Mô hình dự đoán chính sách lãi suất của Fed? Bạn đã từng biết đến Taylor Rule?

Mô hình dự đoán chính sách lãi suất của Fed? Bạn đã từng biết đến Taylor Rule?

Mô hình dự đoán chính sách lãi suất của Fed? Bạn đã từng biết đến Taylor Rule?

khapham1010

Active Member
639
4,966
Taylor Rule là một mô hình dự báo lãi suất được phát minh bởi nhà kinh tế học nổi tiếng John Taylor vào năm 1992 và được phác thảo trong một nghiên cứu năm 1993 của ông có tên "Discretion Vs Policy Rules in Practice".

Vào đầu thập niên 1990, Tiến sĩ John Taylor thực hiện một loạt các giả định đáng tin cậy cho rằng Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) xác định lãi suất trong tương lai dựa trên một lý thuyết kỳ vọng về tình hình kinh tế vĩ mô trong tương lai của nền kinh tế. Đây là một mô hình nghiên cứu dạng truy hồi quá khứ, kiểu giống phương pháp kiểm định back test anh em Trader hay dùng để test hệ thống giao dịch :p nhưng tất nhiên phức tạp hơn nhiều vì dùng toán xác suất thống kê có hệ thống bài bản để nghiên cứu.

Mô hình này giả định nếu thị trường lao động và thị trường tiêu dùng có kỳ vọng tốt vào tương lai của nền kinh tế, lãi suất FED sẽ không cần phải thay đổi. Thị trường lao động và thị trường tiêu dùng sẽ được phản ánh bởi tỷ suất lạm phát hoặc tỉ lệ tăng trưởng GDP.

Nói có sách, mách có chứng, anh em thử xem khả năng dự báo của mô hình Taylor Rule trong chart dưới đây:

mo-hinh-du-doan-chinh-sach-lai-suat-cua-fed-ban-da-tung-biet-den-taylor-rule-traderviet-1.png

Chart thể hiện giai đoạn lãi suất FED kể từ năm 1993 đến năm 2015. Bạn có thể thấy Taylor Rule (đường màu xanh) đi rất sát với số liệu chính thức mà FED đưa ra (đường gạch màu đen). Chỉ duy nhất 2 đoạn bị lệch pha trong 2 giai đoạn bong bóng dot com và khủng hoảng kinh tế 2007-2008.

Công thức của Taylor rule được tính như thế nào?


Vì là một mô hình dự báo phân tích cơ bản, nên Taylor Rule cũng được thiết lập dựa trên các chỉ báo kinh tế. Công thức có dạng như sau:

i = r + pi + 0.5 (pi-pi*) + 0.5 ( y-y*).
Trong đó:

i = lãi suất dự đoán của FED.
r* = lãi suất thực của FED (thường ở mức 2%).
pi = tỷ suất lạm phát
p* = mục tiêu lạm phát
Y = logarithm of real output
y* = logarithm of potential output

Công thức có thể diễn giải theo cách hiểu thế này: cục dữ trữ liên bang (FED) sẽ tăng lãi suất trong trường hợp lạm phát gia tăng (trên mức lạm phát mục tiêu). Ngược lại, FED sẽ giảm lãi suất khi tỷ suất lạm phát nằm dưới mức mục tiêu lạm phát cho phép hoặc khi tăng trưởng kinh tế (đo bằng GDP) ở mức thấp.

Một khi lạm phát đạt mục tiêu và GDP tăng trưởng đúng theo kỳ vọng, lãi suất sẽ được giữ nguyên.

Mô hình này được sử dụng để giúp làm ổn định tình hình kinh tế trong chu kỳ ngắn hạn và ổn định các yếu tố lạm phát trong thời gian dài hạn

Taylor Rule giúp dự báo khủng hoảng kinh tế?


Mặc dù mô hình Taylor Rule có thể giúp dự báo lãi suất của FED trong thời kỳ kinh tế phát triển tốt. Taylor Rule cũng có thể giúp chúng ta phán đoán khủng hoảng trong trường hợp nền kinh tế trong thời kỳ xấu.

Giả sử một trường hợp để các bạn dễ hiểu, các ngân hàng trung ương như FED khi giữ mức lãi suất cố định quá thấp hoặc quá lâu. Điều này có thể gây ra các bong bóng tài chính vì lạm phát không được kiểm soát chặt chẽ (giá cả vì thế tiếp tục tăng mãi gây ra hiện tượng bong bóng).

Điều này đã từng xảy ra trong thực tế và Taylor Rule có thể giúp ta dự đoán được khủng hoảng. Bạn quan sát chart bên dưới, mình đã vẽ thêm 2 giai đoạn bong bóng dot com và khủng hoảng kinh tế năm 2007 - 2008.

mo-hinh-du-doan-chinh-sach-lai-suat-cua-fed-ban-da-tung-biet-den-taylor-rule-traderviet-2.png

FED đã giữ lãi suất ở mức quá thấp trong suốt giai đoạn bong bóng dot com những năm 2000, dẫn đến việc hình thành bong bóng bất động sản và khủng hoảng tài chính vào năm 2008.

Nếu như FED đi theo mô hình Taylor Rule trong giai đoạn bong bóng dot com, có lẽ đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ không tệ như chúng ta từng trải qua.

Theo investopedia
 

Đính kèm

  • mo-hinh-du-doan-chinh-sach-lai-suat-cua-fed-ban-da-tung-biet-den-taylor-rule-traderviet.png
    mo-hinh-du-doan-chinh-sach-lai-suat-cua-fed-ban-da-tung-biet-den-taylor-rule-traderviet.png
    3.2 KB · Xem: 3

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Ở Việt Nam chỉ phổ biến mô hình bứt xxx chẵn lẻ hoặc mô hình sấp ngửa thôi. Cái mô hình nói trên phức tộp quá
 
Công thức này các quỹ lớn mới xài chứ anh em trader nhỏ lẻ như mình thì cứ sóng lớn thì theo thôi :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 71 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên