Mình học được gì ở lớp học đầu tư chương trình Thạc sĩ?

Mình học được gì ở lớp học đầu tư chương trình Thạc sĩ?

Mình học được gì ở lớp học đầu tư chương trình Thạc sĩ?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,221
32,351
Xin chào cả nhà!

Đây sẽ là một bài viết mình tin là cực kỳ thực tế và hữu dụng cho những anh em nào chưa xây dựng được cho bản thân một quy trình đầu tư bài bản, quy củ. Chuyện là cứ mỗi thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, mình phải "cắp sách" đến trường để đi học chương trình Thạc sĩ của trường Đại học Ngoại thương (mình học chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nhé). Vừa rồi mình được học một môn có tên là Phân tích và Quản trị đầu tư, trong đó hướng dẫn cả về Phân tích cơ bảnPhân tích kỹ thuật. Hôm nay, để giúp mọi người hình dung xem ở chương trình Thạc sĩ, người ta dạy cách đầu tư như thế nào, mình sẽ chia sẻ tóm gọn qua bài viết này nhé!

I. Phân tích cơ bản


Chúng ta sẽ trải qua quy trình như sau:

1. Phân tích vĩ mô toàn cầu


Lý do vì sao chúng ta phải phân tích vĩ mô toàn cầu là bởi nó sẽ giúp chúng ta xác định xem luồng vốn sẽ dịch chuyển như thế nào, từ đó biết được cơ hội đầu tư nằm ở đâu. Để phân tích vĩ mô toàn cầu, chúng ta sẽ đi đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ giá, môi trường chính trị xã hội pháp luật của các quốc gia trên thế giới.

2. Phân tích vĩ mô trong nước


Các nhân tố tác động ngay đến thị trường tài chính bao gồm: tỷ giá, lạm phát và lãi suất, vì chúng tác động trực tiếp đến số tiền lợi nhuận của nhà đầu tư.

Còn GDP, thâm hụt ngân sách, thái độ người tiêu dùng & sản xuất thì có ĐỘ TRỄ để xác nhận xem liệu nền kinh tế có thực sự tăng trưởng/ suy thoái hay không.

3. Phân tích chính sách


Cụ thể đi sâu các động lực cơ bản trên thị trường, chúng ta sẽ tiến hành phân tích hai loại chính sách chính của một quốc gia:
  • Chính sách tiền tệ: Là khi ngân hàng trung ương thực hiện tăng/ giảm lãi suất để kiểm soát lạm phát. Đây là chính sách tác động ngay đến thị trường tài chính, nên nó rất hữu dụng cho các nhà đầu tư ngắn hạn.
  • Chính sách tài khoá: Là khi chính phủ quyết định đến thu/ chi ngân sách, nhằm tăng trưởng GDP. Đây là chính sách tác động ngay đến nền kinh tế chứ không phải thị trường tài chính, nên nó phù hợp hơn với các nhà đầu tư dài hạn.
Đặc biệt đối với những nhà đầu tư chứng khoán, sau 3 bước này, chúng ta sẽ đi đến bước phân tích ngành và định giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Để đánh giá sức khoẻ tài chính của một công ty, chúng ta sẽ phân tích khả năng sinh lời qua:
  • ROIC (lợi suất trên vốn đầu tư) = Thu nhập (Income)/ Vốn đầu tư (Invested Capital).
  • Dòng tiền tự do: FCF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) - Đầu tư vốn cố định (FCInv).
  • Kết hợp phân tích lợi suất trên vốn cổ phần phổ thông bình quân (ROCE= Thu nhập ròng - cổ tức ưu đãi/ Vốn cổ phần phổ thông bình quân) với dòng tiền tự do FCF.
Ngoài ra, nhà đầu tư chứng khoán cũng không thể bỏ qua sự tăng trưởng của công ty, rủi ro giảm giá chứng khoán, quản trị công ty và thế mạnh kinh tế.

Nhắc tới đây, thầy mình có giới thiệu cho lớp về mô hình đầu tư CANSLIM giúp các nhà đầu tư có thể lọc được các cổ phiếu chất lượng, phù hợp với nhu cầu đầu tư của mình.

Lop-hoc-dau-tu-chuong-trinh-Thac-si-TraderViet1.png


II. Phân tích kỹ thuật


Để kiến thức thêm phần thực tế, thầy mình có mời một anh chuyên viên phân tích kỹ thuật của một công ty chứng khoán có tiếng tại Việt Nam đến chia sẻ một vài kinh nghiệm thực chiến. Sau đây là những gì mình ghi chép lại được và muốn phổ biến đến toàn thể anh em.

Nếu phân tích cơ bản giúp anh em xác định được xu hướng thị trường thì phân tích kỹ thuật sẽ giúp chúng ta xác định được khi nào nên mua và khi nào nên bán. Với biểu đồ nến, tâm lý thị trường sẽ được kể lại và nhiệm vụ của nhà đầu tư là đi tìm đọc những câu chuyện về lực cung/ lực cầu ấy.

Quy trình phân tích kỹ thuật như sau:

1. Xác định xu hướng


Tuỳ vào mỗi gu trader mà họ sẽ chọn ra cho mình một xu hướng sở trường để tham gia vào thị trường. Ví dụ, một trader chứng khoán A chọn cho mình xu hướng để tham gia là xu hướng tăng, nên chỉ khi nào thấy thị trường đang trong xu hướng tăng thì anh ta mới tham gia.

2. Sử dụng nến để xác nhận xu hướng


Nến có thể xác nhận cho hai kiểu xu hướng: tiếp diễn hoặc đảo chiều. Vậy với anh trader A, nếu thấy cây nến gần nhất xác nhận cho xu hướng tăng, anh ta mới xét đến bước tiếp theo.

3. Sử dụng khối lượng (volume) để xác nhận xu hướng


Volume chính là bằng chứng hỗ trợ cho giá.

Bằng chứng cho thấy quá trình tăng bền vững là: Giá tăng - thanh khoản mạnh, giá điều chỉnh giảm - thanh khoản yếu. Nhà đầu tư sẽ bán khi có cặp nến đảo chiều, gãy pha tăng (thanh khoản cạn kiệt).

Ngược lại, bằng chứng cho thấy quá trình giảm bền vững là: Giá giảm - thanh khoản mạnh, giá điều chỉnh tăng - thanh khoản yếu.

Lop-hoc-dau-tu-chuong-trinh-Thac-si-TraderViet2.png


Trường hợp giá tích luỹ mà thanh khoản cao chứng tỏ có ai đó đang giữ giá để bán, đây là dấu hiệu không tốt, nên các bạn cần phải lưu ý cắt lỗ trong những trường hợp này.

Quay trở lại với anh trader A thì nếu xác nhận đây là quá trình tăng bền vững, anh sẽ chuyển sang lọc bước thứ 4.

4. Sử dụng mô hình để xác nhận xu hướng


Cũng như nến, mô hình xác nhận cũng dành cho hai xu hướng: tiếp diễn hoặc đảo chiều.

Lop-hoc-dau-tu-chuong-trinh-Thac-si-TraderViet3.jpg


Có rất nhiều bài viết trên TraderViet viết về các mô hình này rồi, anh em có thể tham khảo thêm nhé!

https://traderviet.org/threads/mo-h...the-bo-qua-khi-giao-dich-cung-xu-huong.12051/

https://traderviet.org/tags/mo-hinh-nn-dao-chiu/

5. Sử dụng chỉ báo để xác nhận xu hướng


Có hai nhóm chỉ báo chính đó là:
  • Chỉ báo nhanh: RSI, Stochastic, MFI, ROC, CCI, momentum... Nhóm chỉ báo này dùng để đánh sideway cho scalper.
  • Chỉ báo chậm: MA, MACD, Bollinger bands, ADX, Parasolic SAR... Nhóm chỉ báo này dùng để đánh dài hơi.
Chuyên viên PTKT có chia sẻ thêm 3 chỉ báo anh hay sử dụng nhất là MA (MA10 và MA20), MACD và Bollinger bands.

Nếu giá nằm trên đường MA10 và MA20, anh sẽ đầu tư. Khoảng cách giữa hai đường MA càng xa thì độ khuếch đại tăng/ giảm càng lớn. Xu hướng giảm mà giá nằm dưới MA10 thì khả năng cao sẽ giảm mạnh.

Để biết về khoảng thời gian nắm giữ, anh sử dụng MACD. Cụ thể, anh đo xem trung bình đường Fast MA nằm trên đường Signal trong bao lâu, để ước lượng được giá có xu hướng tăng tích cực trong bấy lâu.

Đương nhiên, để chắc chắn hơn trong phân tích của mình, anh khuyên các nhà đầu tư nên sử dụng các yếu tố hợp lưu. Chẳng hạn, đầu tư khi MACD dương và Fast MA nằm trên đường signal; kết hợp với giá nằm trên đường MA10; giá sẽ càng có khả năng tăng mạnh nếu vừa nằm trên MA10, vừa men theo dải trên của Bollinger bands (trong trường hợp giảm thì ngược lại).

Lop-hoc-dau-tu-chuong-trinh-Thac-si-TraderViet5.png


Như vậy, sau khi đã confirm cho xu hướng tăng mạnh, chúng ta mới qua bước cuối cùng.

6. Xác định điểm mua/bán


Để xác định được điểm entry/exit, chúng ta có thể sử dụng hỗ trợkháng cự như một công cụ hữu ích. Theo thông kê, giá thường chạm S&R khoảng 27% quãng thời gian và giá dao động tại các vùng hợp nhất ngang 35%.

Hỗ trợ thành kháng cự khi hỗ trợ bị phá vỡ. Ngược lại, kháng cự thành hỗ trợ khi kháng cự bị phá vỡ.

Lop-hoc-dau-tu-chuong-trinh-Thac-si-TraderViet5.jpg

Đừng quên, chúng ta chỉ nên vào lệnh khi đó là kèo có tỷ lệ R:R tối thiểu là 1:2 nhé!

Lời kết


Trên đây là những chia sẻ thực tế trong buổi học môn đầu tư ở chương trình Thạc sĩ của mình. Lời khuyên mình muốn gửi đến các bạn sau cùng là dù bạn theo trường phái đầu tư nào, hãy cứ chọn ra một quy trình bài bản để làm khung tuân thủ cho chính mình. Chúng ta không cần phải có một chiến lược quá phức tạp, mà chỉ cần thuần thục một vài kỹ thuật giúp chúng ta cảm nhận tốt được nhịp đập của thị trường theo thời gian là ok rồi anh em ạ!

Hy vọng những quy trình mang tính tham khảo trên sẽ giúp anh em định hướng rõ hơn những công việc cụ thể mà một nhà đầu tư chuyên nghiệp cần phải làm là gì để không còn hoang mang mỗi khi đứng trước thị trường nữa :)

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
Chỉnh sửa lần cuối:
sao không dạy về quản lý vốn, cắt lỗ trước, đã có thống kê 95% là thua lỗ rồi
 
Trong tấm hình cover có em Lê Huệ nha các anh em
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 584 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,221 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 488 Xem / 38 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên