Mô hình Cầu nhảy - Mô hình biểu đồ đầy sức mạnh của Bulkowski

Mô hình Cầu nhảy - Mô hình biểu đồ đầy sức mạnh của Bulkowski

Mô hình Cầu nhảy - Mô hình biểu đồ đầy sức mạnh của Bulkowski

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,858
84,395
Xin chào toàn thể anh em,

Đây là một bài viết về một mô hình giá khá mới mẻ - với tên gọi là mô hình "Cầu nhảy". Nếu anh em nào hay theo dõi Seagame hay Olympic chắc không xa lạ gì với bộ môn này, còn nếu anh em nào chưa biết thì có thể quan sát trên cover sẽ biết.

Đây là một bài viết của tác giả Bulkowski - một người không mấy xa lạ với anh em khi là tác giả của cuốn Bách khoa toàn thư về mô hình giá. Bài viết được chính tác giả đăng trên một tạp chí chuyên san dành cho anh em Traders (Do mình mới đăng ký nên đang khá là hào hứng đồng thời cũng tìm được khá nhiều bài viết hay). Chính vì sự hay ho đó, mình xin phép được lược dịch để phục vụ anh em. Bài viết này đăng trong tạp chí có độ dài 4 trang - khá dài, nên mình xin được mạn phép chia ra 2 phần.

-------------​

Vào mùa đông năm 2017, tôi đang nắm một số lượng tiền mặt khá lớn, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm cổ phiếu để mua. Trong khi lướt qua các biểu đồ khung thời gian tuần của 515 cổ phiếu mà tôi theo dõi, tôi nhận thấy một mô hình biểu đồ xuất hiện với tần suất khá dày đặc, một mô hình mà tôi chưa từng tìm thấy trước đây.

Sau khi nghiên cứu với một số mẫu số nhất định, tôi nhận ra rằng đây không phải là một mô hình mới. Đó là Mô hình Cầu nhảy, một mô hình biểu đồ mà tôi đã khám phá ra vào năm 2010. Tôi đã xem xét nghiên cứu nó, giao dịch với nó và tôi sẽ chia sẻ một số chi tiết về mô hình này trong bài viết ngày hôm nay cùng với với những phát hiện mới.

Mô hình Cầu nhảy là gì?


Hãy nhìn vào cover - đó là một ví dụ điển hình về Cầu nhảy. Để tìm thấy chúng, tôi sử dụng đồ thị khung thời gian tuần, nhưng chúng cũng xuất hiện trên các khung thời gian khác. Tuy nhiên, tôi chỉ thử nghiệm chúng với dữ liệu giá là tuần.

upload_2020-2-5_16-18-23.png


Hình trên đây cho thấy một mô hình Cầu nhảy được biểu thị bằng các đường xu hướng màu đỏ. Ván nhảy là phần nằm ngang từ A đến B. Hãy tìm một vùng nền phẳng, nghĩa là phần dưới của mô hình sẽ chạm vào một đường ngang hoặc gần như là nằm ngang dọc theo chiều dài của nó. Các đỉnh có thể gồ ghề như một dãy núi. Tôi không quan tâm lắm đến hình dạng của đỉnh mô hình.

Chúng ta hãy chọn giao dịch với các mô hình Cầu nhảy nằm trong một xu hướng giá chính (dài hạn) là đi ngang hoặc tăng. Tôi đã loại bỏ nhiều mô hình Cầu nhảy khỏi phân tích của tôi nếu tôi tìm thấy chúng trong một xu hướng giảm. Lý do có điều này là bởi vì tôi muốn nhu cầu mua (Lực cầu) sẽ giúp đẩy giá cổ phiếu lên sau khi mô hình được hoàn thành, chứ không phải chỉ đơn giản là thoát ra khỏi khu vực hợp nhất trong giây lát rồi lại để dòng chảy ào ạt của xu hướng giảm dài hạn cuốn đi.

Theo phần Ván nhảy của mô hình biểu đồ, một cú nhún rõ rệt xảy ra sẽ đưa giá vào trong nước (nó tương tự khi chúng ta dậm vào ván nhảy đặt sát mặt nước). Đôi khi, mức giảm có thể chỉ là một thanh giá đâm xuống phía dưới và diễn ra nhanh trong một tuần, nhưng đó không phải là sở thích của tôi. Tôi thích thấy một mô hình được hiển thị giống như trong hình phía trên hơn. Sự sụt giảm từ B đến C kéo dài nhiều tuần, nhanh chóng và theo một đường thẳng hướng xuống.

Ngay tại vùng đáy (C), giá tăng trở lại và đi vào vùng giá của Ván nhảy (tăng từ C đến D). Không phải tất cả các mô hình Cầu nhảy sẽ thấy giá quay trở vùng đáy của mô hình (nghĩa là quay trở lại vùng giá AB). Chúng ta sẽ thảo luận về điều này trong phẩn số liệu thống kê.

Đối với những cổ phiếu vượt qua đỉnh của mô hình, giá có xu hướng tăng vọt, với một mức tăng trưởng điên rồ.

Đôi khi, bạn có thể vẽ một đường xu hướng đi dọc theo đỉnh của điểm rơi từ E đến C (đường xu hướng ED). Khi giá đóng cửa trên đường xu hướng đó, đó là một tín hiệu mua. Nó cũng là một điểm vào lệnh mang đến rủi ro cao khi nhiều khả năng điểm phá vỡ có thể còn nằm dưới AB. Một kỹ thuật an toàn hơn là đợi giá đóng cửa trên đỉnh của Ván nhảy (trên giá của F) sau đó mua vào lúc mở cửa vào ngày hôm sau.

Trong ví dụ này, bạn có thể vẽ đường xu hướng xuống từ F đến E và mở rộng nó (xem đường màu xanh lá cây). Khi giá đóng cửa trên đường này, nó sẽ báo hiệu một tín hiệu mua. Chúng ta sẽ mua tại giá mở cửa của thanh giá tiếp theo. Trong trường hợp này, đường xu hướng không đủ dốc để tạo ra sự khác biệt về giá mua khi phá vỡ khỏi đường xu hướng so với giá mua khi đóng cửa trên mức F. Khối lượng giao dịch trong mô hình Cầu nhảy lý tưởng có thiên hướng dốc xuống từ trái sang phải. Tôi chỉ ra điều này bằng đường kẻ màu xanh nước biển. Tuy nhiên, với mô hình Cầu nhảy trong ví dụ trên, độ dốc của khối lượng là không rõ ràng.

Lý do cho hành động giá đằng sau mô hình này là những chú bò và gấu đang trong một cuộc chiến giành quyền kiểm soát cổ phiếu. Giá di chuyển theo chiều ngang mà không có phe nào đang chiếm ưu thế rõ ràng (xu hướng AB). Đột nhiên, giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ đồng thời hình thành một động thái giảm mạnh khi áp lực bán áp đảo nhu cầu mua (giảm từ B xuống C). Đáng ngạc nhiên, đây lại là một động thái giả. Những chú bò đang chờ đợi để mua cổ phiếu với giá rẻ. Hành động mua vào đẩy giá tăng cao hơn, và đi kèm theo đó là một sự phục hồi nhanh chóng (CD).

Và tin tốt không chỉ dừng lại ở đó. Thông thường (nhưng không phải lúc nào cũng thế), áp lực mua sẽ khiến cổ phiếu tăng cao hơn. Cao hơn bao nhiêu? Trung bình 67% phía trên đỉnh của mô hình (trên F).

Số liệu thống kê:


Chúng ta sẽ cùng nhau nói một chút về số liệu thống kê. Tôi đã tìm thấy 865 mô hình Cầu nhảy trên khung thời gian tuần bằng cách sử dụng dữ liệu từ giữa năm 1990 đến cuối năm 2017. Số liệu thống kê tôi trích dẫn trong bài viết này chỉ liên quan đến thị trường tăng giá. Hình dưới đây minh họa những gì tôi đã tìm thấy. Tất cả các giá trị trong hình là giá trị trung bình. Độ dài trung bình (AB) của Ván nhảy là 217 ngày, tương đương khoảng bảy tháng. Một nửa các Ván nhảy dài hơn mức trung bình này và một nửa số còn lại là ngắn hơn. Thời gian từ ván nhảy đến khi vận động viên tiến hành dậm nhảy (AC) đo lường được ở mức trung bình là tám tháng hoặc 246 ngày. Mức giảm BC dốc, với mức giảm bình quân 14% chỉ trong hơn một tháng và phục hồi sau đó. Các cổ phiếu đóng cửa trên đỉnh của mô hình biểu đồ cho thấy giá tăng 40% (trung bình là 67%) và phải mất khoảng bảy tháng trước khi giá đạt đỉnh.

Untitled.png

Để cho ra những kết quả đó, tôi đã xác định đỉnh cao nhất (mức đỉnh được hình thành trước khi giá giảm ít nhất 20%, được đo từ mức giá cao nhất đến mức giá đóng cửa). Nếu giả sử bạn đặt lệnh dừng lỗ dưới mức cao nhất 20%, bạn có thể bỏ đi một mức lợi nhuận trung bình gần 50% trong vòng chưa đầy 14 tháng (thời gian trung bình cho đến khi giá đạt mức đỉnh cao nhất mất tới 419 ngày). Tất nhiên, mức tăng trung bình sẽ là thấp hơn (20% sau khi bị stop out). Mặc dù vậy, tôi cho rằng mức tăng 20% khá tốt với khoảng thời gian nắm giữ xấp xỉ một năm.

Tôi cũng xem xét sẽ có bao nhiêu giao dịch thất bại với việc giá không thể quay trở về vùng nền của Ván nhảy. Kết quả là 12% thất bại trong việc tiệm cận AB. Cùng lúc đó, 25% cho thấy thấy giá dừng lại tại vùng giá của ván nhảy, nghĩa là giá đã đạt đỉnh ở đâu đó giữa AB và D trước khi đóng cửa dưới đáy của mô hình (C) hoặc giảm 20%. Sáu mươi ba phần trăm của các mô hình tiếp tục tăng cao hơn, vượt lên và đóng cửa trên D.

Bài dịch đã khá dài, mình xin phép anh em được dừng lại tại đây, phần sau chúng ta (Có lẽ là bác Bulkowski sẽ hay hơn) sẽ đề cập sâu hơn tới cách kết hợp các lý thuyết, số liệu thống kê để hình thành mẹo giao dịch và cách đặt dừng lỗ!

Hẹn gặp lại anh em ở các bài dịch sau và chúc anh em nghiên cứu cũng như tìm tòi thành công!
Mạc An
Nguồn: T.Bulkowski
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
Em cảm ơn anh đã chia sẻ . Anh làm một danh sách bài viết của anh đi . Em tra các bài viết của anh trên diễn đàn để đọc mà ko thấy .
 
có vẻ nó hợp vs chứng hơn là fx!
Bulkowski gd chứng khoán và các nghiên cứu của ông dựa trên thị trường chứng khoán. Anh em khi áp dụng thì cố gắng lục càng nhiều dữ liệu quá khứ của các mặt hàng rồi xem nó có tương tự không, thời gian xảy ra bao nhiêu lâu cũng như xác suất để xem liệu có áp dụng được không ạ!
 
Bulkowski gd chứng khoán và các nghiên cứu của ông dựa trên thị trường chứng khoán. Anh em khi áp dụng thì cố gắng lục càng nhiều dữ liệu quá khứ của các mặt hàng rồi xem nó có tương tự không, thời gian xảy ra bao nhiêu lâu cũng như xác suất để xem liệu có áp dụng được không ạ!
thanks rất nhìu Mạc TS!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 221 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 44 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 594 Xem / 46 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 307 Xem / 2 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên