Nếu bạn còn đang vất vả với việc chi tiêu, hãy học 4 cách đã giúp hàng triệu người này

Nếu bạn còn đang vất vả với việc chi tiêu, hãy học 4 cách đã giúp hàng triệu người này

Nếu bạn còn đang vất vả với việc chi tiêu, hãy học 4 cách đã giúp hàng triệu người này

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Tiết kiệm tiền hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Làm sao để cân bằng giữa việc kiếm tiền và tiêu tiền một cách tốt nhất? Một kế hoạch tiết kiệm hợp lý sẽ giúp chúng ta luôn ở thế chủ động khi có những chi tiêu phát sinh ngoài dự kiến.

Tỷ phú Bill Gates từng nói: "Nếu sinh ra trong nghèo khó, đó không phải lỗi của bạn. Nhưng nếu chết đi trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn".

Thực tế, xã hội có sự phân hóa giàu nghèo rất rõ ràng nhưng dù giàu hay nghèo mà chi tiêu hoang phí thì cũng sẽ chẳng bao giờ kiếm đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vậy nên việc tiết kiệm tiền hết sức quan trọng không chỉ đảm bảo cho cuộc sống ổn định mà còn đảm bảo cho tương lai lâu dài.

Tiết kiệm tiền, nói thì dễ nhưng làm thế nào để tiết kiệm thì mới khó. Không phải ai cũng biết cách tiết kiệm đúng cách và hiệu quả. Mà tiết kiệm là cả một nghệ thuật và đã được đúc kết thành nhiều phương pháp khác nhau.

Dưới đây là một số phương pháp tiết kiệm đơn giản và vô cùng hiệu quả, giúp bạn quản lý ngân sách một cách tốt nhất:

1. Thủ thuật Kakeibo


Kakeibo có nguồn gốc từ Nhật Bản, nói dễ hiểu thì đây là phương pháp dùng sổ tay để ghi chép lại mọi nguồn thu và nguồn chi của bạn và gia đình dựa trên hệ thống gồm bốn ví tiền: sinh hoạt (thực phẩm, đi lại, y tế) – nâng cao (ăn nhà hàng, shopping) – giải trí (sách vở, nhạc, phim) – phát sinh (ma chay, hiếu hỉ, sửa chữa).

Phương pháp này khuyến khích chúng ta chỉ nên rút số tiền cần chi tiêu cho bốn hạng mục trên và bỏ vào từng ví, còn số tiền tiết kiệm sẽ không rút ra mà để nguyên trong tài khoản.
Đến cuối tháng, chúng ta sẽ trả lời bốn câu hỏi phản hồi để đánh giá chi tiêu trong tháng vừa rồi:
  • Tháng này, bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm đề ra chưa?
  • Bạn đã tìm ra cách nào để tiết kiệm tiền vậy?
  • Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào hạng mục nào?
  • Bạn sẽ thay đổi điều gì vào tháng tới?
Cách dùng sổ Kakeibo:

3.jpg

B1: Kakeibo tạo động lực cho người sử dụng lên kế hoạch chi tiêu cho chính mình từ những ngày đầu tiên của tháng. Trước hết, bạn cần ghi lại thu nhập cá nhân và những khoản chi tiêu cố định mà chắc chắn bạn phải thanh toán (tiền thuê nhà, tiền điện nước, Internet, …). Điều này sẽ giúp bạn biết được số tiền mình có thể tiêu trong tháng này sẽ ở mức như thế nào.

B2: Xác định số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này. Hãy cố gắng không động vào số tiền này khi chi tiêu trong những tuần tiếp theo.

B3: Trong những trang tiếp theo của cuốn sổ, hãy ghi lại những chi tiêu của bạn theo bốn phân loại dưới đấy:
  • Thiết yếu: Những chi tiêu dành cho thực phẩm, dược phẩm, di chuyển, con trẻ
  • Có thể lựa chọn: Những chi tiêu dành cho đi cafe, nhà hàng, mua đồ ăn sẵn, mua sắm, (thuốc lá)
  • Văn hóa tinh thần: sách, nhạc, các buổi biểu diễn, xem phim, tạp chí
  • Ngoài dự kiến: Quà tặng, hiếu hỉ, sửa chữa.
B4: Xây dựng mục tiêu tài chính của tháng (Ví dụ: Bắt đầu tiết kiệm cho kỳ nghỉ hè).

B5: Xây dựng "cam kết" tài chính của tháng (Ví dụ: Giảm bớt lượng thuốc lá sử dụng trong tháng, tìm một cửa hàng cung cấp gas rẻ hơn).

B6: Vào cuối mỗi tháng, hãy ngồi xuống và bình tĩnh xem xét trận chiến giữa "con lợn tiết kiệm" và "con sói chi tiêu" của bạn. Nghĩa là hãy so sánh số tiền ban đầu bạn định ra cho chi tiêu của tháng và những gì bạn đã thực sự chi. Sự chênh lệch này chính là số tiền bạn tiết kiệm thêm được cho tháng đó (không kể tới khoản tiết kiệm được nhắc đến ở bước 2).

2. Phương pháp JARS


3.png

Phương pháp JARS thường được gọi là phương pháp 6 chiếc hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân như sau:
  • Tài khoản chi tiêu cần thiết: 55%
  • Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai: 10%
  • Tài khoản giáo dục: 10%
  • Tài khoản tự do tài chính: 10%
  • Tài khoản hưởng thụ: 10%
  • Tài khoản từ thiện: 5%
Mỗi khi có tiền (lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng hoặc bất kể nguồn thu nhập nào) bạn hãy chia khoản tiền này vào ngay 6 cái lọ. Việc này cần làm ngay để tạo thành thói quen.

Tài khoản tiết kiệm bạn có thể sử dụng cách tiết kiệm tiền lẻ (đút lợn), gửi ngân hàng hay mua vàng. Bạn có thể dành khoảng 5-10% quỹ dự phòng để tham gia bảo hiểm nhân thọ, dành 10% để đầu tư kinh doanh, gia tăng thu nhập để tăng tiền cho các tài khoản trên.

Nếu có thể, bạn hãy duy trì ít nhất 2 quỹ tiết kiệm là ngắn hạn và dài hạn để dành vào các mục đích khác nhau, tuyệt đối không chi tiêu vào tiền tiết kiệm.

3. Quy tắc 30 ngày


9.png

Tránh sự hài lòng tức thời là một trong những quy tắc quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Việc chờ 30 ngày để quyết định mua một món đồ yêu thích là một cách hiệu quả để thực hiện quy tắc đó.

Thông thường, khi 30 ngày trôi qua bạn sẽ tự nhận thấy rằng việc thôi thúc mua hàng cũng sẽ giảm đi nhiều lần, và đó là lúc bạn biết được rằng mình đã tiết kiệm được một khoản chi tiêu chỉ đơn giản bằng cách chờ đợi.

4. Quy tắc 10 giây


4.jpg

Bất cứ khi nào bạn lấy một món hàng và thêm nó vào giỏ hàng của mình hoặc mang nó đến quầy thanh toán, hãy dừng lại khoảng 10s để tự hỏi tại sao bạn lại mua món hàng đó và liệu bạn có thực sự cần nó hay không. Nếu như bạn không tìm thấy một câu trả lời thật sự thuyết phục, hãy đưa món đồ này trở lại. Quy tắc này giúp chúng ta không phải bỏ tiền ra để mua những vật dụng không cần thiết thường xuyên.

Có thể, nhiều người sẽ nghĩ những phương pháp này chẳng giúp tiết kiệm được bao nhiêu nhưng hãy nhớ rằng "tích tiểu thành đại".

Với nhiều người đặc biệt là người Nhật, tiêu tiền không phải là để thỏa mãn "ham muốn" mà đó là quá trình bạn học được cách chiến thắng những "ham muốn" của chính mình.

Vậy nên, họ hạnh phúc nhất không phải khi kiếm được nhiều tiền nhất, mà là khi nhìn thấy sự tiết kiệm của mình được duy trì và trở nên hiệu quả hơn theo thời gian. Tiết kiệm mới là thứ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn chứ không phải kiếm được thật nhiều tiền.
Nguồn Cafef
Xem thêm:
>>Nếu bạn bè của bạn không nói về tiền bạc, hãy tìm bạn mới
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo tôi, quy tắc 10 giây là quy tắc tốt nhất. Lý do là chúng ta đang mua rất nhiều thứ không cần thiết vì thời điểm này. Chúng ta cần suy nghĩ trước khi kiểm tra xem chúng ta có cần sản phẩm này hay không. Quy tắc này sẽ giúp bạn và giúp điều chỉnh lối sống của bạn.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 48 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên