Mastering The Trade - Phần 16: Sử dụng tick volumn để theo dõi các tổ chức giao dịch

Mastering The Trade - Phần 16: Sử dụng tick volumn để theo dõi các tổ chức giao dịch

Mastering The Trade - Phần 16: Sử dụng tick volumn để theo dõi các tổ chức giao dịch

forex_vn

Active Member
8,067
21,202
(Ghi chú: Có 2 chương 4,5 tác giả giới thiệu về thị trường futures và forex, những thứ tác giả giới thiệu trong 2 chương trước dành cho những người chỉ biết đến chứng khoán. Cuốn sách viết cách đây nhiều năm, khi đó mọi thứ còn chưa quá phổ biến. Ngày nay tất cả đều là kiến thức phổ cập mà ai có hơn 1 tháng tìm hiểu forex đều rành rẽ. 2 phần này không có nhiều thông tin với chúng ta nên mình bỏ qua 2 chương này không dịch)

C6: Thị trường chứng khoán đang mở - cách tốt nhất để dự đoán xu hướng thị trường trong ngày.

“Không vào hang cọp sao bắt được cọp con”
Thành ngữ Nhật Bản
(Ông này nhầm, đây là thành ngữ Trung Quốc :D)


Nhạc sĩ học cách đọc bản nhạc, trader học cách đọc thị trường
Đối với bất kì ai giao dịch chỉ số futures E-mini S&P 500 (hoặc bất kì hợp đồng futures chỉ số chứng khoán nào), hoặc làm bất cứ điều gì với cổ phiếu SPY, các quyền chọn về SPY hoặc thậm chí các cổ phiếu riêng lẻ, đây là chương quan trọng nhất trong cuốn sách. Không hiểu nội dung chương này và sau đó nhảy vào giao dịch các chỉ số kia cũng giống như không biết bơi sau đó cố gắng thực hiện cú bơi ngửa 100m.
Mặc dù tôi giao dịch xoay vòng hầu hết mọi thứ, tỷ lệ lớn các giao dịch của tôi lại giới hạn trong các công cụ liên quan đến sự biến động của các chỉ số chứng khoán. Có một lí do tốt cho điều này – có một tấn dữ liệu có sẵn trong 1 ngày giao dịch sẽ cho một trader thấy những gì đang diễn ra đằng sau tấm bảng điện tử. Bằng việc hiểu cách đọc và giải thích dữ liệu này, một trader sẽ có cảm giác tốt hơn về việc áp lực chiếm ưu thế trên thị trường là bên mua hay bên bán và có thể đưa ra quyết định giao dịch phù hợp. Có rất nhiều trader ngoài kia chỉ có ý tưởng mơ hồ về cách diễn giải các công cụ này, và thậm chí còn nhóm lớn hơn những người mới không có ý niệm gì về sự tồn tại của chúng. Chúng thể hiện một bể đầy tiền đang chờ được xúc đi và sự hiểu biết về những thông tin này giúp trader đứng gần hơn hàng đầu (xúc tiền).
Có một lí do quan trọng khác để hiểu thấu đáo những tài liệu này. Mỗi phiên giao dịch đều xuất hiện các cơ hội giao dịch từ cả 2 phía long và short. Bằng cách hiểu việc diễn giải chính xác các chi tiết này, một trader sẽ biết những điều sau đây:
- Những ngày để bỏ qua tất cả các set up ngắn.
- Những ngày để bỏ qua tất cả các set up dài.
- Những ngày tập trung vào các set up hoạt động tốt nhất trong thị trường sideway (chopy)
- Những ngày để tập trung vào các set up hoạt động tốt nhất trong thị trường có trend.
Kiến thức này rất quan trọng và có tác động lớn đến việc một nhà giao dịch sẽ có một ngày thắng hay một ngày thua, và khi nhiều tuần và nhiều tháng trôi qua, tăng trưởng vốn của bạn là 1 đường cong đều hay là 1 thứ gì đó ít gây cười nhất cho vị hôn thê của mình.
Bắt đầu thôi !
Làm thế nào để theo dõi các tổ chức giao dịch?
Biến động chỉ số NYSE(Sàn chứng khoán NewYork) là tổng hợp của các cố phiếu niêm yết trên sàn NY, bằng tổng hòa của các biến động tăng và giảm so với phiên trước. Nhiều khi nó đơn thuần chỉ là việc mua và bán, vì một tick tăng giá chỉ là một lệnh bán đã được khớp, trong khi 1 tick giảm giá chỉ là một lệnh mua đã được khớp. Loại thông tin này giống như biết được rằng LeBron đang tổ chức một cuộc họp báo khác. Nói cách khác – Ai cần quan tâm?. Tôi đã từng quan sát nhiều trader nhìn chằm chằm vào các tick giá (biến động tick trong chart hoặc mỗi line trong chứng khoán), bị thôi miên bởi việc chuyển từ tick -300 lên +200 và nghĩ rằng đây là một điều tích cực đối với thị trường. Trong thực tế kiểu di chuyển này không tích cực, nó không quan trọng và thông tin là vô ích. Điều này đưa đến quy tắc đầu tiên tôi tuân theo khi quan sát tick giá:
Bất kì 1 tick giá được ghi nào được ghi nhận dưới +400 và trên -400 đều coi là nhiễu nên bỏ qua.
(Cho bạn nào chưa rõ là mỗi tick giá là 1 lần khớp lệnh tức là cái volumn trên chart, ý ông nói đến mức độ thanh khoản(hay tích cực) của thị trường, cái dấu + - chắc là đánh dấu chiều Long/Short trên thị trường chứng khoán Mỹ)
Tôi bắt đầu chú ý đến các tick giá khi số lần hiển thị trên +600 hoặc dưới -600. Những kiểu di chuyển này cho tôi biết rằng có áp lực mua hoặc bán bền vững tiến vào thị trường. Điều này không tạo ra tín hiệu hành động từ phía tôi, nhưng nó nhắc tôi chú ý. Nếu các tick tiếp tục di chuyển và đạt +800 hoặc -800, điều này sẽ kích hoạt hành động cụ thể của tôi. Bởi vì chỉ có 1 lí do mua hoặc bán bền vững mới khiến các tick di chuyển đến mức độ này. Điều này đưa chúng ta đến quy tắc thứ hai trong việc sử dụng ticks vào day-trading: Nếu tôi thuộc về phe mua và SL tôi chưa dính và thị trường tiến xuống -800 tick ghi nhận, tôi sẽ đóng lệnh mua. Tương tự nếu tôi có lệnh bán và điểm SL chưa dính, thị trường tạo ra một con số +800 ticks, tôi sẽ đóng lệnh của mình. Việc xuất hiện các con số cao như này thông báo cho chúng ta một cách to và rõ ràng rằng, về cơ bản phiên hôm đó họ đang đúng hoặc sai tùy thuộc vào vị thế của họ (Long/Short). Nếu tôi Short và thị trường nói với tôi rằng tôi đang sai khi xuất hiện hơn 800 lần tick, tôi nắm lấy gợi ý đó và đóng giao dịch (dài dòng vãi). Điều này cũng có ích lợi làm tăng tỉ lệ R:R vì trong nhiều trường hợp có thể thoát khỏi giao dịch sớm mà không bị hit SL tối đa. Kỹ thuật này áp dụng cho giao dịch ngắn hạn trên biểu đồ 5’ hoặc ít hơn.
Tôi muốn làm rõ một điều trước khi tiếp tục: Tôi không bao giờ thoát khỏi một giao dịch sớm chỉ vì “nghĩ” rằng tôi đã sai (cho vào ngoặc kép cho dễ hiểu, nghĩa là ý nghĩ bột phát không tính trước). Khó khăn trong nhiều năm tôi mới học được cách để tuân theo các thông số giao dịch ban đầu của tôi, trừ khi tôi đã chỉ định một sự kiện cụ thể, có thể đo lường để cảnh báo sớm tôi thoát khỏi giao dịch. Chỉ số +800 hoặc -800 là một trong những sự kiện cụ thể. Việc tôi quyết định thoát khỏi một giao dịch sớm không liên quan gì đến cảm giác hay suy diễn của tôi - Như đã thảo luận trong Chương 2.
Con người rất thiếu các quyết định khách quan khi giao dịch. May thay không có cách nào khác để đọc số lần ticks +800 hay -800. Hoặc thị trường đạt mức đó hoặc không, không liên quan đến cảm xúc.
Tôi phải nhấn mạnh điều này vì tôi đã có cơ hội ngồi cạnh nhiều trader đến thăm tôi tại văn phòng. Chúng tôi giao dịch cạnh nhau, ngồi gần kề, trong 1 tuần lễ. Trong 2 ngày đầu tiên nó đơn giản và không có nhiều điều để nói. Tôi làm việc tôi, họ làm việc họ. Nó có vẻ thoải mái và hòa nhã. Nhưng có 1 lí do cụ thể để tôi làm điều này – tôi có thể tìm hiểu thêm về mọi người trong một ngày bằng cách xem họ giao dịch trực tiếp, bằng tiền của họ, nhiều hơn là tôi có thể thông qua việc thảo luận với họ trong suốt 5 năm. Nói cách đơn giản, mọi người đưa khuôn mặt đẹp nhất của họ lên phía trước mà họ nghĩ họ đang có hoặc nên có. Tuy nhiên khi tiền của họ ở trên xới, mặt nạ này tồn tại được khoảng 12 phút, tính cách tiềm ẩn chi phối họ nổi lên. Đôi khi nó không hề đẹp.
Khi làm việc cùng các trader khác, tôi thấy tận mắt lí do mà hầu hết mọi người không bao giờ tham gia vào hoạt động kinh doanh này. Trong những phân tích cuối cùng, hầu hết các trader rất tệ hại trong việc quản lý điểm ra của họ. Đây là điều không thể chối cãi, một điều ngăn cản hầu hết mọi người kiếm sống bằng trading. Nói một cách đơn giản, nhiều trader quản lý điểm ra của họ dựa trên cảm xúc của họ về cú trade. Tệ hơn nữa, nếu họ có 1 ngày xui xẻo, họ quản lý các giao dịch khác với cách họ làm khi đang thuận lợi (vì dĩ nhiên, họ muốn trở thành “ngài đúng đắn” và kiếm tiền trong ngày hôm đó), và họ không nhận ra điều này. Để minh họa điều này, có nhiều lần tôi dự định thực hiện một giao dịch và họ sẽ theo tôi. Chúng tôi sẽ tham gia vào cùng một giao dịch vào cùng một thời điểm và 5 phút sau tôi thấy họ bán một nửa. Tất nhiên tôi khó lí giải vì họ đã nói “JC, JC tôi sẽ đi cùng bạn trong giao dịch tiếp theo này”. Cuộc trò chuyện diễn ra tiếp theo như thế này:
Tôi: Steve, tôi nghĩ bạn đã nói sẽ theo tôi lần này. Bạn vừa bán một số lệnh.
Steve: Uh, à, không, Tôi ….
Tôi : Tôi cho rằng phần mềm đã báo chúng ta “sell” hả?
Steve: Ồ, cái đó, ừm, tôi bán một số để chờ mua lại
Tôi: Tại sao?
Steve: Chẳng phải bạn đã nói nên đóng bớt một phần lại khi mọi thứ đang đi đúng hướng?
Tôi: Có, nhưng tôi chỉ nói nếu bạn có một chiến lược rút lui cụ thể. Bạn không thể rời khỏi một giao dịch dựa trên cảm xúc của mình được. Vậy sao bạn lại bán?
Steve: Ừ, volumn đang tăng cao dần và tôi muốn bán khi còn được giá.
Tôi: Volumn chỉ ở mức +200
Steve: Nhưng nó đã lên +284
(phía trên có nói nguyên tắc ông này là volumn lên +800 mới thoát)
Điều này diễn ra trong một thời gian. Giống như 1 vấn đề về niềm tin, tôi để những trader này cố gắng thuyết phục tôi rằng họ có lí khi hành động, nhưng mục tiêu cuối cùng của tôi là khiến họ thú nhận những gì đang làm – bán chỉ vì họ căng thẳng hay sợ hãi hay bất cứ lí do gì, và cảm xúc trào dâng là thứ khiến họ nhấn nút. Nói cách khác, hoàn toàn không có lí do hợp lí để họ thực hiện việc đã làm.
Trading là công việc cực kì cá nhân với mỗi người, với những bạn bè và hôn thê hoàn toàn mù tịt về những thăng trầm cảm xúc mà trader cảm thấy và trải nghiệm qua từng ngày. Khiến một trader thừa nhận những gì thực sự diễn ra trong nội tâm họ cũng giống như cố gắng bóp quả óc chó bằng ngón tay. Nó đầy thử thách bởi vì hầu hết các trader đều là những bậc thầy trong việc che giấu những gì họ thực sự cảm thấy. Cho dù một trader kiếm hay mất 25000$, hầu như thế giới bên ngoài không hề biết. Tôi đã ở đó và tôi biết cảm giác đó. Với những hiểu biết của mình, tôi thực hiện các “cuộc tấn công thân thiện” và hầu hết số họ khá lên. Tôi không thực hiện cú đấm nào. Tôi nói với họ không ai hiểu họ bằng một trader khác. Hãy nói ra bây giờ hoặc bị mắc kẹt mãi mãi. Thông thường hành động này hiệu quả, khiến họ cởi mở hơn và đối đầu với con quỷ trading của mình – liệu pháp trading 101.
Hãy nhìn vào phần còn lại của quy tắc đọc volumn mà tôi tuân theo. Điều tiếp theo tôi tìm kiếm trong ticks(volumn) là liệu nó có đạt +1000 hay -1000 không. Đây là bài học quan trọng nhất trong ngày vì hai lí do. Đầu tiên nó thường đại diện cho áp lực mua hoặc bán tối đa mà market có thể xử lí. Nó giống như một vận động viên điền kinh chạy hết sức đến cuối đường đua 100 thước và rồi phải dừng lại thở gấp. Thứ hai nó đại diện cho một cơ hội giao dịch mới cụ thể. Những phản ứng mạnh mẽ này báo hiệu set up một “bài” mà tôi tuân theo. Nếu chúng ta nhận được +1000 tick. Tôi sẽ set up lệnh Short, nếu nhận được -1000 tick tôi set up Long. Tôi sẽ thảo luận chi tiết bài này trong chương 9.
Điều này mang chúng ta đến quy tắc tiếp theo của việc sử dụng tick. Nếu tôi mua và thị trường đạt +1000 tick, tôi sẽ sử dụng nó như một chỉ báo để đóng hết số lệnh còn lại. Nếu tôi bán và thị trường đạt -1000 tick tôi sẽ sử dụng như tín hiệu thoát các lệnh còn lại.
Hình 6.1 là ảnh chụp nhanh các tick từ ngày 29 tháng 3 năm 2005. Đây là cách tôi thiết lập chúng trên biểu đồ TradeStation. Tôi sử dụng biểu đồ 5 phút nhưng khung thời gian không phải điều quan trọng – cái chính là tôi muốn nhìn thấy dữ liệu của toàn bộ phiên giao dịch.
Master1.png

Trong biểu đồ này chúng ta có thể thấy có các đường nằm ngang đặt tại các mức +1200, +1000, +800, +600 và tại các điểm -1200, -1000, -800, -600. Các đường ngang này được sử dụng với một mục đích rất cụ thể, đưa tôi đến quy tắc thứ tư của mình trong việc sử dụng tick (volumn): Tôi thiết lập cảnh báo âm thanh ở tất cả các mức độ đánh dấu chính. Bằng cách này, tôi không cần nhìn chằm chằm vào biểu đồ mà không bỏ lỡ bất kỳ một động thái nào nào. Những cảnh báo âm thanh này là một phần trong kế hoạch giao dịch của tôi. Tôi có thể nghe điện thoại, xuống nhà, trong phòng tắm mà vẫn nghe thấy tiếng tick chuyển động. Nhớ rằng ở cấp độ 800 và 1000 tôi hành động, vì vậy tôi không muốn bỏ lỡ chúng bất kể đang làm gì. Vâng đã có lúc tôi phải thực hiện giao dịch với cái quần quanh mắt cá chân, khi tôi lảo đảo bước ra khỏi phòng vệ sinh. Tôi dành nhiều thời gian bên màn hình máy tính, vì vậy tôi thích làm cho các cảnh báo này thêm phần thú vị. Khi tick đạt +1000 tôi nghe thấy tiếng vịt Daffy gào thét “Tôi giàu rồi, tôi giàu rồi”, và khi nó chạm -1000 tôi nghe thấy tiếng phù thủy độc ác xứ Oz khóc lóc “Tôi đang tan chảy”. Các trader đến thăm tôi nhướn mày khi những cảnh báo này xuất hiện, nhưng họ đã bắt đầu chú ý – đó chính là mục đích.
Tôi muốn nói rõ rằng tôi đặc biệt sử dụng đồ thị bar hoặc candlestick cho bất cứ điều gì phải làm với âm thanh cảnh báo. Một biểu đồ phổ biến khác “line on close” cũng tốt khi xem tick, vì nó giúp trader thấy khi nào họ đang thuận lợi hoặc “đang bị câu”. Tuy nhiên các loại biểu đồ này có thể, và thực sự đã, làm bỏ lỡ nhiều âm thanh vì đường line được tạo ra từ cuối mỗi thanh nến và nó bỏ lỡ các mức cao và thấp đã chạm vào mức báo động.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
Lại một trader chuyên nghiệp m5 à? :confused::confused::confused:
Ông này trade cả dài hạn và day trading bác ạ. Ngoài ra còn đầu tư cả tài sản thực, cái này cũng đã nói trong các chương trước. Khi kiếm dc tiền lão sẽ rút ra mua đất, mua vàng mua xu hiếm các kiểu. Đại khái không nên bỏ hết trứng vào một giỏ :D
 
Nói chung vào phần quan trọng của cuốn sách và cũng là phần khá khoai để thấm, thêm vào đó system ông viết chủ yếu cho chứng khoán nên anh em fx sẽ thấy khó nắm bắt, cứ nhẩn nha dịch và đọc thôi. Không nhất thiết phải học theo system của ông mà chỉ cần lấy ý tưởng giao dịch hoàn thiện cách trade của mình là đủ rồi
 
Vậy là ông ý chỉ dùng mỗi tick volume cho khung ngắn thôi sao ạ. Không kèm chỉ báo nào khác sao ạ?
 
Nói chung vào phần quan trọng của cuốn sách và cũng là phần khá khoai để thấm, thêm vào đó system ông viết chủ yếu cho chứng khoán nên anh em fx sẽ thấy khó nắm bắt, cứ nhẩn nha dịch và đọc thôi. Không nhất thiết phải học theo system của ông mà chỉ cần lấy ý tưởng giao dịch hoàn thiện cách trade của mình là đủ rồi
Đi vào chi tiết giao dịch của tác giả cũng có nhiều cái hay về tư duy gia dịch và sử dụng indicator.
 
Vẫn chưa hiểu vụ +/- theo volume này lắm, chưa từng thấy số liệu này trên chart bao giờ (dù có chơi cả cổ phiếu rồi)
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 185 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 949 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,244 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,310 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 333 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên