Microsoft - Kỳ vọng bứt phá trong năm 2018

Microsoft - Kỳ vọng bứt phá trong năm 2018

Microsoft - Kỳ vọng bứt phá trong năm 2018

tung56

Active Member
51
10
Trong những năm trước, Microsoft (NASDAQ:MSFT) từng là một gã khổng lồ đem lại nhiều hụt hẫng. Mặc dù là đàn anh trong giới công nghệ, là người đã thay đổi cách loài người sử dụng máy tính qua hệ điều hành Windows, trong những năm qua Microsoft lại trông có vẻ nhỏ bé trước những công ty công nghệ trẻ mới nổi như Google, Facebook, hay Amazon. Công ty sau đó đã trải qua những cải tổ lớn lao dưới sự dẫn dắt của CEO Satya Narayana Natadella kể từ năm 2014 và kết quả tích cực của những cải tổ ấy đang ngày càng hiện rõ. Trong 5 tháng đầu năm 2018 cổ phiếu MSFT đã ghi nhận tăng trưởng 18.2%, tối nhất trong 4 năm qua. Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ tại sao Microsoft là một công ty đáng để đầu tư trong năm nay.
ainvestorplace.com_wp_content_uploads_2017_03_microsoft_corporation_msft_ipsize_768x384.jpg

Tình hình kinh doanh quý 3 2018
Vào cuối tháng 4, Microsoft đã đưa ra báo cáo tài chính cho quý 1 của năm 2018. Các con số đều vượt mong đợi của các giới phân tích và đó là nguyên nhân chính giúp cổ phiếu của tập đoàn tăng liên tục trong tháng 5. Cụ thể thì so với quý trước, doanh thu của công ty tăng 16% lên mức 26.8 tỷ đô la, vượt mức kì vọng 25.77 tỷ; thu nhập kinh doanh đạt 8.3 tỷ đô la, tăng 23%; và lợi nhuận ròng thu về là 7.4 tỷ đô la, tăng 35%. Mức sinh lời trên từng cổ phiếu đạt 0.95 đô la, tăng 36%, vượt mức kì vọng 0.85 đô la theo khảo sát của Thomson Reuters.
Giám đốc tài chính của công ty, bà Amy Hood, cũng nói với các cổ đông rằng công ty kì vọng sẽ đạt mức doanh thu trong khoảng 28.8 đến 29.5 tỷ đô la trong quý tới, vượt trên mức 28.01 tỷ ước đoán theo khảo sát thị trường.
Ở phân khúc kinh doanh chủ đạo của tập đoàn chuyên về các dịch vụ máy tính cá nhân, bao gồm hệ điều hành Windows, các thiết bị phần cứng, dịch vụ game và quảng cáo, đạt mức doanh thu 9.92 tỷ đô la, tăng 135 so với cùng kì năm trước. Còn ở mảng dịch vụ cho doanh nghiệp và công sở, bao gồm các gói sản phẩm của Microsoft Office, LinkedIn, Microsoft Dynamics, mức doanh thu ghi nhận là 9.01 tỷ đô la, tăng 16.8%. Cuối cùng, mảng dịch vụ thông minh bao gồm chủ yếu là các dịch vụ điện toán đám mây, công ty thu về 7.90 tỷ đô la, tăng trưởng 17.3%.
Như vậy Microsoft đã có một khởi đầu không thể tốt hơn trong năm 2018, góp phần lý giải mức tăng trưởng ấn tượng của cổ phiếu MSFT trong 5 tháng đầu năm.
Microsoft Azure cùng Amazon Web Services thống lĩnh điện toán đám mây
Ngoài việc công bố các kế hoạch tài chính cho năm 2019, bà Amy Hood cũng nhấn mạnh với các cổ đông: “Tăng trưởng doanh thu sẽ tiếp tục dựa trên sự phát triển mảng dịch vụ điện toán đám mây”. Điều này cho thấy Microsoft tiếp tục đi theo chiến lược được vạch ra từ khi CEO Satya Natadella lên nhậm chức năm 2014: tập trung vào mảng điện toán đám mây. Theo thống kê đăng trên Forbes, lĩnh vực điện toán đám mây sẽ là một thị trường trị giá 411 tỷ đô la vào năm 2020 và các công ty công nghệ bắt buộc phải tham gia vào thị trường này nếu không muốn bị bỏ rơi lại.
Ở lĩnh vực này Microsoft có sản phẩm con cưng Azure để đối chọi lại với gã khổng lồ Amazon Web Services (AWS). Trong khi thế mạnh của AWS là sự đa năng đa nhiệm, đáp ứng đủ các nhu cầu của doanh nghiệp, thì thế mạnh của Azure lại nằm ở hệ sinh thái khép kín. Microsoft đã tung ra hàng loạt sản phẩm cho doanh nghiệp sử dụng như Microsoft Offices (MS Words, MS Excel), Outlook, Dynamics, LinkedIn, SharePoint, PowerBI. Tất cả những công cụ này đều có thể kết nối với Microsoft Azure, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tổng hợp thông tin trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra đây cũng là yếu tố khiến các doanh nghiệp ưa dùng Microsoft Azure. Nếu sử dụng AWS, họ phải mất công sức xây dựng nền tảng từ số 0, trong khi đó đa số các doanh nghiệp hiện nay đều dùng Microsoft Offices, LinkedIn, họ chỉ cần tích hợp thêm Azure là có ngay một công cụ quản lý và phân tích dữ liệu hiệu quả mà không cần phải xây mới.
Công ty phân tích thị trường Gartner đã chỉ ra rằng trong lĩnh vực điện toán đám mây hiện nay, Microsoft Azure và AWS là hai dịch vụ thống lĩnh thị trường và cả hai sẽ chiếm đến 90% thị phần trong năm 2019 nhờ vào ưu thế là người đi tiên phong. Còn chuyên gia phân tích ở Morningstar, ông Rodney Nelson thì dự đoán rằng trong 10 năm tới, Azure sẽ có mức tăng trưởng 31% mỗi năm và sẽ chiếm 40% tổng doanh thu của công ty vào năm 2028.
Microsoft đang tăng cường thích nghi với sự thay đổi trên thị trường
Các công ty công nghệ hiện nay đang liên tục mở rộng thêm loại hình kinh doanh mới, với Apple và Amazon chọn tham gia vào quảng cáo kỹ thuật số, Google kinh doanh xe tự điều khiển Waymo hay Nvidia tập trung vào sản xuất các thiết bị phần cứng tối ưu cho việc đào tiền điện tử. Còn Microsoft, ngoài việc tăng cường phát triển mảng điện toán đám mây, công ty đang cố gắng đi đầu trong lĩnh vực Vạn vật kết nối Internet (Internet of Things). Công ty đang đổ thêm nhiều tiền vào việc nghiên cứu trí thông minh nhân tạo cũng như các giải pháp IT cho doanh nghiệp để giúp tăng cường tự động hóa. Gần đây nhất là việc hợp tác với Toyota để giúp xây dựng các nhà máy thông minh, nơi các robot tự nói chuyện với nhau và tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề phát sinh.
Trong cuộc đua phát triển trí thông minh nhân tạo, Microsoft là người đi đầu cũng như là người tích cực nhất trong việc thâu tóm các start-up chuyên phát triển trí thông minh nhân tạo. Ngày 20/05, website của công ty đã đăng tin về việc thâu tóm start-up Semantic Machines, một công ty chuyên về việc giúp A.I phát triển khả năng giao tiếp. Thương vụ này không chỉ giúp Microsoft nâng cấp phần mềm Cortana, một trợ lý ảo dùng trong các doanh nghiệp, mà còn giúp họ thu về được một chuyên gia cực kì tài năng trong lĩnh vực này là ông Larry Gillick, trước đây từng đứng đầu bộ phận phát triển trí thông minh nhân tạo ở Apple. Và đây là start-up về trí thông minh nhân tạo thứ 6 được Microsoft mua lại kể từ năm 2014.
Gần đây nhất là ngày 04/06, Microsoft tuyên bố đã mua lại thành công trang web lưu trữ mã nguồn mở nổi tiếng trong giới phát triển phần mềm là Github với tổng số tiền là 7.5 tỷ đô la. Việc thâu tóm GitHub giúp Microsoft dễ dàng tiếp cận hàng trăm nghìn chuyên gia phát triển phần mềm tài năng trên thế giới, bổ sung vào danh sách hơn 300 nghìn chuyên gia phát triển ứng dụng đang sử dụng dịch vụ của công ty hiện nay.
Kết luận
Nhìn lại chúng ta có thể những chiến lược vạch ra bởi ban lãnh đạo của Microsoft đến giờ là vô cùng đúng đắn, việc đi sớm trong việc phát triển dịch vụ điện toán đám mây đã giúp Microsoft thống lĩnh được thị trường này trong thời gian ngắn, bỏ xa những đối thủ nguy hiểm khác như Google. Công ty đang tận dụng rất tốt ưu thế họ đang có để chuyển thành lợi nhuận. Do đó có thể nói năm 2018 sẽ là năm ghi nhận sự bùng nổ của Microsoft và hiện giờ vẫn chưa quá trễ để đầu tư vào gã khổng lồ công nghệ này.

Nguồn: https://www.investo.vn/blogs/chien-luoc/microsoft-ki-vong-but-pha-trong-nam-2018
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 398 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,467 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,088 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 287 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 160 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên