Mối liên hệ giữa ưa thích rủi ro và đồng tiền có lợi tức thấp

Mối liên hệ giữa ưa thích rủi ro và đồng tiền có lợi tức thấp

Mối liên hệ giữa ưa thích rủi ro và đồng tiền có lợi tức thấp

kevinng

Active Member
8,971
28,492
Dựa trên bài viết Thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến thị trường forex như thế nào, mình cần đào bới thêm một số vấn đề để tìm hiểu. Giống như những indicators, chúng ta cần hiểu ý nghĩa nó đang phản ánh điều gì chứ không nên áp dụng máy móc, dẫn đến tranh cãi tính hiệu quả của nó khi chỉ xem bề mặt.
+ kinh doanh chênh lệch lãi suất trong thị trường ngoại hối.
+ tâm lý ưa thích rủi ro ảnh hưởng tới chiến thuật kinh doanh chênh lệch lãi suất.
+ tâm lý cảnh giác với rủi ro phản ánh qua thị trường chứng khoán.

Các quỹ phòng hộ, các nhà quản lý tài sản hay các cá nhân có thể vay đồng tiền có lợi tức thấp (đồng tiền tài trợ) để chuyển đổi thành các đồng tiền có lợi tức cao hơn (đồng tiền đầu tư) và ̣đầu tư chúng vào các loại trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi hoặc tài sản thay thế (chứng khoán, hàng hoá, bất động sản) nhằm thu về lợi nhuận nhờ chênh lệch lãi suất.
Khi lãi suất của Nhật giảm gần về 0, đẩy tỷ giá UsdJpy lên mức cao nhất trong 8 năm là 147.60, tăng 85% từ mức thấp nhất năm 1995 là 79.90. Khi đồng yên bị bán ra ồ ạt, các đồng tiền tài trợ khác trong hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất cũng chung số phận mất giá. Vào tháng 08/1998, Nga tuyên bố trì hoãn trả khoản nợ 70 tỷ dollard, động thái này đẩy trái phiếu và đồng rúp rơi tự do. Những nhà đầu tư đã vay đồng yên để tận dụng lãi suất cao hơn 140% của Nga cuống cuồng quay lại với đồng yên, kết quả đồng yên tăng mạnh trên diện rộng. Những nhà đầu tư với chiến thuật chênh lệch lãi suất (long UsdJpy) đối mặt với nguy cơ mất lợi nhận do yên mạnh lên so với dollard, họ quyết định ngừng lại (short UsdJpy) gây ra đợt giảm giá cặp UsdJpy là 6%, 3%, 15% lần lượt vào tháng 08, 09, 10 làm giá UsdJpy từ 147.60 hồi tháng 08 rớt xuống còn 115.
Thị trường chứng khoán có thể̀ được xem là nền tảng và thước đo rủi ro cơ bản của thị trường tài chính trong suốt thời kì xảy ra các hiện tượng sau: suy giảm đột ngột trên diện rộng, các đợt giảm sút kéo dài hoặc tình trạng bán tháo liên tục xuất hiện. Những trường hợp như vậy phản ánh sự xói mòn lòng tin thị trường nảy sinh từ tâm lý lo lắng về nền kinh tế, bất ổn chính trị và rủi ro hệ thống tài chính gia tăng. Mối quan hệ ngược chiều ngày càng trở nên khăng khít giứa chỉ số chứng khoán và yên Nhật. Mối quan hệ ngược chiều đặc biệt mạnh mẽ vào 2005 khi lãi suất đa số các nước G7 đều tăng ngoại trừ Nhật: kết quả đồng yên mất giá so với các đồng tiền chính trong khi các chỉ số chứng khoán chính đồng loạt tăng lên. Ngược lại, khi hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất tạm lắng do tâm lý e ngại rủi ro, các cặp tiền tệ yết chéo với yên bắt đầu hồi phục (đồng yên tăng giá trở lại).
Không phải mọi sự giảm sút của chứng khoán đều dẫn đến việc gia tăng rủi ro. Có phải nguyên nhân gây giảm giá luôn là tâm lý sợ hãi, mất niềm tin? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần tham khao chỉ số biến động Volatility Index (VIX). Tổng hợp 13 thời kì giảm sâu nhất giai đoạn 1999 - 2007, chúng ta sẽ thấy có những ngoại lệ:
EventNgàySự kiệnckJpy
107 - 10/1999Fed tăng lãi suất sau đợt cắt giảm 1998-13%184%
201 - 03/2000Bong bóng công nghệ-5%132%
309 - 12/2000Bong bóng vỡ-18%-34%
402 - 03/2001bắt đầu suy thoái kinh tế Mỹ-22%113%
509/2001tấn công 11/09-18%29%
605 - 10/2002bán tháo ck thấp kỉ lục trong 5 năm-25%191%
701 - 03/2003nỗi lo trước cuộc chiến Iraq, đầu cơ WMD-16%-85%
803 - 04/2005lạm phát gia tăng làm bùng nổ nỗi lo lãi suất-8%-356%
909 - 10/2005bão Rita, Katrina-6%-94%
1005 - 06/2006lo ngại tăng lãi suất của Nhật, các thị trường mới nổi-8%681%
1102 - 03/2007ck Trung Quốc lao dốc, nợ xấu của Mỹ-6%59%
1207 - 08/2007các quỹ đầu tư Mỹ tổn thất nặng từ các khoản vay thế chấp mất khả năng thanh toán-12%101%
1310 - 11/2007ngân hàng Mỹ tăng cường việc giảm giá trị tài sản-11%174%
[TBODY] [/TBODY]
thông thường ttck suy giảm, thì yên Nhật mạnh lên, nhưng có những ngoại lệ các sự kiện 3, 7, 8, 9 ở đó đồng yên cũng bị rớt giá. Cụ thể chi tiết trình bày trong cuốn "Giao dịch ngoại hối và phân tích liên thị trường" (Ashraf Laidi, mình đọc bản dịch Việt). Tất cả thông tin mình trình bày trong bài viết cũng lấy từ cuốn này, nên để hiểu rõ các bạn nên tìm đọc vì kiến thức mình còn hạn chế.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
oK @kevinng
Безымянный.png

Sẽ nghiên cưu. cám ơn b!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 76 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,998 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 131 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên