Mô hình nến Nhật và phương pháp siêu dễ để ghi nhớ và áp dụng

Mô hình nến Nhật và phương pháp siêu dễ để ghi nhớ và áp dụng

Mô hình nến Nhật và phương pháp siêu dễ để ghi nhớ và áp dụng
Ai quan tâm tới việc trade ? Bạn đi dịch rồi hướng dẫn không đúng nghĩa của từ rồi truyền thông nói người đọc cứ nhớ vậy là chuẩn, bạn làm sai ngữ nghĩa dạy cho người khác học theo cái kiểu tiếng Việt của bạn, mình là người đọc phản ảnh lại thôi vì thấy linh tinh trong ngôn ngữ.
Thực ra em rất thích biết được điều mới, nên mới cám ơn bác đã chỉ ra cái sai cho em, điều đó có lợi mà :rolleyes:
Nhưng mục tiêu của bài viết vẫn là giúp anh em biết được, nhớ được, áp dụng được vào trading. Đó là mục tiêu hàng đầu, và em nghĩ bài viết hoàn thành xuất sắc việc đó o_O
Nếu không quan tâm tới trading, chắc em cũng không gõ bài này, và cũng chẳng ai muốn đọc nó đâu :D
 
Mình đánh giá cao công sức dịch bài của anh em, tuy nhiên một số nội dung đi quá xa so với chuyên môn, cụ thể là:
1. Việt hóa quá lố, như cái bác gì ánh sáng phương Nam có nói;
2. Không liên quan trading.
3. Không xúc tích, sao bác không nói về pinbar là 1 mô hình cực kì giá trị.
Ngu ý của mình, nên dịch ý tưởng và nd chính thôi, những thuật ngữ chuyên môn như doji, hammer, engulfing bar ...nên để nguyên để tránh nhầm lẫn và anh em làm quen với từ ngữ quốc tế.
Happy trading!
 
Dịch giải nghĩa tiếng Việt mà cũng lộn xộn không xong.
Tiếng Anh Evening Star dịch ra tiếng Việt là Sao hôm ( làm gì có sao buổi chiểu?) tức Sao Kim ( sao Thái bạch theo đông phương, sao venus theo phương tây). Cái nến xanh dài đấy không tượng trưng cho ban ngày mà tượng trưng cho sao kim vì sao kim là sao sáng đứng thứ hai trong hệ mặt trời và buổi sớm ta vẫn nhìn thấy nó nên cũng được gọi là Sao mai. Cái nến đỏ nối sau có nghĩa là màn đêm đến rồi nhưng chưa che được ánh sao Venus.
Em thấy Bác quan trọng hóa vấn đề quá, cái vấn đề ở đây không phải là vấn đề ( Trading...chắc bác cũng không phải dạng vừa đâu?). chắc bác tối qua bị vợ mắng đúng hông nào?
 
Mô hình nến Nhật là phương pháp giao dịch nổi tiếng nhất của châu Á, bên cạnh Ichimoku cùng làm nên sự thành công và phổ biến của phân tích kỹ thuật phương Đông. Nếu phương Tây có Price Action, sóng Elliott hay indicator thì phương Đông nổi tiếng với mô hình nến Nhật.

Tuy nhiên việc giao dịch với mô hình nến Nhật khá khó khăn vì các mô hình nến rất đa dạng và khó nhớ. Đi đôi với mỗi dạng mẫu hình là 1 sentiment khác nhau của đám đông dẫn đến khó khăn trong ghi nhớ và áp dụng nến Nhật của Trader. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mình ghi nhớ các mẫu hình nến Nhật thông dụng nhất cùng sentiment của chúng. Chúng ta cùng xem.

Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Engulfing


Mô hình nến Bullish/ Bearish Engulfing luôn bao gồm 1 cặp gồm 2 nến ngược nhau, trong đó nến phía sau bao bọc toàn bộ nến phía trước vào trong nó. Nếu nến phía sau là nến tăng bao bọc nến giảm đằng trước thì là Bullish Engulfing, ngược lại nến phía sau là nến giảm bao bọc nến tăng phía trước thì là Bearish Engulfing.


Bullish/ Bearish Engulfing đều thể hiện sự đuối sức của xu hướng trước đó và báo hiệu sắp có đảo chiều xảy ra.

Cách nhớ: chữ Engulfing trong tiếng Anh là “nhấn chìm”, anh em chỉ cần nhớ khi gặp 1 cặp nến mà nến sau nhấn chìm nến trước thì sẽ là Engulfing.

Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Harami


Đây là mô hình nến ngược lại với Engulfing, cũng bao gồm 2 nến, nhưng nến đầu tiên sẽ bao bọc lấy nến đứng sau. Bearish Harami thường xuất hiện khi trước đó là 1 đoạn xu hướng tăng, bao gồm 1 nến tăng đầu tiên và nếu sau là tăng hay giảm đều được. Ngược lại Bullish Harami gồm 1 nến giảm đầu tiên và nến sau bị nó bao bọc, nến sau là tăng hay giảm đều được. Harami là nến thể hiện sự yếu đi của xu hướng nhưng sau đó không nhất thiết phải là đảo chiều. Harami cũng có thể được gọi là inside bar trong Price Action.

View attachment 74030
Bearish harami

View attachment 74029
Bullish Harami​

Cách nhớ: Harami trong tiếng Nhật là “mang bầu”, hình ảnh cây nến đứng trước bao bọc nến phía sau giống như người mẹ mang bầu vậy. Mà mang bầu thì đương nhiên sẽ mệt mỏi và nặng nhọc, gợi nhớ sự yếu đi và mệt mỏi của xu hướng phía trước.

Mô hình nến Nhật: Doji và Doji bóng dài


Doji là mô hình nến Nhật khá nổi tiếng, nó chỉ là 1 nến đơn có giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau hoặc rất gần nhau. Doji báo hiệu sự do dự của thị trường, và là 1 tín hiệu đảo chiều quan trọng của đỉnh xu hướng tăng và đáy xu hướng giảm. Nison (1991) phát biểu rằng doji báo hiệu rất tốt tại đỉnh xu hướng tăng, nhưng không tốt tại đáy xu hướng giảm. Nến doji bóng dài là 1 nến doji có bóng trên hoặc dưới rất dài.


Cách nhớ: Doji trong tiếng Nhật là “không có thay đổi gì, giống nhau”, thể hiện sự (gần) bằng nhau của giá đóng và mở của cây nến.

Mô hình nến Nhật: Evening Star


Evening Star là mô hình nến gồm 3 nến: 1 nến tăng dài, theo sau là 1 nến nhỏ và có thân nằm hẳn phía trên của thân nến thứ 1, cuối cùng là 1 nến giảm dài. Evening Star luôn xuất hiện tại đỉnh của 1 xu hướng tăng, thể hiện xu hướng sắp đảo chiều.


Cách nhớ: Evening Star dịch ra tiếng Việt là “sao ban chiều”, tương tự như buổi chiều tà dự báo màn đêm sắp bao phủ bầu trời, thể hiện giá sẽ có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Biểu hiện của 3 cây nến cũng giống như giao của buổi chiều với đêm, trong đó cây nến nhỏ chính giữa là ngôi sao buổi chiều, cây nến tăng đầu tiên tượng trưng cho ban ngày, cây nến giảm cuối tượng trưng cho màn đêm.

Mô hình nến Nhật: Gravestone Doji


Gravestone Doji là nến Doji bia mộ. Nó là 1 nến doji có bóng trên dài và không có bóng dưới (hoặc bóng dưới rất nhỏ vẫn đúng). Doji bia mộ thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và có thể có đảo chiều thành giảm.


Cách nhớ: Nến này nhìn giống cái bia mộ nhìn từ phía ngang sang. Vậy thôi. Hoặc có thể tưởng tượng nến này như cây nhang đang được cắm thẳng đứng. Nhang với bia mộ là biết hẻo rồi, sắp đảo chiều giảm rồi.

Mô hình nến Nhật: Dragonfly Doji


Dragonfly Doji là nến Doji chuồn chuồn, đối ngược lại với doji bia mộ. Nó báo hiệu 1 sự đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm.


Cách nhớ: nến này nhìn giống con chuồn chuồn. Chuồn chuồn thì bay. Bay thì là đảo chiều tăng chứ còn gì nữa.

Mô hình nến Nhật: Hammer


Mô hình hammer là 1 mô hình đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm, nó là 1 nến có bóng dưới rất dài (gấp đôi thân nến), bóng trên hầu như không có hoặc rất nhỏ. Nó thể hiện động lực tăng giá khi giá giảm xuống tạo râu nến nhưng lại đóng cửa phía trên khi bị phe Bò đẩy giá lên.


Cách nhớ: nến này giống cây Búa. Hammer là búa. Búa thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng. Búa có cán càng dài thì đóng càng mạnh. Nến Hammer có đuôi nến càng dài thể hiện xu hướng tăng mạnh hơn.

Mô hình nến Nhật: Hanging Man


Mô hình nến Hanging man thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và báo hiệu khả năng xu hướng tăng đó có thể đảo chiều. Nó là 1 nến có thân ngắn, bóng dưới rất dài, bóng trên hầu như không có. Nói chung nó y chang nến Hammer, chỉ khác là nó nằm tại đỉnh của xu hướng tăng, còn hammer là tại đáy của xu hướng giảm.


Cách nhớ: hanging man là người treo cổ. Treo cổ rồi thì còn làm ăn gì nữa. Chuẩn bị đảo chiều giảm.

Còn nhiều mô hình nến Nhật và cách nhớ khá thú vị không kém, anh em đón đọc phần tiếp theo của bài viết nhé. Để lại 1 like nếu bài viết giúp ích cho anh em nhé.
Các bác cho mình hỏi nến Doji khác pinbar như thế nào với ạ?
 
Một vấn đề tồn tại trong này là việc dịch bài từ các các cuốn sách, các bài viết từ các báo hoặc forum nước ngoài khác (việc này cũng bình thường, em ko có ý gì cả), người đọc cũng cảm thấy dễ dàng.
Nhưng người đọc quên mất một điều, thường những người dịch sẽ mang lun cái suy nghĩ, tư duy của mình vào trong câu chữ. Điển hình là các MoD trong này. Người đọc sẽ bị hướng theo cái suy nghĩ chủ quan của người dịch mà chưa chắc là ý tác giả là như vậy, chưa kể là hiểu sai hoàn toàn ý tác giả. Lúc đó có mà tai hại. Bản thân em, chưa bao giờ đọc qua một cuốn sách nào trong thị trường này mà được dịch lại, hoặc chưa qua sự kiểm chứng cả.Cho nên việc tốt nhất là tự mình đọc thẳng gốc rồi móc từng chữ của tác giả ra mà suy nghĩ. Học cũng phải biết cách mà học, mà khả năng cần có nhất là Tự Học. Còn lười thi cứ mất tiền thôi.
Còn vấn đề với nến Nhật thì em thấy đa số tư duy của người phương đông thì có thói quen thần thánh, huyền bí hoá các vấn đề. Bản thân các tên gọi đã nói lên điều đó. Nên em xài nến mà chưa bao giờ tư duy theo các định nghĩa của nến Nhật cả. Tên mà còn ko nhớ hoặc chả muốn nhớ. Hehe
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mô hình nến Nhật là phương pháp giao dịch nổi tiếng nhất của châu Á, bên cạnh Ichimoku cùng làm nên sự thành công và phổ biến của phân tích kỹ thuật phương Đông. Nếu phương Tây có Price Action, sóng Elliott hay indicator thì phương Đông nổi tiếng với mô hình nến Nhật.

Tuy nhiên việc giao dịch với mô hình nến Nhật khá khó khăn vì các mô hình nến rất đa dạng và khó nhớ. Đi đôi với mỗi dạng mẫu hình là 1 sentiment khác nhau của đám đông dẫn đến khó khăn trong ghi nhớ và áp dụng nến Nhật của Trader. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cách mình ghi nhớ các mẫu hình nến Nhật thông dụng nhất cùng sentiment của chúng. Chúng ta cùng xem.

Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Engulfing


Mô hình nến Bullish/Bearish Engulfing luôn bao gồm 1 cặp gồm 2 nến ngược nhau, trong đó nến phía sau bao bọc toàn bộ nến phía trước vào trong nó. Nếu nến phía sau là nến tăng bao bọc nến giảm đằng trước thì là Bullish Engulfing, ngược lại nến phía sau là nến giảm bao bọc nến tăng phía trước thì là Bearish Engulfing.

View attachment 74021
Bearish Engulfing

View attachment 74031
Bullish Engulfing​

Bullish/Bearish Engulfing đều thể hiện sự đuối sức của xu hướng trước đó và báo hiệu sắp có đảo chiều xảy ra.

Cách nhớ: chữ Engulfing trong tiếng Anh là “nhấn chìm”, anh em chỉ cần nhớ khi gặp 1 cặp nến mà nến sau nhấn chìm nến trước thì sẽ là Engulfing.

Mô hình nến Nhật: Bullish/Bearish Harami


Đây là mô hình nến ngược lại với Engulfing, cũng bao gồm 2 nến, nhưng nến đầu tiên sẽ bao bọc lấy nến đứng sau. Bearish Harami thường xuất hiện khi trước đó là 1 đoạn xu hướng tăng, bao gồm 1 nến tăng đầu tiên và nếu sau là tăng hay giảm đều được. Ngược lại Bullish Harami gồm 1 nến giảm đầu tiên và nến sau bị nó bao bọc, nến sau là tăng hay giảm đều được. Harami là nến thể hiện sự yếu đi của xu hướng nhưng sau đó không nhất thiết phải là đảo chiều. Harami cũng có thể được gọi là inside bar trong Price Action.

View attachment 74030
Bearish harami

View attachment 74029
Bullish Harami​

Cách nhớ: Harami trong tiếng Nhật là “mang bầu”, hình ảnh cây nến đứng trước bao bọc nến phía sau giống như người mẹ mang bầu vậy. Mà mang bầu thì đương nhiên sẽ mệt mỏi và nặng nhọc, gợi nhớ sự yếu đi và mệt mỏi của xu hướng phía trước.

Mô hình nến Nhật: Doji và Doji bóng dài


Doji là mô hình nến Nhật khá nổi tiếng, nó chỉ là 1 nến đơn có giá mở cửa và đóng cửa bằng nhau hoặc rất gần nhau. Doji báo hiệu sự do dự của thị trường, và là 1 tín hiệu đảo chiều quan trọng của đỉnh xu hướng tăng và đáy xu hướng giảm. Nison (1991) phát biểu rằng doji báo hiệu rất tốt tại đỉnh xu hướng tăng, nhưng không tốt tại đáy xu hướng giảm. Nến doji bóng dài là 1 nến doji có bóng trên hoặc dưới rất dài.


Cách nhớ: Doji trong tiếng Nhật là “không có thay đổi gì, giống nhau”, thể hiện sự (gần) bằng nhau của giá đóng và mở của cây nến.

Mô hình nến Nhật: Evening Star


Evening Star là mô hình nến gồm 3 nến: 1 nến tăng dài, theo sau là 1 nến nhỏ và có thân nằm hẳn phía trên của thân nến thứ 1, cuối cùng là 1 nến giảm dài. Evening Star luôn xuất hiện tại đỉnh của 1 xu hướng tăng, thể hiện xu hướng sắp đảo chiều.


Cách nhớ: Evening Star dịch ra tiếng Việt là “sao ban chiều”, tương tự như buổi chiều tà dự báo màn đêm sắp bao phủ bầu trời, thể hiện giá sẽ có khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm. Biểu hiện của 3 cây nến cũng giống như giao của buổi chiều với đêm, trong đó cây nến nhỏ chính giữa là ngôi sao buổi chiều, cây nến tăng đầu tiên tượng trưng cho ban ngày, cây nến giảm cuối tượng trưng cho màn đêm.

Mô hình nến Nhật: Gravestone Doji


Gravestone Doji là nến Doji bia mộ. Nó là 1 nến doji có bóng trên dài và không có bóng dưới (hoặc bóng dưới rất nhỏ vẫn đúng). Doji bia mộ thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và có thể có đảo chiều thành giảm.


Cách nhớ: Nến này nhìn giống cái bia mộ nhìn từ phía ngang sang. Vậy thôi. Hoặc có thể tưởng tượng nến này như cây nhang đang được cắm thẳng đứng. Nhang với bia mộ là biết hẻo rồi, sắp đảo chiều giảm rồi.

Mô hình nến Nhật: Dragonfly Doji


Dragonfly Doji là nến Doji chuồn chuồn, đối ngược lại với doji bia mộ. Nó báo hiệu 1 sự đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm.


Cách nhớ: nến này nhìn giống con chuồn chuồn. Chuồn chuồn thì bay. Bay thì là đảo chiều tăng chứ còn gì nữa.

Mô hình nến Nhật: Hammer


Mô hình hammer là 1 mô hình đảo chiều tăng sau 1 xu hướng giảm, nó là 1 nến có bóng dưới rất dài (gấp đôi thân nến), bóng trên hầu như không có hoặc rất nhỏ. Nó thể hiện động lực tăng giá khi giá giảm xuống tạo râu nến nhưng lại đóng cửa phía trên khi bị phe Bò đẩy giá lên.


Cách nhớ: nến này giống cây Búa. Hammer là búa. Búa thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng. Búa có cán càng dài thì đóng càng mạnh. Nến Hammer có đuôi nến càng dài thể hiện xu hướng tăng mạnh hơn.

Mô hình nến Nhật: Hanging Man


Mô hình nến Hanging man thể hiện sự đuối sức của xu hướng tăng và báo hiệu khả năng xu hướng tăng đó có thể đảo chiều. Nó là 1 nến có thân ngắn, bóng dưới rất dài, bóng trên hầu như không có. Nói chung nó y chang nến Hammer, chỉ khác là nó nằm tại đỉnh của xu hướng tăng, còn hammer là tại đáy của xu hướng giảm.


Cách nhớ: hanging man là người treo cổ. Treo cổ rồi thì còn làm ăn gì nữa. Chuẩn bị đảo chiều giảm.

Còn nhiều mô hình nến Nhật và cách nhớ khá thú vị không kém, anh em đón đọc phần tiếp theo của bài viết nhé. Để lại 1 like nếu bài viết giúp ích cho anh em nhé.
Em cũng chỉ nhớ dc vài mô hình, mong bác thêm bài cho ae tham khảo。 Xin cảm ơn.
 
Bác Nhật Hoài có thể diễn giải kỹ hơn vì sao Hanging man lại thể hiện sự đuổi sức của lực mua không?
Mình thấy là nó hình thành khi giá giảm xuống trong phiên và bị phe Bò đẩy lên lại, tạo ra đuôi nến dài, thì tại sao lại thể hiện sức mua bị giảm nhỉ.
 
Bác Nhật Hoài có thể diễn giải kỹ hơn vì sao Hanging man lại thể hiện sự đuổi sức của lực mua không?
Mình thấy là nó hình thành khi giá giảm xuống trong phiên và bị phe Bò đẩy lên lại, tạo ra đuôi nến dài, thì tại sao lại thể hiện sức mua bị giảm nhỉ.

Nếu trả lời được câu hỏi này một cách logic, hoàn toàn bằng PTKT ( chứ em thấy giải thích gì mà cứ toàn cá mập, khớp lệnh, quét SL, bẫy trader ...) thì trình đọc hiểu nến tăng được 1 bậc, và cũng hiểu hơn được một chút về PTKT là gì ? :D
 
Ngày càng nhiều topic nhảm….được bác là nói câu nào ra câu đấy.
Cái nghề này là thực chiến, nói phét, nâng bi nhau thì có thể
1.Làm thầy;
2.Lùa gà.
Hết
 
Em thấy Bác quan trọng hóa vấn đề quá, cái vấn đề ở đây không phải là vấn đề ( Trading...chắc bác cũng không phải dạng vừa đâu?). chắc bác tối qua bị vợ mắng đúng hông nào?
hmmm....
Trader thành công và có thể chia sẻ lại với thiên hạ họ đều giỏi về ngôn ngữ và khả năng diễn đạt nghĩa đúng của cái từ họ nhả ra( đọc các sách họ viết sẽ thấy nếu hiểu ngôn ngữ gốc họ viết, thay vì sách dịch!). Một quốc gia mạnh lên hay yếu đi nó phản ảnh lại trên nền văn hoá và ngôn ngữ của quốc gia đấy họ áp dụng hiện thời, và khả năng nhận thức về ngữ nghĩa! Lấy Vietnam làm ví dụ: cách đây 20 năm bạn xem lại các tờ báo kinh tế/hay báo có viết về kinh tế, tài chính bạn sẽ thấy vốn từ nghèo nàn v.v. hôm nay bạn đọc bạn sẽ thấy tiếng Việt thay đổi cơ bản về từ vựng và khả năng hiểu nghĩa của từ của người viết báo và người đọc báo tăng lên so với trước, và cứ vậy mà nhìn thì ta sẽ thấy đất nước cũng khá lên hơn nhiều, cũng có được cái sàn chứng khoán và vận hành nó. Lúc nào cũng vậy, thằng giàu đầu nó nhiều từ hơn thằng nghèo và nó cũng hiểu tốt hơn anh nghèo, vậy nên đừng coi thường ngôn ngữ và nghĩa của nó khi mình nói ra.
Ai hiểu sai là chuyện của họ mình không quan tâm, ai đem cái hiểu sai của họ đi truyền bá cho người khác làm theo là vớ vấn đối với mình và mình gặp là mình phản ảnh lại có vậy thôi. Thấy viết " sao buổi chiều" tớ lên tớ viết Sao hôm cho nó đúng sách viết, vậy thằng viết đúng sách viết không được lên đây viết hay thế nào? hay dân trên này thích đọc mấy cái tìm trong từ điển cũng không có hơn?

P.S.: mình lên trên đây chơi cho vui, chứ không lên đây để trade chét gì hết, vậy nên không trả lời bạn về trading được. Trade là công việc kinh doanh có đặc thù riêng, vậy nên mình không đi trade trên diễn đàn (= trade bài viết, trade lệnh vào ra etc.) Bạn có thấy có diễn đàn nào mà dành cho ngân hàng, quỹ hay những người trader chuyên nghiệp ở đâu không chỉ mình, mình lên tham gia học hỏi trên đấy?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Nhật Hoài có thể diễn giải kỹ hơn vì sao Hanging man lại thể hiện sự đuổi sức của lực mua không?
Mình thấy là nó hình thành khi giá giảm xuống trong phiên và bị phe Bò đẩy lên lại, tạo ra đuôi nến dài, thì tại sao lại thể hiện sức mua bị giảm nhỉ.
Câu hỏi này hay đấy bác
Hanging man không phải là 1 mô hình đảo chiều mạnh như bearish engulfing hay shooting star, nó chỉ đơn giản cho thấy 1 điều là phe gấu đang bắt đầu nhập cuộc (làm giá giảm tạo râu nến), do đó cần phải cẩn trọng vì lúc này phe bò đã có đối thủ.
Tín hiệu xác nhận nằm ở cây nến tiếp sau hanging man, nếu cây nến sau là nến giảm đóng cửa thấp hơn hanging man thì xác nhận đảo chiều, vì phe gấu đang mạnh hơn và bò bắt đầu nản rồi
Nếu nến sau là tăng đóng cửa cao hơn, thì xu hướng tiếp diễn, hanging man mất tác dụng
Ăn tiền là ở cây nến tiếp theo đó bác
 
Câu hỏi này hay đấy bác
Hanging man không phải là 1 mô hình đảo chiều mạnh như bearish engulfing hay shooting star, nó chỉ đơn giản cho thấy 1 điều là phe gấu đang bắt đầu nhập cuộc (làm giá giảm tạo râu nến), do đó cần phải cẩn trọng vì lúc này phe bò đã có đối thủ.
Tín hiệu xác nhận nằm ở cây nến tiếp sau hanging man, nếu cây nến sau là nến giảm đóng cửa thấp hơn hanging man thì xác nhận đảo chiều, vì phe gấu đang mạnh hơn và bò bắt đầu nản rồi
Nếu nến sau là tăng đóng cửa cao hơn, thì xu hướng tiếp diễn, hanging man mất tác dụng
Ăn tiền là ở cây nến tiếp theo đó bác
Cảm ơn bác đã chia sẻ. Mình thấy cũng có lý. :D
 
Dịch giải nghĩa tiếng Việt mà cũng lộn xộn không xong.
Tiếng Anh Evening Star dịch ra tiếng Việt là Sao hôm ( làm gì có sao buổi chiểu?) tức Sao Kim ( sao Thái bạch theo đông phương, sao venus theo phương tây). Cái nến xanh dài đấy không tượng trưng cho ban ngày mà tượng trưng cho sao kim vì sao kim là sao sáng đứng thứ hai trong hệ mặt trời và buổi sớm ta vẫn nhìn thấy nó nên cũng được gọi là Sao mai. Cái nến đỏ nối sau có nghĩa là màn đêm đến rồi nhưng chưa che được ánh sao Venus.
Mục đích ad để đơn giản cho dễ hiểu. Còn cách dịch của bác đầy đủ nhưng hình như đang phức tạp hóa vấn đề.
 
:D :D :D

Chén thánh mô hình nến Nhật đây mọi người ơi !
Mọi người ơi ! Mọi người ơi ! Mọi người ơi !
Livestream giveaway chén thánh mô hình nến Nhật đây ! Mọi người ơi !
Free ship nhá mọi người ơi !

Chất lượng khỏi bàn !
Giá cả phải chăng !
Mọi người ơi ! Mọi người ơi !
Hãy vào đây đi !
Hãy vào đây đi !

Lưu ý: Đừng phụ thuộc vào nó !
Biểu đồ chart có rất nhiều chỗ fake mô hình nến.
Just focus on Trend, little boy !

Bác @Nhật Hoài cho em cái review ạ ! :rolleyes:
Bác @DuongHuy cho em cái like ạ ! (y) :eek:
Bác này có thể share code cho anh em chỉnh sửa không? Cảm ơn nhiều :D
 
bác @Nhật Hoài ơi,
có thể chia sẻ tiếp series "dễ ghi nhớ" này ko bác ơi? em đọc của bác thấy dễ hiểu dễ nhớ, bác có thể viết tiếp các mẫu hình nến thông dụng hoặc mạnh khác ko?
em cảm ơn
 
Cảm ơn bác Hoài nhé, em mới tìm hiểu, đọc bao nhiều bài, xem bao nhiêu hướng dẫn thấy bài của bác là dễ hiểu và dễ nhớ nhất.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 54 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên