Nâng cao phân tích cơ bản và kỹ thuật

Nâng cao phân tích cơ bản và kỹ thuật

Nâng cao phân tích cơ bản và kỹ thuật

thuyloan1990

Active Member
832
1,696
DEAR ALL !
Lâu nay không đăng bài, xin phép được lạm bàn về các yếu tố xảy ra trên thị trường tài chính thế giới.
BÀI 1: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Khi DJ liên tục phá hết đỉnh lịch sử này tới đỉnh khác, tăng trưởng kinh tế mĩ cũng lập kỉ lục kéo dài mới, hàng loạt chuyên gia nhảy ra hô hoán :"SẬP RỒI, SUY THOÁI RỒI ! ". Hãy nhìn sang thị trường Ustralia. Đúng vậy, kinh tế Ustralia đã tăng trưởng suốt từ năm 1992 tới nay, ròng rã đến năm thứ 28 rồi. Ngay cả trong khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, thời bong bóng dot.com năm 2000 hay khủng hoảng tài chính 2008 thì kinh tế Ustralia vẫn tăng trưởng, cho dù là với tốc độ nhỏ hơn.

Vừa qua trung quốc tiến hành chống ô nhiễm khí hậu, điều đó mang đến 2 hiệu ứng cho kinh tế Úc là quặng sắt và khí đốt. Quặng sắt chiếm 34% xuất khẩu của Úc sang trung quốc. Do hàm lượng lưu huỳnh trong quặng sắt của Úc chỉ bằng 1/5 quặng trung quốc nên độ ô nhiễm chỉ là 1/5. Do đó các nhà máy sắt trung quốc muốn duy trì sản xuất mà không vi phạm luật môi trường thì chỉ còn cách nhập khẩu quặng Úc hay Brazil. Ngoài ra trung quốc cũng cần tăng lượng khí đốt nhập khẩu để sưởi ấm thay than nên càng cần tới nước Úc.

Với giá quặng sắt đang loanh quanh 100 trump/ tấn và mỏ khí đốt mới đưa vào khai thác, dự báo kinh tế Úc sẽ còn tăng trưởng ít nhất 5 năm nữa. Vậy là con bò của nước Úc sẽ còn sống khỏe đến tuổi 33 thậm chí cao hơn nữa. Vậy thì tại sao con bò phố Uôn lại phải chết già ở năm thứ 11 đây?

Chiến tranh thương mại thì đã sao? Đường cong lợi suất nghich đảo thì đã sao? Chả lẽ mr trump lại tự bóp (xxx ái) mình khi đẩy thương chiến mĩ trung lên tới độ cao không có điểm dừng như vậy? Ở đây chúng ta phải nhìn thấy mấu chốt tác động tới cuộc chiến. Nếu ở trung quốc, giá nhà không bị đổ dốc là mọi người vẫn giữ được sự sung túc tương đối nào đó thì với người dân mĩ, miễn rằng DJ còn tăng là mọi người đều thấy ổn. Bởi vì người mĩ không có thói quen gửi tiết kiệm ngân hàng, trái lại họ mua cổ phiếu để có tiền dưỡng già nên cứ DJ tăng thì mọi chuyện vẫn ổn.

Dưới thời mr trump, DJ tăng 60% từ 16.000 điểm lên 26.000 điểm thì tài khoản người dân mĩ vẫn tăng, vậy còn đòi hỏi gì nữa đây? Lại nữa, Media hô hoán hết cỡ rằng thương chiến sẽ móc túi người tiêu dùng, nhưng một năm áp thuế nhập khẩu 25% đã trôi qua mà lạm phát vẫn không sao chịu đạt mốc 2%, thậm chí có xu hướng còn giảm đi. Đây chính là thành quả lớn nhất của mr trump trong thương chiến. Đúng vậy, việc áp thuế đã mang lại một cục tiền lớn cho ngân khố mĩ mà lại không làm tăng lạm phát, vậy thì tội gì không đánh thuế tiếp.

Có điều trong khuôn khổ cuối tuần này, chúng ta không luận về thương chiến mà bàn về việc khác, đó là các thế lực tác động tới DJ. Dễ thấy nhất có 3 lực lượng tác động tới DJ: mr Market, tổng thống và FED. 3 lực lượng này tạo thành thế chân vạc, là cái kiềng 3 chân giữ cho nền kinh tế mĩ tăng trưởng. Có điều là mục đích của 3 thế lực này không phải lúc nào cũng đồng nhất. Bởi vì ngài thị trường và tổng thổng đều thích tăng trưởng, ngài thị trường là vì túi tiền của mình còn tổng thống là theo đuổi thành tích của bản thân. Còn với FED, tăng trưởng không phải mục đích cao nhất. Mục tiêu tối thượng của FED là đề phòng nền kinh tế rơi vào suy thoái và đảm bảo việc làm. FED sẵn lòng chấp nhận hạ thấp mục tiêu tăng trưởng đề ngăn ngừa mây đen suy thoái xuất hiện ở chân trời. Chính điều này khiến FED khác biệt với 2 thế lực kia, do đó hình thành cuộc đối đầu. "Hai đánh một chẳng chột cũng què", để ngăn ngừa tình trạng này mà trên phố Wall xuất hiện thành phần thứ tư : BIGBOYS ( bank quốc dân.... ). Do đó cuộc đấu trở thành 2 đánh 2 , vậy là ổn.

Thực trạng nền chính trị mĩ cũng khá phù hợp với điều này. Bởi vì có 2 đảng Dân chủ hay Cộng hòa thay phiên nhau nắm quyền. Đảng Cộng hòa là của đám lái súng hay dầu mỏ, còn đảng Dân chủ là do các ông chủ tư bản kinh doanh hàng tiêu dùng, Hollywood hay thung lũng silicon chống lưng. Khi người của đảng Cộng hòa ngồi trong Nhà trắng, các ông trùm tư bản phe đảng Dân chủ sẵn lòng đứng ra gõ tổng thống và ngược lại. Tất nhiên cách gõ hiệu quả nhất mà không mắc tội phạm thượng khi quân chính là đạp DJ rơi xuống, qua đó đánh vào thành tích của tổng thống và làm ảnh hưởng tới triển vọng thắng lợi trong kì bầu cử tiếp theo. Lực lượng này được mọi người gọi là BIGBOYS.

Có thể thấy thành phần của cảnh BIGBOYS cũng ko phải cố định theo thời gian, tùy theo ai ngồi trong nhà trắng, tùy từng thời điểm mà lực lượng tập hợp những thành phần khác nhau. Nhưng cho đến năm 2016 thì đối tượng và mục đích của BIGBOYS luôn không đổi : thi thoảng gõ cho tống thống vài cái, để ông ta biết điều đừng có làm gì quá đáng.

Năm 2016, mr trump ngồi vào nhà trắng. Vốn là ông trùm tư bản nên mr trump toàn làm những điều mà các ông trùm tư bản khác mong muốn. Nào là giảm thuế, nào là phàn nàn lãi suất cao, nào là đòi nới lỏng định lượng QE ...., vậy là các BIGBOYS rơi vào cảnh thất nghiệp. Không chịu ăn không ngồi rồi,cuối năm 2017 thì các cảnh sát tình nguyện đã tìm cho mình mục tiêu mới, đó là FED. Vậy là cuộc đấu 2 đánh 2 , đã trở thành 3 đánh 1

Cách mr Trump hành hạ FED ra sao thì chúng ta đã rõ, ông ta bắn tweet. Từ chuyện phàn nàn lãi suất cao tới hăm he đòi thay chủ tịch FED, thậm chí gần đây còn phong làm kẻ thù khi hỏi bàn dân thiên thiên hạ xem giữa a Tập và chủ tịch FED ai là kẻ thù nguy hiểm hơn.

Còn việc mr Market đấu FED là chuyện thường ngày. Đám đệ tử CEO ngân hàng hay các tập đoàn đa quốc gia đều gánh vác trọng trách mang lại lợi nhuận cho ông chủ đã thuê mình. Bọn họ chỉ lăm lăm đẩy lợi nhuận lên cao nhất, còn chuyện gì khác để nói sau. Chả thế mà mấy năm ngay trước khủng hoảng tài chính 2008 cũng chính là giai đoạn lợi nhuận ở Wall Street đạt mức cao nhất, tiền thưởng cuối năm dành cho broker phải tính theo triệu đô la.

Thế nhưng FED mặc dù cũng thích tăng trưởng, bọn họ lại gánh trọng trách phòng ngừa rủi ro, hãm phanh khi nền kinh tế trở nên quá nóng. Vậy là giữa FED và mr Market nảy sinh xung đột, thế là mr Market xắn váy quai cồng múa lửa mà đấu FED. Nào là bỏ tiền thuê media công kích đường lối của FED, nào là dọa nạt suy thoái khi FED muốn tăng lãi suất. Thế nhưng vũ khí mạnh nhất của mr Market chính là đạp cho DJ ngã dúi.

Có điều trong tay FED lại sở hữu hàng loạt chỉ số để bắt bệnh cho nền kinh tế như tăng trưởng GDP và việc làm, như lạm phát, như cán cân giữa đơn hàng dài hạn và ngắn hạn …., chỉ số DJ chỉ là một thành phần nho nhỏ trong đó. Vì thế đa phần FED khoanh tay mặc kệ cho mr Market cào mặt ăn vạ ra sao, chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như “thứ sáu đen”, “thứ ba đen tối” thì FED mới đứng ra trấn an thị trường.

Riêng đám “BIGBOYS” xưa nay chuyên nhằm vào gõ tổng thống, cho nên thời điểm bọn họ ra tay là gần sát các kì bầu cử hay sau khi tổng thống ban hành chính sách nào đó. Còn ra mặt ứng phó lúc đang bàn bạc về thay đổi qui định chính sách thì đó là chuyện của mr Market .

Chỉ sau khi mr trump ngồi vào Nhà trắng, đám BIGBOYS mới chuyển khẩu vị của mình sang FED. Thông thường trong đám BIGBOYS đều có mặt của ngân hàng nào đó trong số top 3 ngân hàng lớn nhất nước mĩ. Có thể nhận ra Bank of America cầm đầu đám BIGBOYS ra tay đạp chợ DJ trong phiên 7/8/2019.

Lần 3 đánh 1 gần đây nhất là cuối năm 2018, khi đó DJ nhảy vực từ 26.000 điểm về 21.000 điểm, mất tiêu hơn 20% trong khi thất nghiệp thì giảm và tăng trưởng kinh tế vẫn khả quan. Vậy mà vẫn không ép được FED ngừng tăng lãi suất, thế nhưng cũng đánh sụp ý chí tăng lãi suất của các quan chức FED.

Lần các BIGBOYS ra tay đơn đả độc đấu rõ rệt nhất với FED là hồi tháng 2/2018. Bọn họ ra tay theo kiểu sấm sét giữa trời quang, tự nhiên DJ mất gần 13% . Đợt đó đã khiến đà tăng của VNI bị gãy ở đỉnh 1200 khiến rất nhiều người đầu tư chứng khoán trong chúng ta khóc hận ngay trước tết Mậu Tuất.

Thông thường khi BIGBOYS ra tay thường không kéo dài quá 5 phiên. Có rất nhiều điểm đặc trưng theo kiểu mặt rô dằn mặt, không thèm che dấu hay kiêng nể gì ai, quả là phong thái COCC "có biết ta là ai không". Lần gần đây nhất là phiên 7/8/2019, các BIGBOYS đã đạp cho DJ ngồi bệt. Thế nhưng ngay sau khi cảnh sát tình nguyện thu tay, chúng ta lại chứng kiến mr Market ra đòn, đạp cho DJ mất tiêu 800 điểm vào đêm thứ 5 tuần trước. Đây thực sự là xa luân chiến, bác nào để ý có thể nhận ra sự khác biệt trong chiêu số giữa cảnh sát tình nguyện và mr Market dù kết quả đều là DJ rớt thảm.

Món khoái khẩu của BIGBOYS chính là lợi suất trái phiếu chính phủ mĩ kì hạn 10 năm. Mỗi tuần kho bạc mĩ thường đem ra đấu thầu 30-60 tỏi trump. Đám BIGBOYS chỉ cần mua 1/3 đến một nửa số đó là đủ đè lãi suất xuống. Ai muốn mua trái phiếu kho bạc 10 năm trong tuần đó đành phải chấp nhận lãi suất thấp hơn. Với việc đè lợi suất kì hạn 10 năm phải nhảy vực, BIGBOYS đã khiến đường cong lãi suất dẹt ra hay thậm chí bị đảo ngược ngắn hạn như hồi đầu tháng 8. Tất nhiên đến kì kho bạc mĩ bán trái phiếu trong tuần tiếp theo, nếu đám này ko ra tay tiếp thì lợi suất kho bạc 10 năm lại phục hồi. Đó chính là nguyên nhân khiến tác động của BIGBOYS thường không kéo dài quá 5 phiên. Thế nhưng chỉ cần lợi suất trái phiếu 10 năm bị sập là đủ rồi, việc sau đó là của mr Market.

Một trong những lí do khiến FED liên tục bị gõ là vừa rồi 4 cựu chủ tịch FED đồng kí thư liên danh gửi Mr trump, đề nghị giữ sự độc lập của FED. Giang hồ đang kháo nhau ầm ĩ : nếu FED đánh mất sự độc lập, dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi nước mĩ. Chính vì thế mà vừa rồi mr trump phải xuống thang không áp thuế ngay từ ngày 1/9 và phải lui sang 15/12.

Tóm lại: giang hồ đồn đại đúng sai chưa biết, nhưng kịch bản là FED không hạ lãi suất trong phiên họp tháng 9
( đã sửa lại nhiều phần )
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Cả thế giới đang điên đảo trước những thông tin về thương chiến mĩ trung. Các sàn chứng khoán trên khắp thế giới, giá cả hàng hóa các loại đua nhau biểu diễn kĩ năng nổi lên rồi lặn ngụp trước những thông tin trái chiều về thương chiến mĩ trung. Dự báo thương chiến sẽ trôi về đâu chẳng qua là đoán xem mr trump muốn gì.

Đúng vậy, cởi chuông do người buộc chuông. Là bên khơi mào thương chiến nên đương nhiên việc kết thúc thương chiến sẽ chỉ là giải đáp câu hỏi mr trump muốn gì. Do đây là cuộc thi xem nắm tay ai to hơn nên a tập không có quyền tự định đoạt kết cục. Nói cho đúng hơn : chỉ khi đầu hàng thì a tập mới giữ quyền tự quyết định kết thúc thương chiến. Hồi tháng 5 vừa qua suýt chút nữa a tập đã đóng lại thương chiến, nhưng do những nhân tố tác động khác nhau nên a tập lại cắn răng so găng tiếp với mr trump.

Còn mr trump thì sao? Cho đến lúc này có thể thấy mr trump không sợ thương chiến kéo dài mà chỉ sợ thương chiến kết thúc sớm. Nếu phía trung quốc nhanh chóng đưa ra nhượng bộ thì mr trump sẽ thất vọng tràn trề, bởi vì ông ta sẽ bị mất đi cơ hội thực hiện ý đồ của mình. Có thể đoán mục tiêu trung cấp của mr trump là lặp lại thỏa thuận Plaza, mục tiêu thượng cấp là châu Á có thêm các quốc gia mới như Đài loan, Hồng kông tham gia họp Liên hợp quốc. Còn chính mấy thứ lặt vặt như giảm bớt thâm hụt thương mại, ép trung quốc mở cửa thị trường và chống ăn cắp bản quyền .... chỉ là mục tiêu hạ cấp.

Nếu thương chiến sớm kết thúc , mr trump sẽ là người thất vọng hơn ai hết. Bởi nếu thương chiến không ngày càng leo thang thì mr trump càng khó áp tội danh "quốc gia thao túng tiền tệ " cho trung quốc. Một khi trung quốc không cõng tội danh kia trên lưng, lấy gì mà mr trump đạt được mục tiêu trung cấp và thượng cấp của mình.

Đúng vậy, gọi nó là thương chiến chẳng qua media quen mồm phán như thế. Còn đây đích thực là bẫy Thucydides. Bẫy Thucydides là từ dùng để chỉ cuộc xung đột ắt phải có giữa quốc gia đang nổi lên với quốc gia đứng trên nó. Nước Đức muốn vượt qua Anh , Pháp là nguyên nhân gây ra chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Nay trung quốc đang hò hét dùng kế hoạch "made in china 2025" để vượt qua nước mĩ. Trong hoàn cảnh đó mà nước mĩ chịu ngồi yên thì mới là chuyện lạ. Có điều bây giờ đã là thế kỉ 21, trong tay đã có vũ khí hạt nhân nên 2 bên mĩ trung không thể dùng quân sự để phân cao thấp. Vậy là chỉ còn dùng thương chiến nhằm khẳng định ngôi thứ mà thôi.

Nếu không phải mr trump thì chắc chắn sẽ có tổng thống mĩ nào đó đứng ra khơi mào thương chiến với trung quốc. Có điều lịch sử đã giao trọng trách đó cho mr trump, bởi vì lúc này là thời điểm thích hợp nhất. Nếu như triển khai thương chiến quá sớm, trung quốc chưa đủ răng nanh đe dọa khắp nơi như xây đảo ở Trường sa thì cái lí không nằm ở phía mĩ. Nếu gây chiến quá muộn thì khi đó trung quốc sẽ hùng mạnh hơn khiến cái giá phải trả lớn hơn. Gây chiến lúc này là đúng nhất, khi mà trung quốc còn tương đối yếu hơn, đồng thời trung quốc vừa đưa ra chương trình "made in china 2025" với mục tiêu công khai hạ bệ nước mĩ. Nước mĩ không phát hỏa lúc này thì còn chờ khi nào? Trong 3 sai lầm chính trị lớn nhất của a tập thì việc quên đứt phương châm "thao quang dưỡng hối" ( 韜 光 養 晦 náu mình chờ thời, quyết không đi đầu) của Đặng Tiểu Bình được xếp hàng đầu. Cho nên đây là thời điểm để mr trump hướng tới 2 mục tiêu kinh tế và chính trị của thương chiến.

Nươc mĩ đã dùng thỏa thuận Plaza để đẩy Nhật bản rơi vào 2 "thập kỉ vứt đi", qua đó khiến Nhật bản bị trung quốc vượt mặt. Vậy thì tại sao không làm lại điều đó. Nội dung thỏa thuận Plaza có thể tóm tắt trong 1 câu :Nhật bản chấp nhận nâng giá đồng tiền của mình lên gấp đôi, từ 300 yên/ 1 USD lên thành 150 yên/USD. Thế nhưng đến nay đồng yên đã bị nâng lên quá đà thành 100/1 , thậm chí có lúc còn đe dọa tỉ giá 80/1. Đồng tiền tăng giá gấp 3 gấp 4 lần, Nhật bản không ngày càng tụt hậu sau nước mĩ mới là chuyện lạ.

Chính vì thế chỉ chờ trung quốc để đồng tiền phá giá 7 CNY/1USD là mĩ lập tức chụp mũ thao túng tiền tệ lên đầu trung quốc. Bất kể trung quốc thanh minh thanh nga thế nào, mĩ kiên quyết dùng nguyên tắc cái lí thuộc về nắm đấm to hơn để thực hiện điều này. Các đồng minh châu Âu, Nhật bản của mĩ có thể không đồng tình này nọ trong chuyện khác, nhưng riêng việc để trung quốc đội mũ này thì bọn họ ủng hộ hết lòng. Bởi đồng tiền mạnh gấp đôi thì hàng hóa trung quốc cũng đắt gấp đôi đỡ cạnh tranh với các nước khác. Do đó việc chụp mũ cho trung quốc có thành công hay không chưa biết, nhưng chắc chắn đã khiến ối nước quay sang ủng hộ mĩ đẩy cao thương chiến. Với mr trump thì chỉ thế là đã đủ rồi. Do đó có thể đoán chắc trong các phiên họp tham khảo tiếp theo ( nếu có), mĩ sẽ ép trung quốc chấp nhận nâng tỷ giá lên thành 4 CNY/1 USD

Nếu phía trung quốc tin rằng lợi ích của việc đánh cắp tài sản trí tuệ của mĩ là xứng đáng với nỗi đau ngắn hạn, họ sẽ không ký thỏa thuận chấm dứt thương chiến, sẽ tăng cường chống đối. trung quốc càng dãy giụa, mĩ càng có cơ để nâng cao đòi hỏi trong cuộc thương chiến này. trung quốc càng phản kháng, mr trump càng có cớ để tăng áp thuế. Với việc áp thuế hàng nhập khẩu, mr trump nhằm tới rất nhiều mục tiêu.

Thứ nhất là chuẩn bị hậu cần cho chiến tranh. Muốn đánh nhau thì trước hết phải chuẩn bị đủ quân lương, khơi mào thương chiến thì phải gom đủ tiền. Vậy là mr trump đã dùng chính kế thứ 19 và 25 trong binh pháp Tôn Tử, lấy lương thực của địch để nuôi quân mình. Trong thế giới phẳng, giá các nước là xấp xỉ nhau. Nên sau khi bị áp thuế, nếu các công ti trung quốc muốn tiếp tục bán được hàng thì phải tự động gánh vác việc đóng thuế, tức hạ giá sản phẩm của mình tương ứng với mức áp thuế. Nếu bọn họ muốn giữ nguyên giá, người mua sẽ quay sang nước khác để hưởng chênh lệch thuế.

Thứ hai là chèn ép âm thanh phản đối thương chiến trong quốc hội. Khoản thuế thu về hàng năm là quãng 100 tỏi trump, quá thừa để chi trả cho những chương trình như Obamacare. Tự nhiên có tiền từ trên trời rơi xuống thì các nghị sĩ đều vui vẻ.

Mục tiêu thứ ba là để tranh thủ gom phiếu tại các bang chiến trường trong bầu cử. Có sẵn tiền trong tay, mr trump mặc sức tài trợ cho nông dân và các ngành công nghiệp tại những bang cần tranh thủ. Chả thế mà dù chịu thiệt hại nặng nề trong thương chiến, nhưng trên 70% nông dân mĩ vẫn ủng hộ mr trump.

Mục tiêu thứ 4 rất đơn giản : giết gà dọa khỉ. Các nước khác thấy cương lên áp thuế chống đối mr trump sẽ phải chịu đòn nặng hơn, vậy thì tốt nhất là sớm kí FTA với mĩ. Tấm gương tiêu biểu là Hàn quốc, nước này nhanh chóng kí FTA với mr trump nên điều khoản khá dễ chịu.

Nhất tiễn hạ tứ điêu , mr trump không áp thuế với trung quốc mới là chuyện lạ. Vấn đề ở đây chỉ còn là làm thế nào để mọi người nhìn thấy chuyện áp thuế chỉ do thương chiến leo thang, hoàn toàn không phải chủ định của nước mĩ. Chính ở điểm này mr trump đã thực hiện 2 nước cờ xuất sắc. Chiêu thứ nhất là bắn tweet "Chiến tranh thương mại là tốt và dễ thắng". Dòng tweet này cho thấy mr trump duòng như khá chủ quan, quan trọng hơn là không chuẩn bị cho cuộc thương chiến lâu dài. Vậy là a tập sa hố luôn, ra sức lấy cứng đối cứng để chống chọi với nước mĩ. Thế là mr trump dần nâng mức áp thuế, khi trung quốc để cho đồng tiền mất giá thì mr trump đã thành công trong việc chụp mũ "quốc gia thao túng tiền tệ " cho trung quốc. Đây là bươc đi căn bản chuẩn bị cho " thỏa thuận Plaza 2.0".

Chiêu thứ 2 là mr trump tỏ ra rất nhẹ nhàng với a Ủn cho dù cuộc gặp thượng đỉnh tại Hà nội bị đổ bể. Thái độ như vậy khiến trung quốc cho rằng mr trump đang rất cần kết thúc thương chiến, vậy là trung quốc xé bỏ các điều đã thỏa thuận trước đây. Chỉ chờ có vậy, mr trump liền triển khai lộ trình áp thuế với toàn bộ số hàng nhập khẩu từ trung quốc. Áp thuế cả 550 tỏi USD, đồng thời sẵn sàng nâng mức thuế lên cao hơn, vậy là mr trump đã có nguồn tiền phong phú trong túi ngõ hầu tiếp tục thương chiến.

Media thì la toáng lên rằng thương chiến sẽ móc túi dân mĩ, thế nhưng sau 18 tháng áp thuế, chỉ số CPI của nước mĩ lại chỉ có giảm chứ không tăng. Điều đó càng khẳng định chính phía trung quốc mới là bên gánh chịu tiền thuế. Mặt khác, CPI giảm càng chứng tỏ các mặt hàng bị áp thuế cho tới giờ không động chạm tới tài khoản của người dân mĩ. Cái hay của biểu thuế là ở đó. Bởi sau khi áp thuế 250 tỏi USD, chỉ có 14% các mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giày dép mới bị đánh thuế. Nhưng nếu áp nốt 300 tỏi còn lại, toàn bộ những mặt hàng trên cùng hàng điện tử , điện thoại cũng bị dính thuế. Khi đó biểu thuế mới chính thức tác động tới CPI. Chính vì lẽ đó nên mr trump đành phải hoãn thời điểm áp dụng tới 15/12.

Việc hoãn áp thuế như vậy sẽ mang lại hiệu ứng phụ, đó là các công ty mĩ sẽ điên cuồng vay tiền ngân hàng mua dự trữ cất kho nhằm né thuế. Đồ rằng hàng tồn kho quí 4 của nước mĩ sẽ chiếm 1.2-1.5% GDP. Cộng thêm 1% chi tiêu chính phủ thì tăng trưởng GDP quí 4 của nước mĩ sẽ > 3%. Khi đó mr trump sẽ nổ như bom để bịt miệng các ý kiến chống đối.

trung quốc muốn kéo dài thương chiến để khiến mr trump vì lo ngại bầu cử mà phải xuống thang. Có điều mr trump không phải chỉ muốn giành được thắng lợi tượng trưng nào đó trong thương chiến mà nhằm tới mục tiêu xa hơn nhiều, đó là đè dí trung quốc để nới rộng khoảng cách với nước mĩ. Còn bầu cử thì sao? Có câu " cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền". Với đống tiền thuế thu được, mr trump mặc sức thi triển các thủ đoạn nhằm thu hút phiếu bầu. Do đó ông ta không ngại thương chiến kéo dài, không sợ trung quốc chống cự mà chỉ lo trung quốc nhún nhường không phản kháng như thời kì đầu của thương chiến.

Vì sao mr trump sẵn lòng kéo dài thương chiến? Bởi trung quốc đang lâm vào thời kì thấu chi chiến lược. Chính sách vành đai và con đường OBOR ( one belt one road) của trung quốc đòi hỏi khoản tài trợ hàng ngàn tỏi USD. Nay nếu trung quốc vì thiếu tiền mà dừng kế hoạch này thì coi như mặt quét rác, do đó bắt buộc phải thực thi tiếp. Có thể nói chính vì trung quốc triển khai OBOR nên mr trump mới yên tâm khai mào thương chiến.

mr trump triển khai thương chiến và kéo dài thì các công ty FDI sẽ càng phải tính bài rút khỏi trung quốc, qua đó khiến trung quốc phải tìm cách tạo việc làm cho hàng chục triệu người mất việc. Nếu thương chiến mà kết thúc quá nhanh, chính các công ty FDI cũng không cảm thấy có lí do rời khỏi trung quốc.Một khi đã ra đi thì chi phí tại Việt nam, Thái lan sẽ khiến khối FDI không muốn quay lại trung quốc nữa.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 và 13, trung quốc đã đầu tư cực lớn vào năng lực sản xuất , gây ra hiện tượng dư cung trên toàn thế giới. Với việc áp thuế này, mr trump đã khơi mào quá trình ngăn chặn hàng trung quốc, qua đó khiến khoản đầu tư hàng ngàn tỏi trump phải nằm đắp chiếu. Như thế không chỉ càng làm trầm trọng thêm căn bệnh thấu chi chiến lược, mà còn kìm hãm trung quốc ở trong bẫy thu nhập trung bình, khiến khoảng cách giữa trung quốc với Singapor, Hàn quốc ngày càng xa hơn nên càng tụt lại phía sau nước mĩ.

Nguy cơ lớn nhất hiện nay của trung quốc là khoản nợ xấu, đặc biệt nợ xấu của các tỉnh. trung quốc đang cần kìm hãm bất động sản để nền kinh tế tránh hạ cánh cứng. Thương chiến nổ ra, vì đảm bảo tăng trưởng GDP nên trung quốc lại phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế, càng khiến bong bóng phình to. Thương chiến mĩ trung càng kéo dài, áp lực bong bóng lên ngân hàng trung ương PBOC càng lớn. Nếu thống đốc Dịch Cương không xử lí tốt, tự phía trung quốc vỡ trận trước.Muốn đẩy trung quốc vào tình trạng như vậy, mr trump chỉ cần nhẹ nhàng kéo dài cuộc chiến.

Mr trump muốn tăng thuế càng nhiều càng tốt, thương chiến càng kéo dài càng tốt. Chính trung quốc mới là bên lo sợ thương chiến mĩ trung kéo dài.
 
bài dài quá thánh thuyloan1990 chắc cũng có căn cơ gõ phím 10 ngón tốc độ trên 100 ký tự /phút
 
Em chỉ đọc đoạn cuối của bác thôi cơ mà em thấy bác phân tích có phần đúng. Cái bong bóng nợ của tàu mà xử lý không tốt thì dễ... cụ đi chân lạnh toát lắm.
 
Bác có thể ghi nguồn ở đâu không ạ ?
Nếu bác có kênh youtube thì đỡ quá, nghe sẽ dễ chịu hơn. Cơ mà cũng không sao, có app đọc file pdf và word. Thanks.
 
Mỹ sử dụng 3 tiêu chuẩn để xác định một quốc gia thao túng tiền tệ: thặng dư tài khoản vãng lai trên 3% GDP; thặng dư thương mại với Mỹ trên 20 tỷ USD; can thiệp một chiều trên thị trường ngoại hối vượt 2% GDP trong 12 tháng.
Bác nói đúng, Mỹ nó muốn dán nhãn đó cho quốc gia nào là nó làm thôi, có thể TQ sẽ là nước đầu tiên bị dán nhãn sau 25 năm nay.
 
Nghe cũng thú vị, mang nặng hương vị thuyết âm mưu. Đặc điểm của thuyết âm mưu là đâu cần dẫn chứng, bằng chứng cụ thể, trông mặt bắt hình dong, nhìn mây nước trời trăng nhưng chém như thánh! giống kiểu ngồi trong trướng uống trà mà định mưu ngoài ngàn dặm...
nhưng mà nghe lại thấy có lý và hấp dẫn.
:D
 
Xâu chuổi các sự kiện. Chúng ta bỏ qua các yếu tố lâu nay vẫn định lượng cho nên kinh tế thế giới. Chúng ta sẽ thấy vàng kỹ thuật số nổi lên.
Btc, facebook phát hành tiền ảo, trung quốc sắp có đồng tiền riêng hợp pháp đối với họ. Nếu sự chuẩn bị này nhằm tránh Trung quốc giống như nhật bản ở Plaza
Có thể sẽ có phương thức thanh toán mới thông qua các đồng tiền kỹ thuật số. Cũng dễ hiểu nếu Btc lên 90 ngàn. Điều này thì chắc Trump khó đoán nổi
Nếu thật sự xảy ra phá giá tiền tệ phản ứng dây chuyền, Trung sẽ xuất ồ ạt hàng hóa sang các nước không phải Mỹ và liên minh tạo ra. Tiếp đó sẽ có cạnh tranh bảo hộ như các nước đua nhau phá giá đồng tiền.
Rất có thể sẽ là vênzuela của cả Thế giới. Khi mà tiền tính theo kg. Vàng thì khó mà lưu chuyển dễ dàng bằng Btc.
Kịch bản chiến tranh tiền tệ là kịch bản khủng hoảng đấy các bác ạ. Khủng hoảng chứ không phải suy thoái đâu
Btc và các đồng tiền kỹ thuật số sẽ phá vỡ các quy tắc hiện có của ngành tài chính, các ngân hàng sẽ buộc phải thay đổi. Kịch bản này rất tệ. Rất rất tệ
 
@thuyloan1990 bác cho hỏi các thông tin này bác tổng hợp như thế nào vậy? Mình rất thích đọc các thông tin như này. Cám ơn bác đã tạo ra group này cho anh em thưởng thức :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên