Nếu ví thị trường là "thủy triều" thì mặt trăng sẽ khiến loại "thủy triều" này lên xuống ra sao?

Nếu ví thị trường là "thủy triều" thì mặt trăng sẽ khiến loại "thủy triều" này lên xuống ra sao?

Nếu ví thị trường là "thủy triều" thì mặt trăng sẽ khiến loại "thủy triều" này lên xuống ra sao?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,292
32,443
Xin chào cả nhà!

Từ lâu con người chúng ta đã xem mối liên hệ giữa mặt trăng với cuộc sống và hành vi của mình như là một sự liên kết huyền bí, một hiện tượng siêu nhiên, nhưng đối với nhiều người, đó lại là một điều hoàn toàn thuộc về khoa học. Sự ảnh hưởng của mặt trăng đến thủy triều đã được ghi nhận rõ ràng và nó còn được cho là có tác động tương tự đến con người chúng ta, ảnh hưởng đến mọi thứ từ giấc ngủ đến tâm trạng. Với suy nghĩ này, trong những năm qua, nhiều nhà phân tích thị trường đã nghiên cứu mối liên hệ giữa chu kỳ mặt trăng và sự biến động của các thị trường lớn.

Chu kỳ mặt trăng là gì?


Chu kỳ mặt trăng được định nghĩa là khoảng thời gian từ trăng non này đến trăng non khác, còn gọi là chu kỳ giao hội, kéo dài trong vòng 29,5 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: trăng non, trăng lưỡi liềm đầu tiên, trăng tròn, trăng lưỡi liềm cuối cùng.

Mat-trang-se-khien-thi truong-len-xuong-ra-sao-TraderViet1.jpg


Chúng ta không thể thực sự nhìn thấy mặt trăng ở giai đoạn trăng non vì vị trí của nó nằm giữa trái đất và mặt trời. Tại thời điểm này, độ sáng của mặt trời sẽ lấn át độ sáng của trăng non. Khi mặt trăng nằm chính xác ngay trước mặt trời, chúng ta sẽ gặp hiện tượng nhật thực.

Sau đó, mặt trăng tiếp tục quay quanh trái đất, chúng ta mới bắt đầu nhìn thấy nó nhiều hơn mỗi ngày, cho đến khi gặp được trăng lưỡi liềm - là lúc chỉ có một nửa mặt trăng được chiếu sáng, hay còn gọi là mặt trăng quý.

Qua giai đoạn trăng lưỡi liềm, hình dạng mặt trăng bắt đầu tròn hơn và dần dần phát triển mỗi ngày cho đến khi đi được nửa vòng theo chu kỳ mặt trăng, chúng ta sẽ thấy trăng tròn. Tại thời điểm này, trái đất nằm giữa mặt trời và mặt trăng, thắp sáng đầy đủ để chúng ta nhìn thấy một mặt trăng nguyên vẹn.

Trong nửa cuối của chu kỳ mặt trăng, chúng ta sẽ thấy trăng khuyết dần. Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện một lần nữa ở giai đoạn 3/4 trước khi quay trở lại giai đoạn trăng non.

Chu kỳ mặt trăng ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?


Theo truyền thống, khoảng thời gian trước và sau giai đoạn trăng non 7 ngày thường gắn liền với sự lạc quan và sự gia tăng năng lượng. Trong khi đó, khoảng thời gian trước và sau giai đoạn trăng tròn 7 ngày lại gắn liền với sự bi quan và sự sụt giảm năng lượng. Nếu kết nối góc nhìn này vào thị trường tài chính thì điều này có nghĩa là các hành động mới sẽ được thực hiện quanh giai đoạn trăng non, chẳng hạn như bắt đầu mở các vị thế mới. Còn các hành động như đóng lệnh sẽ được thực hiện vào giai đoạn trăng tròn.

Mat-trang-se-khien-thi truong-len-xuong-ra-sao-TraderViet2.jpg


Vài năm trước, RBS đã công bố một nghiên cứu về chu kỳ mặt trăng ( “Sheer Lunacy Staring At The Heavens”) để kiểm tra tác động của chúng và đưa ra một số kết luận khá thú vị. Nghiên cứu của họ cho thấy bạn sẽ có xu hướng mua chỉ số S&P vào giai đoạn trăng non và bán chúng vào giai đoạn trăng tròn. Giả sử bạn đầu tư từ năm 1928 - 2010, bạn sẽ biến số tiền ký quỹ ban đầu là £1.000 thành £1.502.689, so với £63.846 chỉ bằng cách sử dụng chiến lược mua và nắm giữ.

Một nghiên cứu khác cũng khai thác vào vấn đề này là nghiên cứu của trường Đại học Michigan Business School được thực hiện bởi Ilia Dichev và Troy Janes. Nghiên cứu này khảo sát xu hướng của thị trường chứng khoán trong 100 năm trong mối quan hệ với các giai đoạn của mặt trăng. Nghiên cứu kết luận rằng: "Lợi nhuận trong 15 ngày xung quanh giai đoạn trăng non gần như gấp đôi lợi nhuận trong 15 ngày xung quanh giai đoạn trăng tròn. Mô hình lợi nhuận này rất phổ biến: Chúng ta có thể thấy nó trên tất cả các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ trong hơn 100 năm qua và trên gần như tất cả các chỉ số chứng khoán chính của 24 quốc gia khác trong 30 năm qua."

Các ngày trăng non trên thị trường S&P trong năm 2017


Mat-trang-se-khien-thi truong-len-xuong-ra-sao-TraderViet3.png


Trong biểu đồ trên, có các đường màu đỏ đánh dấu cho mỗi ngày trăng non của năm 2017 trên thị trường S&P. Như các bạn có thể thấy, có rất nhiều lần thị trường đảo chiều mạnh mẽ vào những ngày xung quanh giai đoạn trăng non (mặc dù không phải lần nào cũng vậy).

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần nhớ là chẳng bao giờ có hệ thống nào có thể cho tín hiệu chính xác 100%. Nhưng khi biết được quy luật hay xảy ra với xác suất cao như thế này, biết đâu bạn sẽ tìm được hướng đi tiếp theo của thị trường thì sao?

Nguồn: orbex.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,926 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 878 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,238 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 369 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên