Nguy cơ nào cho một cuộc khủng hoảng “đình lạm” trong tình hình hiện tại

Nguy cơ nào cho một cuộc khủng hoảng “đình lạm” trong tình hình hiện tại

Nguy cơ nào cho một cuộc khủng hoảng “đình lạm” trong tình hình hiện tại

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,114
29,770
Trong một bài viết cảnh báo về nguy cơ lạm phát sẽ chuyển vào vàng khi mà các NHTW liên tục in tiền, bạn @D.Richard có nói về khả năng xuất hiện ‘Stagflation’ thay vì chỉ ‘Inflation’, và trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu góc nhìn của các chuyên gia tại ING về khả năng này.

Xem thêm: >> Kịch bản 'lạm phát tăng vọt' và số phận của Vàng (Phần 1)

Stagflation (Lạm phát đình đốn/ Đình lạm) là sự kết hợp của tăng trưởng kinh tế rất yếu hoặc thậm chí là âm cùng với việc giá cả tăng nhanh và liên tục. Điều này đã được nhìn thấy lần cuối vào những năm 1970 tại các thị trường phát triển bởi giá dầu tăng do thiếu cung và các lập trường của NHTW.

Vào thời điểm đó, nó được coi là một điều khủng khiếp. Các hộ gia đình thấy giá trị các khoản tiết kiệm của họ giảm liên tục do lạm phát cao - mặc dù chỉ giới hạn ở mức cao 1 con số hoặc mức thấp 2 con số chứ không phải là siêu lạm phát như những năm 1930. Điển hình là Mỹ với mức lạm phát cao nhất vào năm 1974 là 12.5% và năm 1980 là 15%.

Điều đáng chú ý nhất về tăng trưởng trong giai đoạn này là nó không quá yếu theo các tiêu chuẩn ngày nay. Mặc dù sự sự yếu kém này kết hợp với lạm phát cao cuối cùng đã dẫn đến suy thoái năm 1975 và giữa năm 1980-1982. Tuy nhiên ở trước và sau thời kỳ suy thoái này, tăng trưởng kinh tế là rất mạnh mẽ, thường vượt qua 6%.

6.png

Đã rất lâu kể từ khi lạm phát phản ứng với sự tăng trưởng mạnh mẽ

Một chút lạm phát sẽ là rất tốt nếu chúng ta kiểm soát được nó


Do đó, bạn có thể lập luận rằng một chút lạm phát đình đốn theo phong cách thập niên 70s có thể là một sự đánh đổi xứng đáng cho những gì chúng ta có ở hiện tại. Tăng trưởng cuối cùng cũng sẽ phục hồi sau đợt bùng phát #Covid-19 và sau các biện pháp phong tỏa liên quan. Và với những vấn đề đang tồn tại ở mảng cung, một số đột biến về giá rất có thể xảy ra khi kinh tế hồi phục. Tiếp theo đó tiền lương sẽ tăng lên, dẫn đến một vòng xoáy tăng giá, rồi các công ty lại tăng giá một lần nữa đề duy trì tỷ suất lợi nhuận. Thậm chí, một số người còn cho rằng lạm phát tăng có thể lên mức 4% trong một thập kỷ hoặc lâu hơn, và xóa bỏ một tỷ lệ nợ nhất định được tạo ra trong đại dịch này.

Đúng, một chút lạm phát cao hơn chắc chắn sẽ giúp “làm xẹp” các khoản nợ nếu chúng được tạo ra. ING cũng lưu ý rằng sự tăng giá dầu gần đây khi OPEC+ thắt chặt cung đang khá giống với những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, lạm phát đình đốn đòi hỏi một cơ chế cho phép đẩy tiền lương lên cao hơn đồng thời với việc gia tăng của giá cả. Điểm mấu chốt chính là lạm phát đình đốn đòi hỏi chi phí tiền lương tăng liên tục theo đường xoắn ốc, nhưng các cơ chế từng cho phép điều này xảy ra đơn giản là không còn tồn tại trong thế giới hiện tại nữa.

7.jpg


Không có cơ chế = không có lạm phát đình đốn


Dưới đây là tất cả các lý do tại sao cơ chế thúc đẩy tiền lương không còn tồn tại ở hiện tại và không có khả năng quay trở lại cuộc sống của chúng ta:
  • Sự sụp đổ của hợp tác xã/ lao động tập thể;
  • Sụt giảm trong sản xuất và tăng trưởng trong dịch vụ;
  • Giảm kỹ năng đặc thù của các công ty;
  • Gia tăng sự thay thế lao động (robot/tự động hóa);
Vậy còn chính sách bảo hộ thì sao? Liệu chúng ta có thể thấy một số sự phục hồi trong lạm phát do sự đảo ngược của toàn cầu hóa?

Sau #covid-19, chúng ta có thể chứng kiến sự thay đổi về chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, chúng ta đang ở thời kỳ sản lượng dư thừa, do đó, mức độ của sự thay đổi có thể là khá nhỏ.
-----

Tóm lại, bài viết cho rằng kịch bản lạm phát đình đốn là rất khó xảy ra bởi nó thiếu đi một cơ chế thúc đẩy quan trọng, tuy nhiên, nguy cơ lạm phát cao thì không nên bị loại bỏ khi mà các NHTW trên thế giới vẫn đang liên tục in tiền…

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 406 Xem / 24 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,476 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,097 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên