Nếu tôi sử dụng 1 set up và bị stop out 2 lần liên tiếp, tôi sẽ ngừng sử dụng set up đó trong hết ngày. Dù vì lí do gì, thì cũng không có sự hòa hợp giữa set up của tôi và thị trường trong ngày hôm đó. Không quan trọng. Cũng không cần cài đặt lại MACD. Đó chỉ là 1 phần của trading.

Điều quan trọng là có 2 bộ nguyên tắc cụ thể. Đầu tiên, cần có 1 hệ thống giao dịch. Với set up này, trader sẽ vào tất cả lệnh cùng lúc hay chia lẻ ra? Họ sẽ đóng lệnh từng phần hay đóng tất cả tại 1 mục tiêu cụ thể? Họ trail stop hay để mặc nó? Đâu là nơi đặt stop hợp lí với mục tiêu? Tất cả những điều đó cần được lên kế hoạch trước khi giao dịch thực hiện. Một khi giao dịch tiến hành, không có chỗ cho những suy nghĩ khác. Set up phải được thực hiện theo cùng 1 cách trong mọi lần, hoặc trader sẽ không bao giờ đánh giá được liệu set up đó có đang giúp họ hay hại họ trong trading. Không có quy trình đó, họ chỉ đang thực hiện các giao dịch loạn xạ và đó là các trader tệ hại.
Thứ hai là phải có 1 chiến lược quản lý vốn. Bao nhiêu cổ phiểu hay hợp đồng mà trader định đặt cho set up này? Bao nhiêu tiền mà trader sẵn sàng chịu rủi ro trong set up này? trong giai đoạn 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm? Sau khi trader làm việc này trong 1 thời gian, điều xảy ra là họ phát triển 1 thói quen tuân theo nguyên tắc và họ cuối cùng học được cách tin tưởng bản thân.
Mỗi khi trader học cách tin tưởng bản thân, họ có thể giải phóng trí óc họ để tập trung vào các cơ hội diễn ra trước mắt họ, thay vì bị bao bọc bởi bóng ma sợ hãi, thất vọng và nghi ngờ. Đây là khi mà trader học cách thoát ra khỏi 3 giai đoạn đầu tiên và bắt đầu thật sự có cơ hội làm việc này để kiếm sống. Việc chuyển đổi diễn ra bao gồm sự tập trung vào việc phát triển kỹ năng thay vì tập trung vào tiền. Và các kỹ năng sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc và có kỉ luật tuân theo set up. Đừng tập trung vào việc kiếm 1000$, đó là điều những kẻ nghiệp dư làm. Tập trung vào việc phát triển kĩ năng và thực hiện set up 1 cách giống nhau mỗi lần. Nói nghe đơn giản, nhưng tôi làm việc với đủ nhiều trader để biết hầu hết số họ không thể làm điều đó trong 1 khoảng thời gian dài. Họ thiếu kiên nhẫn và không muốn bỏ lỡ 1 cơ hội hành động, nên họ nhảy vào đuổi theo các giao dịch khi chưa có set up rõ ràng. Mỗi khi họ làm điều đó, họ trở lại là 1 kẻ nghiệp dư.

Phần lớn công việc trading liên quan đến việc chờ đợi. Đầu tiên nó liên quan đến chờ đợi để có 1 set up. Mỗi khi set up xuất hiện, sau đó trader chuyên nghiệp thực hiện mà không do dự. Kỹ năng đến khi bạn chờ đợi cho tới khi có set up và không nhảy vào 1 cú trade tầm bậy. Sau đó, mỗi khi ở trong 1 set up, trader phải có kỉ luật để chờ đợi cho đến khi có tín hiệu nhảy ra, không chui vào hang và bỏ cuộc săn quá sớm. Chờ đợi là điều khó làm nhất đối với nhiều trader, nhưng sự chờ đợi chính là điều phân biệt giữa người thắng và kẻ thua. Thâm chí đối với 1 day trade, có thể mất hàng giờ để 1 set up xảy ra hay lệnh được chốt lời. Và đó là toàn bộ vấn đề: hãy kiên nhẫn chờ đợi, kẻ đuổi theo 4 con thỏ sẽ không bắt được con nào.
Ngoài ra, điều quan trọng là nhận ra rằng trader chuyên nghiệp không nhảy vào mọi sự di chuyển. Mọi thứ vẫn sẽ ổn khi mà thị trường rời khỏi nhà ga mà không có bạn. Bắt lấy mọi di chuyển là điều bất khả thi, nhưng theo đuổi mọi di chuyển là điều 1 người nghiệp dư làm. Đó là lí do tại sao bắt buộc phải có 1 bộ quy tắc để tuân theo cho cả lúc vào và ra, không như việc dựa vào cảm xúc từ gan ruột để quản lí trạng thái. Phát triển 1 bộ quy tắc và có kỉ luật để tuân theo chúng, chúng tồn tại để bảo vệ bạn.
Với tôi, điều khác biệt lớn nhất xảy ra khi tôi học cách phớt lờ bộ não và tập trung vào các set up tốt, thuận tay. Sau khi tôi học được các set up, thử thách tiếp theo là có kỉ luật để tuân theo chúng theo cùng 1 cách mỗi lần. Không suy nghĩ, không lăn tăn. Tôi thực hiện điều này bằng cách ghi lại hoạt động giao dịch và chấm điểm cho mỗi khi thực hiện giao dịch, thay vì tập trung vào số tiền tôi kiếm được hoặc mất. Trong khi tập trung vào lời/lỗ tự động tạo ra những thói quen xấu tiêm nhiễm nhiều trader, việc thực hiện set up cơ bản sẽ khuyến khích những thói quen đưa trader tới miền đất của lợi nhuận ổn định.

Kết lại, các trader chuyên nghiệp tập trung vào giới hạn rủi ro và bảo vệ vốn. Các trader nghiệp dư tập trung vào bao nhiêu tiền họ kiếm được mỗi giao dịch. trader chuyên nghiệp luôn lấy tiền từ kẻ nghiệp dư. Trader nghiệp dư bắt đầu trở nên chuyên nghiệp 1 khi họ ngừng tìm kiếm 1 siêu chỉ báo (chén thánh) và bắt đầu kiểm soát rủi ro của họ trên mỗi giao dịch.

- Người dịch @forex_vn -
Mình ngừng tìm chén thánh rồi nên chắc sắp chuyên nghiệp :D
Nói thế chứ giữa biết và làm được còn cần quá trình rèn luyện lâu dài... haiz
Phần này thích nhất câu: không có nước mắt trong trading !!!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Tại sao lại không còn nhiều ý nghĩ vậy bác :D
5 năm là thời gian cần thiết để trải nghiệm hầu hết mọi thứ trong trading, sau đó như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng mỗi người nên thời gian dài ngắn nó không còn phản ánh chính xác khả năng mỗi người.
 
KHI GIAO DỊCH VÀ ĐẦU TƯ, ĐIỀU GÌ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT CẦN GIỮ TRONG TÂM TRÍ.

Mối quan hệ giữa trader và market giống như 1 điệu nhảy, và tốt nhất là hãy để thị trường dẫn dắt. Điều quan trọng là không bước vào thị trường với 1 tâm thế bullish hay bearish quá mức. Càng đặt niềm tin lớn vào 1 ý tưởng, càng dễ bị đẩy sang phía thua cuộc. Trong chương tới tôi sẽ nói về cách để đọc market kỹ hơn. Thay vì khởi đầu với tâm lí bò hay gấu, tôi chỉ đóng vai trò 1 người thích quan sát. “Tín hiệu màn hình” là điều mà tôi chú ý kĩ và cho tôi 1 dự báo về 1 con đường thuận lợi nhất. Chừng nào chúng tôi còn nhảy với nhau, tôi muốn biết khi nào thì bạn nhảy sắp đẩy tôi ra.

Thực tế là thị trường giao dịch di chuyển theo các vòng lặp (circle, nhưng mình nghĩ loop thì chính xác hơn). Những nghiên cứu trong quá khứ của tôi đóng vai trò quan trọng ở đây. Tôi có thể thấy rõ rằng từ khi nền văn minh hiện đại bắt đầu, thế giới đã trải qua một số các sự kiện tương tự lặp đi lặp lại, tất cả bị điều khiển bới các quyết định của con người. Cái nhìn này thực sự thay đổi sự chú ý của tôi và cách tôi tìm kiếm cơ hội trên market. Tôi ngừng tìm kiếm 1 chỉ bảo tuyệt vời và bắt đầu tìm kiếm các mô hình lập lại của market dựa trên bản chất tự nhiên của con người.

Một quyển sách tuyệt vời nằm trong chủ đề này là “Cuộc sống bí mật của giới Bất động sản và Ngân hang” của Phillip J.Anderson. Cái tiêu đề khô khan không phản ánh nội dung cuốn sách. Nó tuyệt vời và rất hấp dẫn, và tác giả có niềm đam mê đặc biệt về chủ đề của ông. Với những câu chuyện và ví dụ tuyệt vời, ông ấy ghi lại cách mà 1 chu kì giá nhà đã lặp lại theo chu kì 18 năm 1 lần kể từ khi Hoa Kì được thành lập, và đạt đỉnh vào đúng năm 2008. Điều thú vị là hành động của các nhà đầu tư, chủ nhà băng và các chính trị gia, tất cả những người này phản ứng với sự biến động của giá nhà giống hệt nhau ở mỗi chu kỳ trong tổng số 22 chu kỳ này. Nói cách khác, không thứ gì trong số những thứ vớ vẩn phát trên TV hàng ngày là tin tức mới. Chính trị gia, ngân hàng, giới đầu tư đều đang sống lại cuộc sống đã được dự đoán trước, vòng lặp 18 năm.
Điều này rất có giá trị khi bạn bước vào lĩnh vực đầu tư bất động sản – không cần quan tâm đến những tin tức mới.
Và có 1 câu nói nhỏ mà tôi luôn thích ghi nhớ, gọi là “kỉ luật trước tầm nhìn”, điều mà tôi lần đầu nghe từ Peter Boris, trưởng nhóm nghiên cứu của Paul Tudor Jones. Tôi có thể nghĩ rằng thị trường sẽ tan vỡ hôm nay, nhưng tôi vẫn phải dừng các hoạt động trong trường hợp tôi sai. Viễn ảnh về việc bán khống trong 1 cú sập là cảm giác dễ chịu, và ý nghĩ về việc 1 cú biến động lớn khiến trader làm những điều ngu ngốc, như gấp đôi khối lượng và nhồi thêm các lệnh thua lỗ (trung bình giá đó). trader sống để chiến đấu vào 1 ngày khác. Trong suốt 2 năm 2004 và 2005, tôi nghe nhiều trader nói việc “duy trì lệnh cho đến khi có các cuộc tấn công tiếp theo”. Sau sự kiện 11 tháng 9, họ thấy rằng cuộc tấn công ảnh hưởng đến thị trường như thế nào và vào lệnh và ngồi chờ 1 cuộc tấn công tiếp theo.(Vâng đó là 1 cách nhìn kinh khủng về 1 thảm họa, nhưng đó là cách 1 trader suy nghĩ. Nếu có 1 cơn bão ở Florida, sau đó là thời gian đi mua gỗ dài vì họ sẽ chuẩn bị xây dựng lại rất nhiều nhà mới). Điều buồn cười là tầm nhìn cho 1 vụ tai nạn hoàn toàn che mờ nhận định của họ. Điều duy nhất thị trường ghét là sự ko chắc chắn. Sự kiện 11 tháng 9 là việc ngoài mong đợi, và thị trường bị đổ gục. Tuy nhiên, hoạt động khủng bố hiện tại là rõ ràng, nó không còn là 1 sự kiện ngoài mong đợi nữa, và do đó thị trường đã phản ánh vào giá các cuộc tấn công khủng bố trong tương lai (chỗ này thì ko đồng ý lắm, thị trường chỉ mới phản ánh nỗi lo sợ khủng bố chứ chưa phản ánh thực tế 1 vụ khủng bố mới, nếu có 1 vụ trong tương lai thì vẫn sẽ tác động vào thị trường, chỉ không quá mạnh như vụ đầu tiên). Nghe điên rồ? Ngày 7-7 năm 2005, người dân Mỹ thức dậy với tin London bị đánh bomb. Có thời điểm DJ giảm hơn 200 điểm trước khi thị trường mở cửa. Tất cả những người này đã bán mạnh. Thị trường hồi phục và đóng cửa cao hơn đầu ngày, và “những trader chờ đợi cho 1 thảm họa tiếp theo” bị dập mặt. Kỷ luật trước tầm nhìn.

Điều này cũng liên quan đến 1 trong những chủ đề chính của chương này : bạn muốn làm đúng hay muốn kiếm tiền? Chỉ cần nghỉ rằng nếu bạn giữ việc mua đáy vào những ngày sập sàn, bạn sẽ bị thổi bay.
Lí do khác cho việc dựa vào kỉ luật trước tầm nhìn là cổ phiếu hay 1 thị trường có thể di chuyển vì bất cứ lí do gì. Nó không cần phải logic hay hợp lý.Nó có thể là các sự kiện thế giới : chiến tranh Trung Đông, nền kinh tế châu Âu mong manh, hay các chính trị gia từ chối hợp tác với nhau. Nhưng nó có thể là vì 1 lí do nào đó khác hoàn toàn mà Maria Bartiromo không thể nói cho bạn, cũng không thể dự đoán và không thể mô tả.

Lấy ví dụ, một ngày khi tôi login vào tài khoản trade để chuẩn bị vài lệnh mua, tôi được bảo rằng sức mua của tôi đã cạn(hết margin). Tôi giữ bình tĩnh và lần theo các trạng thái lệnh, và tôi biết rằng mình vẫn còn nhiều margin. Tôi kiểm tra lịch sử, nghĩ rằng mình đã đúng. Nhưng những gì tôi thấy trên máy tính làm cạn sức mua của tôi là 60.000 cổ phiếu IAG và 1 cổ phiếu Gold. Tôi gọi để xác nhận và được báo rằng, vâng, tôi đã làm giao dịch đó. Nhưng tôi biết tôi không hề.
Sau đó tôi nhận 1 tin nhắn từ nhân viên mới tên Henry Gambell. Henry, người gần đây mở 1 tài khoản demo, nói với tôi rằng tài khoản “demo” của anh ấy đã tăng trưởng tốt với 60,000 cổ phiếu của IAG mà anh ý đã mua. Đùa à?
Tôi bắt đầu nhìn vào tất cả cổ phiếu vàng, mọi cái đều giảm trừ IAG (có lẽ IAG là 1 trong nhiều mã cổ phiếu liên quan đến Gold, không phải giá Gold chúng ta hay biết), cái mà tăng 50 cents.
Tôi nhìn vào thị trường, và không thể giải thích tại sao IAG tăng. Có tin gì chăng? Không hề
Rồi tôi mở chart 1 phút và thấy 1 lượng lớn giao dịch vào thời điểm mở cửa – với IAG. Henry, người nghĩ rằng anh ấy đã login vào tài khoản demo nhưng thực tế login vào tài khoản thật của tôi, đã mua 60,000 cổ phiếu IAG vào thời điểm mở cửa. Trong hôm này, tôi chắc rằng những người trade theo hệ thông “chiếc hộp đen” nhìn thấy “volumn spike” và bắt đầu mua cổ phiếu dựa trên “hoạt động bất thường”. Bằng 1 tay và hoàn toàn vô tình, Henry, một demo–trader 2 tuần, đã lái giá tăng cho IAG, trong khi tất cả các cổ phiếu Gold khác giảm. Tôi gọi Henry vào văn phòng và giải thích điều đã xảy ra. Anh ta nhanh chóng tái mét và căng thẳng. Tôi nói với anh ta cần xử lí lệnh đó ngay và thoát khỏi giao dịch. Anh ta bắt đầu bán 60.000 cổ phiếu trên thị trường, nhưng tôi ngăn lại. Tôi giải thích rằng cần phải chia nhỏ lệnh ra 1000 cổ phiếu mỗi thời điểm, đợi vài phút giữa mỗi lệnh. Anh ta làm điều đó trong giờ tiếp theo và thậm chí đóng toàn bộ lệnh với 1 khoản lời tốt, nó lớn hơn tiền lương của anh ta trong 1 năm.
Đó là 1 bài học hay cho tôi – canh chừng các tài khoản demo đăng nhập. Đó là bài học tốt cho Henry – thị trường di chuyển không hợp lí, vì vậy kiểm soát rủi ro của bạn trên mỗi giao dịch và mọi giao dịch.
Cho đến cuối ngày, anh ta hỏi, “Vậy tôi có được giữ chút lợi nhuận nào không?” Tôi đáp lại “Nếu mất 1 số tiền lớn, anh có thể giúp tôi lấy lại bất kì đồng tiền nào không?”. Tôi gọi đó là sự công bằng.
Vì thị trường di chuyển không hợp lý, mỗi người nên tập trung vào giới hạn rủi ro trên mỗi giao dịch, không bị ám ảnh lí do tại sao giá cổ phiếu lại tăng hay giảm. Nó cũng quan trọng khi nhớ rằng không cần lãng phí nhiều năm tìm kiếm các hệ thống giao dịch phức tạp hay chén thánh tiếp theo. Có những set up đơn giản ngoài kia để sử dụng. Một số trader giỏi nhất tôi biết đã giao dịch 1 set up, trong 1 khung thời gian, trên cùng 1 thị trường suốt 20 năm. Họ không quan tâm bất cứ gì khác, và không muốn học thêm bất cứ thứ gì. Những hệ thống này làm việc cho họ, và họ trở thành bậc thầy đối với set up này. Họ không cần phải làm gì can thiệp vào hệ thống. Nếu set up không xuất hiện hôm đó, họ chỉ không giao dịch.
Một số trader thành công khác tôi biết học cách tự trừng phạt bản thân mỗi khi họ phá vỡ nguyên tắc stop loss. Một trader tôi biết sẽ nhảy vào bể bơi của anh ta ở Chicago .… vào tháng 1. Mất 2 lần, và kể từ đó anh ta không phá vỡ kỉ luật bản thân nữa. Một trader khác viết 1 tấm séc tới 1 tổ chức từ thiện mà anh ta không hỗ trợ, trong trường hợp này là ACLU.
Khi Jesse Livermore trong hành trình kiếm tiền, 1 trong những câu trích dẫn ưa thích của ông ấy là “Nếu tôi mua 1 cổ phiếu và nó chống lại tôi, tôi sẽ bán nó ngay lập tức.Bạn không thể dừng lại và cố hình dung ra tại sao cổ phiếu lại chạy sai hướng. Thực tế là nó đang chạy sai hướng và đó là quá đủ lí do cho 1 người kinh nghiệm đóng lệnh.” Các khoản lỗ nhỏ tạo ra toàn bộ sự khác biệt, và traders phải học cách tự thưởng cho mình vì việc này.

Điều quan trọng cần nhớ là traders không giao dịch chứng khoán, futures, options..Traders giao dịch các trader khác. Luôn có 1 người hoặc 1 hệ thống khác ngoài đó ở phía đối lập với giao dịch của bạn. Một bên sẽ đúng và bên còn lại sai. Bất kì ai có tâm lí tốt hơn và hệ thống quản lý vốn tốt hơn tại giao dịch này sẽ giành chiến thắng. trader bên kia là 1 người nghiệp dư hay chuyên nghiệp? trader đó cũng nên hỏi điều tương tự về bạn. Lần tới khi bạn trở nên tham lam và đuổi theo 1 giao dịch, hãy nhớ rằng có 1 trader chuyên nghiệp ở nơi nào đó trên thế giới đã kiên nhẫn cho cơ hội này và đang ở phía đối diện.
Tôi tìm ra rằng bước quan trọng nhất để trở thành trader thành công chỉ là học cách chấp nhận thua lỗ mà không tức giận hay xấu hổ. Đó là 1 phần của trading, nó không phải chuyện lớn. Tôi bị thua lỗ mỗi ngày, tôi làm điều đó trước mặt mọi người suốt. Đó chỉ là 1 phần của hành trình. Okay, lệnh này hit stop. Tiếp tục.
Tôi thích nhân vật của Tom Hanks trong phim A League of Their Own, người đã hét vào nữ tuyển thủ và làm cô ta khóc. “Bạn khóc sao?” anh ta hỏi, bị sốc. “Không có nước mắt trong bóng chày!!”
Và cũng không có nước mắt trong trading, đừng ném cố cà phê của bạn vào tường hay hay gào thét vào màn hình. Thua lỗ và bỏ lỡ cơ hội là 1 phần của cuộc chơi. Vào 1 ngày, mọi thứ chỉ không đi cùng nhau, Nếu tôi sử dụng 1 set up và bị stop out 2 lần liên tiếp, tôi sẽ ngừng sử dụng set up đó trong hết ngày. Dù vì lí do gì, thì cũng không có sự hòa hợp giữa set up của tôi và thị trường trong ngày hôm đó. Không quan trọng. Cũng không cần cài đặt lại MACD. Đó chỉ là 1 phần của trading.

Điều quan trọng là có 2 bộ nguyên tắc cụ thể. Đầu tiên, cần có 1 hệ thống giao dịch. Với set up này, trader sẽ vào tất cả lệnh cùng lúc hay chia lẻ ra? Họ sẽ đóng lệnh từng phần hay đóng tất cả tại 1 mục tiêu cụ thể? Họ trail stop hay để mặc nó? Đâu là nơi đặt stop hợp lí với mục tiêu? Tất cả những điều đó cần được lên kế hoạch trước khi giao dịch thực hiện. Một khi giao dịch tiến hành, không có chỗ cho những suy nghĩ khác. Set up phải được thực hiện theo cùng 1 cách trong mọi lần, hoặc trader sẽ không bao giờ đánh giá được liệu set up đó có đang giúp họ hay hại họ trong trading. Không có quy trình đó, họ chỉ đang thực hiện các giao dịch loạn xạ và đó là các trader tệ hại.
Thứ hai là phải có 1 chiến lược quản lý vốn. Bao nhiêu cổ phiểu hay hợp đồng mà trader định đặt cho set up này? Bao nhiêu tiền mà trader sẵn sàng chịu rủi ro trong set up này? trong giai đoạn 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hay 1 năm? Sau khi trader làm việc này trong 1 thời gian, điều xảy ra là họ phát triển 1 thói quen tuân theo nguyên tắc và họ cuối cùng học được cách tin tưởng bản thân.
Mỗi khi trader học cách tin tưởng bản thân, họ có thể giải phóng trí óc họ để tập trung vào các cơ hội diễn ra trước mắt họ, thay vì bị bao bọc bởi bóng ma sợ hãi, thất vọng và nghi ngờ. Đây là khi mà trader học cách thoát ra khỏi 3 giai đoạn đầu tiên và bắt đầu thật sự có cơ hội làm việc này để kiếm sống. Việc chuyển đổi diễn ra bao gồm sự tập trung vào việc phát triển kỹ năng thay vì tập trung vào tiền. Và các kỹ năng sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc và có kỉ luật tuân theo set up. Đừng tập trung vào việc kiếm 1000$, đó là điều những kẻ nghiệp dư làm. Tập trung vào việc phát triển kĩ năng và thực hiện set up 1 cách giống nhau mỗi lần. Nói nghe đơn giản, nhưng tôi làm việc với đủ nhiều trader để biết hầu hết số họ không thể làm điều đó trong 1 khoảng thời gian dài. Họ thiếu kiên nhẫn và không muốn bỏ lỡ 1 cơ hội hành động, nên họ nhảy vào đuổi theo các giao dịch khi chưa có set up rõ ràng. Mỗi khi họ làm điều đó, họ trở lại là 1 kẻ nghiệp dư.

Phần lớn công việc trading liên quan đến việc chờ đợi. Đầu tiên nó liên quan đến chờ đợi để có 1 set up. Mỗi khi set up xuất hiện, sau đó trader chuyên nghiệp thực hiện mà không do dự. Kỹ năng đến khi bạn chờ đợi cho tới khi có set up và không nhảy vào 1 cú trade tầm bậy. Sau đó, mỗi khi ở trong 1 set up, trader phải có kỉ luật để chờ đợi cho đến khi có tín hiệu nhảy ra, không chui vào hang và bỏ cuộc săn quá sớm. Chờ đợi là điều khó làm nhất đối với nhiều trader, nhưng sự chờ đợi chính là điều phân biệt giữa người thắng và kẻ thua. Thâm chí đối với 1 day trade, có thể mất hàng giờ để 1 set up xảy ra hay lệnh được chốt lời. Và đó là toàn bộ vấn đề: hãy kiên nhẫn chờ đợi, kẻ đuổi theo 4 con thỏ sẽ không bắt được con nào.
Ngoài ra, điều quan trọng là nhận ra rằng trader chuyên nghiệp không nhảy vào mọi sự di chuyển. Mọi thứ vẫn sẽ ổn khi mà thị trường rời khỏi nhà ga mà không có bạn. Bắt lấy mọi di chuyển là điều bất khả thi, nhưng theo đuổi mọi di chuyển là điều 1 người nghiệp dư làm. Đó là lí do tại sao bắt buộc phải có 1 bộ quy tắc để tuân theo cho cả lúc vào và ra, không như việc dựa vào cảm xúc từ gan ruột để quản lí trạng thái. Phát triển 1 bộ quy tắc và có kỉ luật để tuân theo chúng, chúng tồn tại để bảo vệ bạn.
Với tôi, điều khác biệt lớn nhất xảy ra khi tôi học cách phớt lờ bộ não và tập trung vào các set up tốt, thuận tay. Sau khi tôi học được các set up, thử thách tiếp theo là có kỉ luật để tuân theo chúng theo cùng 1 cách mỗi lần. Không suy nghĩ, không lăn tăn. Tôi thực hiện điều này bằng cách ghi lại hoạt động giao dịch và chấm điểm cho mỗi khi thực hiện giao dịch, thay vì tập trung vào số tiền tôi kiếm được hoặc mất. Trong khi tập trung vào lời/lỗ tự động tạo ra những thói quen xấu tiêm nhiễm nhiều trader, việc thực hiện set up cơ bản sẽ khuyến khích những thói quen đưa trader tới miền đất của lợi nhuận ổn định.

Kết lại, các trader chuyên nghiệp tập trung vào giới hạn rủi ro và bảo vệ vốn. Các trader nghiệp dư tập trung vào bao nhiêu tiền họ kiếm được mỗi giao dịch. trader chuyên nghiệp luôn lấy tiền từ kẻ nghiệp dư. Trader nghiệp dư bắt đầu trở nên chuyên nghiệp 1 khi họ ngừng tìm kiếm 1 siêu chỉ báo (chén thánh) và bắt đầu kiểm soát rủi ro của họ trên mỗi giao dịch.

- Người dịch @forex_vn -
Mình ngừng tìm chén thánh rồi nên chắc sắp chuyên nghiệp :D
Nói thế chứ giữa biết và làm được còn cần quá trình rèn luyện lâu dài... haiz
Phần này thích nhất câu: không có nước mắt trong trading !!!
có sách nào chuyên về quản trị rủi ro với quản trị vốn ko bác, thấy nói nhiều về cài này rồi mà ko có thấy chỉ cách tư duy giải quyết ntn, mỗi ng có một hệ thống với một mức chấp nhận rủi ro khác nhau vậy làm sao để tìm được cách quản trị rủi ro với quản trị vốn phù hợp với mình
 
5 năm là thời gian cần thiết để trải nghiệm hầu hết mọi thứ trong trading, sau đó như thế nào thì phụ thuộc vào khả năng mỗi người nên thời gian dài ngắn nó không còn phản ánh chính xác khả năng mỗi người.
Like cho câu này. Nhưng sau 5 năm trải nghiệm hết rồi mà muốn tiến bộ thì phải làm sao bác ?
 
có sách nào chuyên về quản trị rủi ro với quản trị vốn ko bác, thấy nói nhiều về cài này rồi mà ko có thấy chỉ cách tư duy giải quyết ntn, mỗi ng có một hệ thống với một mức chấp nhận rủi ro khác nhau vậy làm sao để tìm được cách quản trị rủi ro với quản trị vốn phù hợp với mình
Cái này đúng như bác nói là tùy thuộc mỗi người. Theo em cụ thể đó chính là mức độ kiểm soát tâm lý của mỗi người.
Em đang áp dụng theo cách tư duy của cụ Elder:
Có 2 loại lỗ ảnh hưởng đến tài khoản trading có thể dẫn đến cháy:
- 1 là khoản lỗ lớn gây mức sụt drawdown lớn trên tài khoản (gọi là cá mập cắn)
- 2 là nhiều khoản lỗ nhỏ liên tiếp theo thời gian cộng lại (gọi là cá hổ cắn)

Em nghĩ sẽ có nhiều cách để chống lại 2 điều này. Với cụ Elder, cụ sử dụng quy tắc 2% để chống loại cá mập cắn và quy tắc 6% để chống cá hổ cắn. Từ mốc rủi ro được xây dựng từ hai quy tắc trên, ta sẽ có kích thước vốn tối đa bao nhiêu cho mỗi giao dịch.

Mức 2% sẽ được quy ra khoảng bao nhiêu tiền thật mà mức tâm lý của bác có thể chịu được mà không cảm thấy bị công kích tâm lý khi cắt lỗ (em thấy có liên quan đến bài dịch "Mastering the trade - John Carter (Phần 13)"). GIống như nâng tạ, Ta bắt đầu từ vốn nhỏ, khi đó 2% của nó cũng nhỏ, tâm lý ta có thể chịu được. Tiếp tục rèn luyện kỷ luật và kỹ năng trading và cứ thế nâng dần vốn lên, lúc đó có thể áp dụng như phương pháp Plateau trong phần "Mastering the trade - John Carter (Phần 14) Giai đoạn IV – Làm sao để học cách không mất tiền".
 
có sách nào chuyên về quản trị rủi ro với quản trị vốn ko bác, thấy nói nhiều về cài này rồi mà ko có thấy chỉ cách tư duy giải quyết ntn, mỗi ng có một hệ thống với một mức chấp nhận rủi ro khác nhau vậy làm sao để tìm được cách quản trị rủi ro với quản trị vốn phù hợp với mình
Về quản lý rủi ro thì mình làm thế này:
Đại khái là chỉ rủi ro 1-2% tài khoản/1 lệnh, 1 tháng tối đa 10% (thua là nghỉ). Ví dụ tk có 1000$, 1 lệnh được phép thua 10$. 1 tháng thua tối đa 100$
Với 10$ rủi ro, ta sẽ điều chỉnh khối lượng giao dịch tương ứng. VD trade vàng với sl 100 pips bác đánh 0.01 lot, sl 50 pips thì đánh 0.02, sl 10 pips thì đánh 0.1 lot/1 lệnh. số lot bao nhiêu tùy phương pháp mỗi người.
Cuối tháng nếu có lãi, thì rút bớt ra. Hoặc đến các mức 1500, 2000$ bác rút 500$ (cái này có nói ở phần 14 series này về Phương pháp Plateau bác nhé).
Bác giữ được kỉ luật như thế thì cơ bản tài khoản là bất tử. Lên chậm nhưng bền vững.
Trong sách The trading for a living của Elder cũng có nói về quản trị ro đó bác. Còn sách chuyên thì hình như không có bác ạ.
Để biết có phù hợp với mình không thì rất đơn giản, nếu bác để lệnh qua đêm mà không phải lo nghĩ gì, vẫn ngủ ngon được là được. Còn sợ thị trường đổi hướng mất tiền, cháy tài khoản thì cần xem lại PP của mình. Mức độ rủi ro sẽ thay đổi theo thời gian, quy mô tài khoản và điều kiện thị trường. Như mình ban đầu là 2.5% 1 lệnh giờ còn 1% có lúc còn 0.5%/lệnh...

Em còn chưa có chén chứ chưa nói đến chén thánh ạ:mad:
Cứ chọn đại rồi luyện thôi bác, nếu khó chọn quá thì PA cho tối giản :D
 
Like cho câu này. Nhưng sau 5 năm trải nghiệm hết rồi mà muốn tiến bộ thì phải làm sao bác ?
Cái này thì chắc kiếm vài cuốn sách phù hợp xem có gì mình tìm ko, vì nó phụ thuộc vào mỗi người đã biết và học đc gì. Ko thì cứ ngồi đây chờ dịch mấy chương sau xem có gì hay ho không :D.
Văn phong tác giả đọc mấy chương đầu đã biết sẽ rất dài rồi. Mở quyển ebook ra nhìn nản luôn :D
 
Về quản lý rủi ro thì mình làm thế này:
Đại khái là chỉ rủi ro 1-2% tài khoản/1 lệnh, 1 tháng tối đa 10% (thua là nghỉ). Ví dụ tk có 1000$, 1 lệnh được phép thua 10$. 1 tháng thua tối đa 100$
Với 10$ rủi ro, ta sẽ điều chỉnh khối lượng giao dịch tương ứng. VD trade vàng với sl 100 pips bác đánh 0.01 lot, sl 50 pips thì đánh 0.02, sl 10 pips thì đánh 0.1 lot/1 lệnh. số lot bao nhiêu tùy phương pháp mỗi người.
Cuối tháng nếu có lãi, thì rút bớt ra. Hoặc đến các mức 1500, 2000$ bác rút 500$ (cái này có nói ở phần 14 series này về Phương pháp Plateau bác nhé).
Bác giữ được kỉ luật như thế thì cơ bản tài khoản là bất tử. Lên chậm nhưng bền vững.
Trong sách The trading for a living của Elder cũng có nói về quản trị ro đó bác. Còn sách chuyên thì hình như không có bác ạ.
Để biết có phù hợp với mình không thì rất đơn giản, nếu bác để lệnh qua đêm mà không phải lo nghĩ gì, vẫn ngủ ngon được là được. Còn sợ thị trường đổi hướng mất tiền, cháy tài khoản thì cần xem lại PP của mình. Mức độ rủi ro sẽ thay đổi theo thời gian, quy mô tài khoản và điều kiện thị trường. Như mình ban đầu là 2.5% 1 lệnh giờ còn 1% có lúc còn 0.5%/lệnh...


Cứ chọn đại rồi luyện thôi bác, nếu khó chọn quá thì PA cho tối giản :D
Em thì trade theo Trend nên bác biết rồi rất khó đặt SL nếu so với trade theo kháng cự hỗ trợ hay theo tỷ lệ R:R . Ko ai biết trend nó sẽ kết thúc hay đảo chiều khi nào hoặc có thật sự có trend hay ko hay chỉ là cái bẫy sideway. Theo PP quản trị rủi ro của bác em thấy hay lắm, nhưng nó có vấn đề là nếu đặt rủi ro cho từng tháng nhiều khi mình ko tận dụng dc hết mức rủi ro mình có thể chịu đựng ví dụ như số lệnh ít hơn hay khi nếu số lệnh nhiều hơn do setup xuất hiện nhiều hơn thì bác vẫn ko trade dc do nó đạt mức rủi ro/tháng rồi. theo góp ý của em bác có thể tính ra số lệnh trung bình trong 1 tháng, sau đó tháng nào mức rủi ro thấp hơn mức cho phép thì bác có thể chuyển mức rủi ro chấp nhận dc còn dư đó cho các tháng xuất hiện nhiều setup hơn. Cái này chỉ là ý kiến của riêng em thôi vì em chưa rành lắm vụ quản trị vốn này nên có gì ko hiểu bác chỉ ra nhé.
Còn cái vấn đề mức đó rủi ro thay đổi theo thời gian tại sao lại giảm xuống nhiều vậy thì em vẫn chưa hiểu lắm, lý do tại sao vậy bác ?
 
Cái này thì chắc kiếm vài cuốn sách phù hợp xem có gì mình tìm ko, vì nó phụ thuộc vào mỗi người đã biết và học đc gì. Ko thì cứ ngồi đây chờ dịch mấy chương sau xem có gì hay ho không :D.
Văn phong tác giả đọc mấy chương đầu đã biết sẽ rất dài rồi. Mở quyển ebook ra nhìn nản luôn :D
Ngày xưa thì em nghĩ có chén thánh vì em nghĩ TT sẽ có 1 quy luật chung gì đó mà mọi người chưa tìm thấy thôi. sau khi biết ko có chén thánh rồi thì em nghe nhiều đến tâm lý và quản trị vốn và quản trị rủi ro và em cũng nhận thấy điều này trong giao dịch, nhưng em lại nghĩ phải chăng có một quy luật gì đó làm sao để cân bằng hai tỷ lệ winrate và R:R để tối ưu lợi nhuận mà phù hợp với hệ thống của mình hay ko ?, nên em đang cố tìm hiểu theo hướng này nhưng mà cũng ko biết nó có tồn tại hay có đi đúng hướng ko nên cần phải thình giáo những ng đi trước, vì mình chưa trải qua cũng chưa ngộ ra thì làm sao biết dc phải ko bác ?
 
Em thì trade theo Trend nên bác biết rồi rất khó đặt SL nếu so với trade theo kháng cự hỗ trợ hay theo tỷ lệ R:R . Ko ai biết trend nó sẽ kết thúc hay đảo chiều khi nào hoặc có thật sự có trend hay ko hay chỉ là cái bẫy sideway. Theo PP quản trị rủi ro của bác em thấy hay lắm, nhưng nó có vấn đề là nếu đặt rủi ro cho từng tháng nhiều khi mình ko tận dụng dc hết mức rủi ro mình có thể chịu đựng ví dụ như số lệnh ít hơn hay khi nếu số lệnh nhiều hơn do setup xuất hiện nhiều hơn thì bác vẫn ko trade dc do nó đạt mức rủi ro/tháng rồi. theo góp ý của em bác có thể tính ra số lệnh trung bình trong 1 tháng, sau đó tháng nào mức rủi ro thấp hơn mức cho phép thì bác có thể chuyển mức rủi ro chấp nhận dc còn dư đó cho các tháng xuất hiện nhiều setup hơn. Cái này chỉ là ý kiến của riêng em thôi vì em chưa rành lắm vụ quản trị vốn này nên có gì ko hiểu bác chỉ ra nhé.
Còn cái vấn đề mức đó rủi ro thay đổi theo thời gian tại sao lại giảm xuống nhiều vậy thì em vẫn chưa hiểu lắm, lý do tại sao vậy bác ?
Cái này bác linh hoạt được mà, 10% 20% tùy PP của bác, còn e trade trên darwinex nên chỉ số DD rất quan trọng, mà như thế cũng là cao rồi, Elder còn đề nghị 6% thôi. Cái này còn liên quan đến tâm lý, bác mất 6-10% thì cũng ko vấn đề lắm, nhưng nếu mất 50% thì cần x2 mới hòa vốn, lúc này tâm lý hoàn toàn thay đổi rồi. e trade khung H4 nên 1 tháng có vài lệnh thôi nên ít setup lắm.
Còn vấn đề giảm xuống là do kích thước tài khoản tăng lên thì giảm vol xuống thôi vì cảm giác chưa quen với mức thua lỗ mới :D trước đây 1k thua 10$ giờ 2k thua 1% là 20$ thấy chưa quen haha. Ngoài ra thì e cũng là trend follower nên nếu thuận trend thì 1% còn chơi counter trend thì giảm còn 0.5%. đại khái vậy bác ạ.
 
Cái này đúng như bác nói là tùy thuộc mỗi người. Theo em cụ thể đó chính là mức độ kiểm soát tâm lý của mỗi người.
Em đang áp dụng theo cách tư duy của cụ Elder:
Có 2 loại lỗ ảnh hưởng đến tài khoản trading có thể dẫn đến cháy:
- 1 là khoản lỗ lớn gây mức sụt drawdown lớn trên tài khoản (gọi là cá mập cắn)
- 2 là nhiều khoản lỗ nhỏ liên tiếp theo thời gian cộng lại (gọi là cá hổ cắn)

Em nghĩ sẽ có nhiều cách để chống lại 2 điều này. Với cụ Elder, cụ sử dụng quy tắc 2% để chống loại cá mập cắn và quy tắc 6% để chống cá hổ cắn. Từ mốc rủi ro được xây dựng từ hai quy tắc trên, ta sẽ có kích thước vốn tối đa bao nhiêu cho mỗi giao dịch.

Mức 2% sẽ được quy ra khoảng bao nhiêu tiền thật mà mức tâm lý của bác có thể chịu được mà không cảm thấy bị công kích tâm lý khi cắt lỗ (em thấy có liên quan đến bài dịch "Mastering the trade - John Carter (Phần 13)"). GIống như nâng tạ, Ta bắt đầu từ vốn nhỏ, khi đó 2% của nó cũng nhỏ, tâm lý ta có thể chịu được. Tiếp tục rèn luyện kỷ luật và kỹ năng trading và cứ thế nâng dần vốn lên, lúc đó có thể áp dụng như phương pháp Plateau trong phần "Mastering the trade - John Carter (Phần 14) Giai đoạn IV – Làm sao để học cách không mất tiền".
Thank chia sẽ của bác, chắc phải đọc sách nhiều hơn rồi, tại cái tội lười. Còn PP nâng tạ thật ra nó PP Kaizen nổi tiếng của ng Nhật, cái này em cũng áp dụng nhiều lần trong lĩnh vực khác rồi nhưng lại bỏ ngang vì lười. Hehe
Cái này bác linh hoạt được mà, 10% 20% tùy PP của bác, còn e trade trên darwinex nên chỉ số DD rất quan trọng, mà như thế cũng là cao rồi, Elder còn đề nghị 6% thôi. Cái này còn liên quan đến tâm lý, bác mất 6-10% thì cũng ko vấn đề lắm, nhưng nếu mất 50% thì cần x2 mới hòa vốn, lúc này tâm lý hoàn toàn thay đổi rồi. e trade khung H4 nên 1 tháng có vài lệnh thôi nên ít setup lắm.
Còn vấn đề giảm xuống là do kích thước tài khoản tăng lên thì giảm vol xuống thôi vì cảm giác chưa quen với mức thua lỗ mới :D trước đây 1k thua 10$ giờ 2k thua 1% là 20$ thấy chưa quen haha. Ngoài ra thì e cũng là trend follower nên nếu thuận trend thì 1% còn chơi counter trend thì giảm còn 0.5%. đại khái vậy bác ạ.
Thank những chia sẽ nhiệt tình từ bác, em phải đọc sách thêm mới được.;)
 
Ngày xưa thì em nghĩ có chén thánh vì em nghĩ TT sẽ có 1 quy luật chung gì đó mà mọi người chưa tìm thấy thôi. sau khi biết ko có chén thánh rồi thì em nghe nhiều đến tâm lý và quản trị vốn và quản trị rủi ro và em cũng nhận thấy điều này trong giao dịch, nhưng em lại nghĩ phải chăng có một quy luật gì đó làm sao để cân bằng hai tỷ lệ winrate và R:R để tối ưu lợi nhuận mà phù hợp với hệ thống của mình hay ko ?, nên em đang cố tìm hiểu theo hướng này nhưng mà cũng ko biết nó có tồn tại hay có đi đúng hướng ko nên cần phải thình giáo những ng đi trước, vì mình chưa trải qua cũng chưa ngộ ra thì làm sao biết dc phải ko bác ?
Về winrate và RR thì có cái bài này của bác Bianas ạ:
https://traderviet.org/threads/hieu-ve-quan-he-giua-rui-ro-va-winrate.16320/

Bác xem và chọn hệ thống giao dịch thỏa mãn đường cong quan hệ winrate và RR là được ạ.:D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 509 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 255 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 613 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,753 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 85 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên