Mô hình Cốc và Tay cầm - Phương pháp giao dịch và kỹ thuật vào lệnh trước cú breakout

Mô hình Cốc và Tay cầm - Phương pháp giao dịch và kỹ thuật vào lệnh trước cú breakout

Mô hình Cốc và Tay cầm - Phương pháp giao dịch và kỹ thuật vào lệnh trước cú breakout

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Phần trước dưới đây anh em, nếu chưa đọc thì anh em nên đọc để hiểu được tư duy và câu chuyện của mô hình trước khi đi vào phương pháp vào lệnh:

>> Mô hình Cốc và Tay cầm - Tư duy và một vài lưu ý khi giao dịch

Phát hiện mô hình Cốc và Tay cầm đúng không quá khó, cái khó là kiếm được lợi nhuận dựa trên nó bằng 1 chiến lược đầy đủ và chặt chẽ. Đó sẽ là chủ đề mà chúng ta bàn tối nay: phương pháp giao dịch với mô hình Cốc và Tay cầm (cup and handle)

Cốc và Tay cầm - Vào lệnh ở đâu?


Mô hình Cốc và Tay cầm xác nhận phá vỡ khi giá phá lên phần tay cầm, và đó là lúc chúng ta vào lệnh. Nhưng vẫn còn 2 thứ cần phải cân nhắc
  1. Ta có cần đợi giá đóng cửa không?
  2. Hay có thể đặt lệnh buy stop luôn?
Mỗi phương pháp đều có mặt lợi và hại của nó. Nếu anh em đợi giá đóng cửa mới vào lệnh, chắc chắn sẽ tránh được các cú phá vỡ giả - false breakout. Nhưng nếu cú breakout đẩy giá lên quá xa so với điểm phá vỡ và đóng cửa ở trên đó thì coi như anh em đã lỡ kèo. Vào lệnh tại vị trí này là rất tệ và không thể nào dừng lỗ hợp lý.

coc-tay-cam-traderviet5.png

Nếu đặt buy stop, anh em phải chịu rủi ro phá vỡ giả để đổi lấy 1 entry tốt hơn với risk:reward hấp dẫn hơn. Điều này phụ thuộc vào anh em thôi, không có cái nào là tốt nhất cho tất cả mọi người cả.

Cốc và Tay cầm - Đặt stop loss ở đâu?


Stop loss phải được đặt chỗ nào đó mà khi giá giảm về mức này thì setup trading của anh em chính thức bị sai. Nôm na khi giá giảm về mức này thì không còn lý do gì để anh em ở lại thị trường nữa.

Đối với mô hình Cốc và Tay cầm, kèo bị sai khi giá phá xuống đáy thấp nhất của phần tay cầm. Để tránh phá vỡ giả thì anh em đặt stop 1 ATR tính từ đáy thấp nhất này.

coc-tay-cam-traderviet11.png

Cốc và Tay cầm - Thoát lệnh và lướt con sóng dài


Mô hình Cốc và Tay cầm sẽ nhiều lần cho anh em 1 kèo lướt được 1 con sóng dài rất sướng, và thật là dở khi Trader không thích lướt sóng mà thoát khỏi thị trường quá sớm. Sau khi phá vỡ khỏi Cốc và Tay cầm, giá sẽ có đủ động lực để tạo nên 1 xu hướng mới, hoặc tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Ta sẽ vận dụng trailing stop để lướt được con sóng này.

Dưới đây là 2 công cụ có thể xài được:
  1. Moving Average
  2. Các điểm đảo chiều (swing high-swing low)
Nếu dùng đường moving average, anh em sẽ liên tục dời stop loss Theo đà tăng của giá bằng đường ma, và thoát lệnh khi giá ĐÓNG CỬA DƯỚI đường ma. Cơ bản để lướt con sóng ngắn hạn thì nên xài MA 20, sóng trung hạn thì MA 100, và sóng dài hạn thì MA 200. Với các mẫu hình Cốc và Tay cầm, xu hướng được tạo ra sau khi phá vỡ sẽ trải dài từ ngắn, trung và dài hạn, nên việc này tuỳ vào ý thích của anh em.

coc-tay-cam-traderviet10.png

Có thể dời stop loss khi các swing low được tạo ra, như hình dưới:

coc-tay-cam-traderviet9.png

Cốc và Tay cầm - Kỳ vọng mục tiêu của mô hình


Trailing stop là 1 kỹ thuật mạnh, có thể đem lại lợi nhuận khủng nếu thuần thục, tuy nhiên chúng ta cũng có thể kỳ vọng trước mục tiêu của mô hình để đặt sẵn take profit, vì sau khi hoàn thành 100% mục tiêu tức là mô hình đã xong nhiệm vụ của nó, nó không còn tác dụng trong việc đẩy giá lên cao hơn nữa.

Mục tiêu của mô hình Cốc và Tay cầm gần bằng chiều cao của Cốc, tính từ điểm phá vỡ lên phía trên:

coc-tay-cam-traderviet8.png

Cốc và Tay cầm - Kỹ thuật vào lệnh trước cú breakout


Thậm chí anh em có thể vào lệnh trước khi cú breakout xảy ra để có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn mà vẫn giữ nguyên xác suất thắng. Đây là 1 kỹ thuật khó.

1. Tập trung quan sát thị trường khi vùng giá Tay cầm đang hình thành. Để ý đà tích luỹ càng chặt, giá di chuyển càng hẹp thì càng tốt

coc-tay-cam-traderviet7.png


2. Phóng vào chart khung thời gian thấp hơn (nếu mô hình trên D1 thì phóng vào H4, nếu trên H4 thì phóng vào H1) và chờ đợi 1 cú false break tại vùng hỗ trợ

coc-tay-cam-traderviet6.png

3. Nếu false break xảy ra, buy ngay với stop loss 1 ATR dưới đáy nến false break

Trên đây là chiến lược vào lệnh với mô hình Cốc và Tay cầm, anh em thấy hay thì THẢ TIM cho bài viết nhé. Xin mời các anh em quan tâm tới mô hình này vào bình luận @Vũ Thái Dương @forex_vn @Tu*_Mã_Ý @Nhau Kha Ny @Vũ Văn Nam @Iamconcam

Xin Cảm Ơn!

Tham khảo tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,498 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,574 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 368 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 357 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên