Nâng cấp công cụ Fibonacci - phần 2 : Dùng Fibo Retracement để tính Risk/Reward Ratio

Nâng cấp công cụ Fibonacci - phần 2 : Dùng Fibo Retracement để tính Risk/Reward Ratio

Nâng cấp công cụ Fibonacci - phần 2 : Dùng Fibo Retracement để tính Risk/Reward Ratio

Khánh Trình

Active Member
1,337
8,618
Trong bài viết trước, mình đã chia sẻ một tip rất hay của công cụ Fibonacci đó là hiển thị mức giá trên mức Fibo.

Bài viết lần này, mình sẽ tiếp tục với bài hướng dẫn dùng Fibo để tính Risk/Reward Ratio.

Tại sao Risk/Reward Ratio lại quan trọng?

Trader chúng ta đều hiểu rằng không bao giờ có cú trade nào là chắc thắng 100% cả. Càng trade lâu, bạn sẽ càng hiểu rằng tỉ lệ trade thắng khoảng 60% đã được gọi là "thánh nhân" trong thị trường forex rồi. Với một tỉ lệ thắng tương đối thấp như thế, làm sao để bạn biết chắc rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận lâu dài? Câu trả lời nằm ở Risk/Reward Ratio (RR Ratio) - dân trader việt mình thường hay gọi là tỉ lệ lời/lỗ. RR Ratio càng thấp thì khả năng kiếm lời càng cao. Ví dụ như bạn có một cú trade, bạn thấy rằng khả năng kiếm lời là 30 pips, khả năng lỗ là 10 pips nghĩa là RR Ratio = 1/3; ngon ăn quá rồi còn gì đúng không?

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về RR Ratio trong bài viết này.

Vậy tại sao mình lại dùng Fibonacci để tính RR Ratio?

Phần mềm MT4 hiện tại không có công cụ tính RR Ratio cho mỗi lệnh trade, hầu như các trader thông thường đều tính RR Ratio bằng cách "đo tay". Hình bên dưới sẽ mô tả cho các bạn vấn đề chúng ta hay gặp khi đo RR Ratio.

Cross hair stop loss Fibonacci RR Ratio.png

Mình ví dụ trong trường hợp này, mình dự định vào lệnh khi giá thực hiện một cú failed breakout sau khi giá vào vùng hỗ trợ xanh lam rồi bật ngược lại. Nếu dự định vào lệnh như chart bên trên, mình sẽ đặt stop loss ở mức giá thấp nhất trong vùng hỗ trợ (hình trên). Nhờ vào cross hair (bấm Ctrl + F), bạn sẽ tính được mốc stop loss khoảng 20 pips.

Cross hair take profit Fibonacci RR Ratio.png


Tương tự, như vậy mình cũng dùng tiếp Cross hair để tính khoảng take profit là 60 pips (mốc này được chọn vì tương đương với đỉnh con trend cũ - vùng kháng cự quan trọng), vậy là tự nhẩm ta có được RR Ratio = 20/60 = 1/3. Chart này trade ngon rồi nhá!

Cách này rất nhiều trader dùng, nhưng có nhược điểm lớn là mình phải tự tính RR Ratio và khi dùng Crosshair ta chỉ cần click chuột phát nữa là mất hết thông tin ta vừa xem.

Để khắc phục điều này, mình dùng Fibonacci để thay thế cho Crosshair như sau:

Fibonacci Default vs Fibonacci Risk Reward Ratio.png


Bên trái là Fibo mặc định, bên phải là Fibo RR Ratio. Fibo sau khi được thay đổi đã có thể hiển thị trực quan các khoảng stop loss, entry cũng như các mốc 1R, 2R, 3R ... (là các mốc take profit chúng ta chọn trước). Như trên chart ta đang xem, không cần dùng cross hair, ta cũng biết RR Ratio là 1/3 (vì mốc Take Profit của chúng ta ở mức 3R)

Sử dụng Fibo theo cách này sẽ đơn giản hoá bước tính toán RR Ratio cho anh em trader, không những thế khi kết hợp với mức giá hiển thị trên mốc Fibo, anh em có thể thiết lập các mức Take Profit, Stop Loss vừa nhanh lại vừa chính xác.

Hướng dẫn thay đổi thông số Fibonacci RR Ratio

Fibonacc Risk Reward Ratio thông số.png


Cách thay đổi thông số rất đơn giản.
  • Mốc level 0 tương đương với Stop Loss (viết tắt là SL)
  • Mốc level 0.5 là Entry (điểm vào lệnh).
  • Mốc level 1 là 1R (Take profit với RR = 1:1)
  • Mốc level 1.5 là 2R (Take profit với RR = 1:2)
  • Mốc level 2 là 3R (Take profit với RR = 1:3)
Cứ thế, bạn chỉ cần tịnh tiến mỗi mức level lên 0.5 từ level 0 trở đi, bạn sẽ có mức RR tương ứng.

Việc thay đổi thông số Fibo trong bài viết trên đây sẽ khiến cho Fibonacci Retracement mất đi chức năng ban đầu của nó. Điều này là không thể tránh khỏi nhưng nó còn phụ thuộc vào hệ thống giao dịch mà bạn chọn. Như với mình và hầu hết các trader dùng Price Action, Fibonacci chỉ đóng vai trò tham khảo, về lâu dài mình quan trọng RR Ratio hơn nên mình chọn cách biến đổi như trên.

Kết Luận

Qua 2 bài viết, các bạn đã biết được 2 tips rất hay của công cụ Fibonacci mà mình vừa chia sẻ. Các tips này sẽ hỗ trợ rất lớn cho anh em trader để giao dịch được thuận tiện và rõ ràng hơn, đặc biệt các tips này sẽ là công cụ đắc lực cho các short-term trader (trader ngắn hạn) vì họ thường yêu cầu công việc phải được thực hiện đơn giản nhưng có tính chính xác cực kì cao.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và ủng hộ bài viết của mình 2 kì vừa qua. Mình đang có kế hoạch viết về cách quản lý vốn, review sách và đặc biệt là chia sẻ về hệ thống mà mình đang giao dịch. Các bạn nhớ ủng hộ nhé!

Chúc các bạn thành công!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 904 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 181 Xem / 9 Trả lời
  • HoàngBĐS trong Chuyện bên lề 778 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên